9X mắc ung thư về quê mở lớp học miễn phí ở Đắk Lắk
Chống chọi với những cơn đau vì căn bệnh ung thư đại tràng, điều giúp Nguyễn Công Nội trở nên mạnh mẽ hơn là những học trò nhỏ của mình.
Những ngày này, Nguyễn Công Nội (27 tuổi, Đắk Lắk) đang phải trải qua nhiều đợt hóa trị để điều trị ung thư. Cơ thể anh yếu đi vì những cơn đau dày vò.
Nằm trên giường bệnh, điều anh nhắc đến nhiều nhất không phải sức khỏe của bản thân mà chính là nỗi trăn trở về những học trò bé nhỏ trong lớp học có tên “Vui Vẻ”.
“Bệnh của mình tái phát được một thời gian rồi. Lúc trước mình chọn điều trị bằng phương pháp tự nhiên, nó khiến mình bớt đau đớn và quan trọng nhất là cho mình có nhiều cơ hội được đứng lớp dạy các em”, anh nói với Zing.vn.
Đang sống chung với căn bệnh ung thư quái ác, niềm hạnh phúc và động lực lớn nhất đối với Công Nội chính là những học trò của mình.
“Lớp học vui vẻ” đầy tiếng cười của thầy giáo mắc ung thư.
Ước mơ về ngôi trường cầu vồng
Năm 2016, rời vị trí quản lý của một công ty tư nhân, với số tiền tích góp được, Nguyễn Công Nội mở công ty kinh doanh riêng. Nhưng anh bất ngờ bị chẩn đoán mắc ung thư đại tràng giai đoạn cuối khi mới 24 tuổi.
Sức khỏe suy kiệt sau những ngày phẫu thuật rồi hóa trị, 9X phải gác lại những dự định dang dở, về quê ở thôn Nam Tân, xã Cư Kpô, huyện Krông Búk (Đắk Lắk).
Nhìn những đứa trẻ ở quê nhà nghèo khó không được học hành, Công Nội bắt đầu hành trình “gieo con chữ” của mình. Đầu năm 2017, anh mở lớp học miễn phí, dạy tiếng Anh cho các em nhỏ.
Từ chục học sinh ban đầu, lớp dần mở rộng lên, có cả những em nhỏ từ thôn khác nghe tiếng thầy Nội dạy hay tìm đến xin học.
Video đang HOT
Nhìn những học trò hạnh phúc là niềm vui lớn nhất của Nguyễn Công Nội.
Những món quà handmade các em làm tặng, những cái cây học trò đưa đến lớp, không biết bao nhiêu buổi học làm bánh, cùng tắm mưa, trồng cây, cắm trại thâu đêm, khi các em khoe điểm cao đều khiến anh nở nụ cười khi nhớ tới.
Hạnh phúc của anh là được nhìn các em vui vẻ.
“Ngoài những cơn đau kéo đến, thứ khiến mình lo nghĩ nhiều nhất là lúc học trò đông quá, dạy không xuể. Những ngày tổ chức chương trình cho các em vì không có đủ kinh phí nên thầy trò chỉ đành chiên bánh chuối, chiên khoai”, anh nói.
Bạn bè, gia đình hết lòng ủng hộ anh. Người quen góp cho những quyển sách cũ với giá rẻ để anh lập thư viện nhỏ cho các em. Những khi Công Nội tổ chức hoạt động cho học trò, mọi người cũng đến quyên góp.
Suốt hơn 2 năm dạy học, ngày nào với Công Nội cũng là ngày vui, đầy những kỷ niệm.
Anh luôn mong có đủ sức khỏe để có thể xây dựng một ngôi trường cầu vồng, có những lớp học vui vẻ nằm trên ngọn đồi hạnh phúc ngập tràn hoa hướng dương. Đó sẽ là nơi gieo những hạt mầm tử tế cho cuộc đời.
“Giá như nhận ra giá trị cuộc sống sớm hơn”
Từng làm quản lý công ty lớn, mở công ty riêng nhưng biến cố đã cuốn đi những thứ chàng trai quê Đắk Lắk từng cố công gây dựng.
Những năm về quê, dạy các em nhỏ giúp anh nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống.
Với thầy giáo 9X, giá trị cuộc sống là những điều bình dị.
Tiền không đủ để trang trải phí chữa bệnh, phải nhờ mọi người hỗ trợ, không dám hẹn ngày trả lại nhưng vẫn dành tiền cho lớp học, cũng có khi Công Nội bị nói “bao đồng”.
“Nhưng chỉ cần nhìn thấy các em vui và tiến bộ mỗi ngày, mình không còn đủ tâm trí nghĩ tới chuyện bản thân có bao đồng hay không nữa rồi”, anh nói.
