9X làm nhân viên chính thức, thu nhập nghìn đô từ khi đang học đại học
Không chỉ là một trong những ‘bóng hồng’ đầu tiên của chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm Trường ĐH FPT campus Đà Nẵng, Nguyễn Huỳnh Hoài My còn được nhắc tới với bảng thành tích vàng, truyền động lực cho nhiều thế hệ sinh viên tại ngôi trường này.
Cuối năm 2013, khi mà bạn bè đồng trang lứa đang loay hoay giữa đồ án tốt nghiệp, tìm kiếm công việc sau khi ra trường thì Hoài My đã trở thành nhân viên chính thức tại FPT Software và chuẩn bị cho chuyến “onsite” đầu tiên tại Mỹ. Trong đoàn nhân viên chọn lọc gắt gao năm đó, My là thành viên trẻ tuổi nhất nhưng lại đảm nhiệm vị trí vốn chỉ dành cho những nhân sự giàu kinh nghiệm chuyên môn và có năng lực “chinh chiến” ở nước bạn với sức ép công việc lớn.
Mỗi khi nhắc tới chuyện này, My đều cho rằng đó là thành quả của hai yếu tố: may mắn và phù hợp. Những kiến thức chuyên ngành, kỹ năng ngoại ngữ, khả năng giao tiếp và những trải nghiệm sống được ĐH FPT trang bị đã giúp cô nữ sinh năm nào có thể tự tin chinh phục được nhà tuyển dụng.
Khi đi onsite, nhân sự được cử đi sẽ được nhận hai lần lương: vừa được nhận lương như khi làm việc ở nhà, đồng thời nhận thêm trợ cấp onsite khoảng 1.500 USD/tháng
“Lợi thế lớn của mình lúc đó là am hiểu kỹ thuật phần mềm, thành thạo tiếng Anh và kỹ năng mềm. Trong ngành kỹ thuật, rất nhiều bạn rơi vào tình huống bất lợi khi chỉ trau dồi kiến thức, trong khi những yếu tố khác như giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình, hay xa hơn nữa là kiến thức về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng (business domain) cũng quan trọng không kém. Vậy nên mình hy vọng các bạn trẻ chú ý học hỏi, trau dồi song song những yếu tố đấy nữa”, My chia sẻ.
Trong thời gian làm việc nơi xứ người, điều khiến My tự hào hơn cả là sự tin tưởng và trọng dụng của khách hàng, đối tác. Vừa chân ướt chân ráo rời ghế nhà trường, sự động viên của khách hàng, nhất là ở thị trường khá khó tính như Mỹ rằng cô “vượt qua mong đợi” của họ là nguồn cổ vũ rất lớn để My tự tin tiến tiếp trên con đường sự nghiệp của mình.
Cùng thời điểm nhưng My phải “cân” một khối lượng công việc khá lớn: Xoay sở với lịch học trên trường, chuẩn bị đồ án tốt nghiệp, đảm bảo được chất lượng và tiến độ công việc. Cô bạn vẫn hoàn thành xuất sắc đồ án đạt loại Giỏi và giữ vững phong độ ở công ty
Trong suốt 5 năm sau đó, Hoài My liên tục gặt hái thành công trong các dự án với khách hàng đến từ Mỹ, Singapore, Úc… My cho rằng, những kiến thức học được ở ĐH FPT là điều kiện để cô dễ dàng “bắt sóng” với đồng nghiệp, khách hàng và nhanh chóng thích nghi với cuộc sống một mình ở đất nước xa lạ. Kinh nghiệm từ những “bài tập nhóm như dự án thật” và cả kỳ OJT (thực tập doanh nghiệp) từ rất sớm trong quá trình học cũng giúp My rút ngắn thời gian thích ứng với công việc yêu cầu cường độ cao như vậy.