“Được nhìn các em nhỏ vui cười, được kề bên ba mẹ, được trồng cây, làm vườn là khoảng thời gian hạnh phúc nhất cuộc đời mình. Giá như mình nhận ra giá trị của cuộc sống này sớm hơn”, Công Nội giãi bày.
Theo Zing
TP.HCM: Đẩy mạnh dạy học chương trình tiếng Anh tăng cường trong các trường trung học
Sở GD&ĐT TP.HCM vừa có văn bản về hướng dẫn tổ chức dạy học tiếng Anh tăng cường trong các trường trung học trên địa bàn từ năm học 2019-2020
Ảnh minh họa
Theo đó, về thời lượng và nội dung dạy học chương trình tiếng Anh tăng cường, Sở lưu ý các trường tổ chức cho học sinh học tiếng Anh 8 tiết/tuần, trong đó bao gồm tiết dành cho chương trình chính khoá và tiết dành cho chương trình tiếng Anh tăng cường.
Việc thực hiện nội dung dạy học theo chương trình chính khóa theo hướng đảm bảo tính liên thông của chương trình tiếng Anh tăng cường cấp tiểu học (cho cấp THCS) và THCS (cho cấp THPT). Tạo điều kiện để giáo viên, học sinh dành thời gian cho các nội dung luyện tập, nâng cao, tạo thêm điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình tiếng Anh tăng cường;
Việc thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn tiếng Anh trong chương trình tiếng Anh tăng cường tập trung vào những nhóm nội dung chính sau:
Triển khai nội dung giảng dạy theo chuẩn kiến thức kỹ năng chương trình giáo dục phổ thông do Bộ GD&ĐT hiện hành; tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018 ban hành tại Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT.
Rà soát, tóm lược những nội dung trùng lặp, đã có trong chương trình, chuẩn kiến thức và kỹ năng của lớp dưới. Dành thời lượng cho các nội dung nâng cao hoặc sử dụng để luyện tập, củng cố, hướng dẫn thực hành cho HS theo quan điểm đồng tâm định hướng phát triển năng lực người học.
Bổ sung nâng cao những nội dung, bài tập, câu hỏi có yêu cầu vận dụng kiến thức, nâng cao kỹ năng theo hướng tiếp cận đáp ứng được các chuẩn quốc tế, phù hợp với đặc thù Việt Nam.
Đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế.
Về đội ngũ giáo viên thực hiện chức năng tăng cường:Giáo viên Việt Nam giảng dạy chương trình tiếng Anh tăng cường phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn: giáo viên phải đạt bậc 5/6 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc, đối với cấp THCS (tối thiểu phải đạt được B2 ) hoặc tương đương trở lên.
Cơ sở giáo dục không có giáo viên Việt Nam đủ điều kiện thực hiện chương trình tiếng Anh tăng cường có thể thực hiện hợp đồng thỉnh giảng với các giáo viên đủ điều kiện của trường khác để thực hiện chương trình tiếng Anh tăng cường.
Trong quá trình thực hiện, nhà trường có thể sử dụng giáo viên người nước ngoài (giáo viên bản ngữ) thực hiện chương trình tiếng Anh tăng cường từ 1 đến 2 tiết/tuần hoặc toàn bộ chương trình tiếng Anh tăng cường, với các điều kiện sau:
Các trường dùng một phần kinh phí thu từ học phí tiếng Anh tăng cường trong việc chi trả cho giáo viên người nước ngoài. Nếu cần huy động đóng góp từ phụ huynh, phải có sự đồng thuận, tự nguyện tuyệt đối của phụ huynh.
Trong suốt giờ giáo viên người nước ngoài giảng dạy phải có giáo viên tiếng Anh phụ trách lớp cùng tham gia đồng giảng
Giáo viên người nước ngoài tham gia giảng dạy với giáo viên tiếng Anh THCS, THPT và phải dạy theo tài liệu đang sử dụng tại trường đã được Bộ GD&ĐT và Sở cho phép.
Nhà trường chỉ sử dụng giáo viên người nước ngoài dựa trên danh sách đã đăng ký trên trang web của Sở. Đối với chương trình tiếng Anh tăng cường, giáo viên người nước ngoài phải có bằng cấp sư phạm chính quy, không sử dụng giáo viên chỉ có các chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh...
Thảo Nguyên
Theo GDTĐ
Lan tỏa "Tiếng Anh cộng đồng" Năm 2015, lần đầu Trường đại học Tây Bắc tổ chức chương trình tình nguyện dạy "Tiếng Anh cộng đồng" trong khuôn khổ một đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổng kết chương trình lớp học năm đó, trường đã nhận được sự phản hồi tích cực, nhất là từ những người học. Lớp học "Tiếng Anh cộng đồng" tại...