“Làm việc trong lĩnh vực mà kiến thức chuyên môn thay đổi từng ngày như IT thì kỹ năng quan trọng nhất chính là tư duy phản biện, tư duy giải pháp và khả năng tự học. Những kỹ năng này được hình thành từ môi trường đại học ở FPT và vẫn tiếp tục được rèn luyện trong cuộc sống, công việc hiện tại của mình”, My nói.
Hoài My đạt chứng chỉ AWS Certified Solutions Architect – Professional với điểm số 77%
Năm 2017, Hoài My trở thành nữ cán bộ Phần mềm đầu tiên tại FPT Software đạt chứng chỉ AWS Certified Solutions Architect – Professional được cấp bởi AWS (Amazon Web Services) dành cho các cá nhân có kỹ năng chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dạn trong việc thiết kế kiến trúc hệ thống và các ứng dụng phân tán trên AWS platform.
Video đang HOT
Từ cuối năm 2019, My chuyển sang đảm nhận vị trí Solutions Architect tại Amazon Web Services (AWS) Việt Nam và được vinh danh Nhân viên mới Xuất sắc cấp Châu Á – Thái Bình Dương năm 2020.
Điện toán đám mây trên một hệ thống khác ngoài AWS, Big data, Trí tuệ nhân tạo… là những thử thách sắp tới mà Hoài My muốn chinh phục
Nói về hành trình không ngừng học hỏi, cô kỹ sư phần mềm khẳng định: “Việc thi chứng chỉ mang ý nghĩa rèn luyện và thử thách bản thân nên mình sẽ tiếp tục học, chinh phục kiến thức mới tùy theo yêu cầu công việc và định hướng chuyên ngành của bản thân. Điều thú vị nhất của ngành công nghệ là kiến thức biến đổi từng ngày và mình hoàn toàn có thể học cả đời không hết”.
Trong thời gian tới, Hoài My mong muốn có thể tiếp tục học hỏi, trau dồi chuyên sâu kỹ thuật để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo, cũng như hỗ trợ khách hàng thực hiện được mục tiêu của họ bằng công nghệ.
Những yếu tố cân nhắc khi tham gia chương trình Tiếng Anh Tích hợp
Được triển khai tại TP Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến nay theo Quyết định số 5695/QĐ-UBND ngày 20/11/2014 của Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh, chương trình Tiếng Anh Tích hợp (TATH) đã nhận được nhiều phản hồi tích cực về chất lượng và hiệu quả, trở thành một chương trình giáo dục uy tín được rất nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm.
Học sinh tham gia chương trình TATH có được sự tiến bộ rõ rệt về năng lực ngoại ngữ, đặc biệt trong giao tiếp và sử dụng tiếng Anh cho các mục đích học tập.
Khác với các chương trình đào tạo tiếng Anh thông thường chỉ tập trung vào kỹ năng ngoại ngữ, học sinh tham gia chương trình TATH được học các bộ môn Toán và Khoa học bằng tiếng Anh, với các nội dung và chủ đề học tập phong phú và đa dạng, đáp ứng các tiêu chuẩn của một chương trình giáo dục phổ thông quốc tế. Học sinh không chỉ được nâng cao khả năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ mà còn được trau dồi các kiến thức và năng lực của các bộ môn Toán và Khoa học, qua đó học được nhiều kỹ năng chuyên môn hữu ích của các bộ môn này và các phương pháp làm khoa học, làm việc nhóm...
Dù nhận được sự quan tâm lớn của phụ huynh và học sinh, nhiều phụ huynh vẫn chưa biết học sinh cần đáp ứng những điều kiện đầu vào nào để có thể tham gia chương trình TATH và sau khi hoàn thành chương trình các em sẽ đáp ứng các chuẩn đầu ra của Việt Nam và quốc tế ra sao.
Điều kiện đầu vào của chương trình Tiếng Anh Tích hợp
Chương trình TATH được triển khai ở ba cấp phổ thông: Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Khi tham gia chương trình, học sinh được học các bộ môn Toán, Khoa học và Tiếng Anh bằng tiếng Anh với giáo viên nước ngoài. Việc tương tác với các giáo viên nước ngoài xuyên suốt quá trình học giúp các em nâng cao năng lực ngoại ngữ, xây dựng phản xạ tiếng Anh một cách tự nhiên, biến ngoại ngữ trở thành một công cụ học tập đắc lực. Để đáp ứng mục tiêu này, các học sinh tham gia chương trình TATH cần đảm bảo một số điều kiện đầu vào nhất định như sau:
- Học sinh bắt đầu tham gia chương trình ở cấp tiểu học (lớp 1) không cần tham gia khảo sát đầu vào.
- Học sinh bắt đầu tham gia chương trình ở cấp Trung học cơ sở (đầu lớp 6) cần hoàn thành chương trình TATH cấp tiểu học hoặc đáp ứng một trong các yêu cầu về năng lực ngoại ngữ sau đây:
Theo hệ thống Pearson English: học sinh cần có chứng chỉ PTE cấp độ Quickmarch (Pass - số sao tối thiểu 3/5 sao).
Theo hệ thống Cambridge English: học sinh cần có chứng chỉ Flyer (số khiên tối thiểu 12/15 khiên).
Theo hệ thống ETS: học sinh cần có chứng chỉ TOEFL Primary bậc 2 với số huy hiệu tối thiểu là 3/4 huy hiệu (TOEFL Primary, Step 2, 3 badges).
Học sinh cần được đánh giá đạt bài khảo sát năng lực tiếng Anh đầu vào của chương trình (Placement test).
- Học sinh bắt đầu tham gia chương trình ở cấp Trung học phổ thông (đầu lớp 10) cần đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:
Học sinh đã hoàn thành chương trình TATH cấp Trung học cơ sở, đăng ký 2 nguyện vọng chương trình TATH (nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2) được xét tuyển căn cứ vào điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 và điểm trung bình của chương trình TATH cấp Trung học cơ sở.
Học sinh không tham gia chương trình TATH cấp Trung học cơ sở phải tốt nghiệp Trung học cơ sở từ loại Khá trở lên, tham gia dự tuyển lớp 10 Trung học cơ sở tại TP Hồ Chí Minh và dự thi môn Tiếng Anh Tích hợp, và đăng ký 2 nguyện vọng chương trình TATH (nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2). Các thí sinh được xét tuyển vào chương trình TATH dựa trên tổng điểm của 4 môn Ngữ văn, Ngoại ngữ, Toán và Tiếng Anh Tích hợp.
- Ngoài ra, học sinh có mong muốn bắt đầu tham gia chương trình vào giữa cấp học (ví dụ đầu lớp 2, lớp 3...) cần thực hiện bài kiểm tra đánh giá năng lực đầu vào của EMG Education (đơn vị triển khai chương trình TATH). Bài kiểm tra này đánh giá năng lực ngoại ngữ và các kiến thức bằng tiếng Anh cũng như năng lực về các môn học trong chương trình TATH của học sinh nhằm đảm bảo các em có thể theo kịp tiến độ giảng dạy trong những năm còn lại của cấp học để có thể thi lấy chứng chỉ năng lực quốc tế khi kết thúc cấp học.
Một giờ học trong chương trình TATH của học sinh tiểu học tại TP Hồ Chí Minh
Chuẩn đầu ra của chương trình Tiếng Anh Tích hợp
Khi tham gia chương trình TATH, học sinh sẽ được đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng đầu ra của hai khung chương trình: khung chương trình giáo dục phổ thông quốc gia Việt Nam (khung chương trình quốc gia) và khung chương trình giáo dục chuẩn quốc tế (khung chương trình quốc tế) được xây dựng dựa trên chuẩn năng lực phổ thông của một trong những hội đồng khảo thí uy tín nhất thế giới là Pearson Edexcel- Hội đồng Khảo thí lớn nhất Vương quốc Anh. Do khung chương trình được tích hợp giữa khung chương trình quốc gia và khung chương trình quốc tế, học sinh đạt được tổng hòa các kiến thức và kỹ năng của cả hai khung chương trình.
Học sinh sau khi hoàn thành mỗi cấp học sẽ có cơ hội thi để lấy chứng chỉ năng lực phổ thông của cả hai chương trình. Học sinh được đánh giá tốt nghiệp theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo để nhận bằng tốt nghiệp cho mỗi cấp học.
Ngoài ra, học sinh sẽ có cơ hội dự thi để lấy các chứng chỉ quốc tế tương ứng cho mỗi cấp học, bao gồm chứng chỉ quốc tế Pearson Edexcel iPrimary khi kết thúc cấp tiểu học, chứng chỉ quốc tế Pearson Edexcel iLowerSecondary khi kết thúc cấp Trung học cơ sở và chứng chỉ quốc tế Pearson Edexcel IGCSE khi kết thúc cấp Trung học phổ thông.
Các chứng chỉ này thuộc bộ chứng chỉ năng lực phổ thông quốc tế của Tập đoàn Giáo dục Pearson. Đây là hội đồng khảo thí lớn nhất Vương quốc Anh, với hơn 150 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục quốc tế, và được thay mặt Bộ Giáo dục Anh tổ chức hơn 9 triệu bài thi hằng năm.
Các chứng chỉ iPrimary, iLowerSecondary và IGCSE của Pearson được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới, giúp mở ra cho học sinh của chương trình TATH nhiều cơ hội và lựa chọn cho con đường học tập tương lai.
Bên cạnh đó, cuối cấp Trung học phổ thông, học sinh của chương trình TATH có thể tham dự kỳ thi ACT - kỳ thi đầu vào đại học phổ biến nhất của Hoa Kỳ. Chuẩn năng lực tuyển sinh đại học ACT được công nhận bởi toàn bộ 100% các trường đại học tại Hoa Kỳ, trong đó có các trường đại học danh tiếng như Harvard, Yale, MIT,... cũng như rất nhiều trường đại học danh tiếng khác trên thế giới như Đại học Oxford, Đại học London, Đại học Manchester... (Anh), Đại học Monash, Đại học Sydney, Đại học RMIT... (Úc), Đại học McGill, Đại học Toronto, Đại học Victoria... (Canada), Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Quản lý Singapore, Đại học Yale-NUS... (Singapore) cùng nhiều trường đại học trên nhiều quốc gia trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, học sinh có chứng chỉ ACT được ưu tiên xét tuyển vào các trường Đại học trong đó có: Đại học Quốc gia Hà Nội (bao gồm 7 trường thành viên), Học viện Tài chính, Đại học Thương mại, Đại học Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Dược Hà Nội, Khoa Y- Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh; Các trường: Đại học Quốc tế, Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Bách Khoa, Đại học Kinh tế -Luật thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại thương - cơ sở 2, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn... Ngoài ra, trong quá trình theo học chương trình TATH, học sinh có thể đăng ký dự thi các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế thông dụng như PTE Academic, PTE General, PTE Young Learners...
Học sinh chương trình TATH tham dự lễ tốt nghiệp và trao chứng chỉ năng lực quốc tế của Pearson
Thực tế triển khai chương trình TATH trong những năm học qua cho thấy thành quả rất tích cực khi học sinh của chương trình đã đạt được những kết quả học tập vô cùng đáng khích lệ. Ví dụ như trong năm học 2020-2021 vừa qua, tất cả 100% học sinh đăng ký xét điểm lấy chứng chỉ quốc tế Pearson Edexcel IGCSE (cấp Trung học phổ thông) đều có kết quả Đạt cho tất cả các môn Tiếng Anh, Toán và Khoa học và đã lấy được chứng chỉ quốc tế.
Hay trong các năm học 2017-2018 và 2018-2019 (những lứa học sinh đầu tiên tốt nghiệp cuối cấp của chương trình TATH), có những học sinh của chương trình đã đạt kết quả tốt nhất trên toàn quốc, toàn khu vực và toàn thế giới trong kỳ thi lấy chứng chỉ quốc tế của Hội đồng Khảo thí Pearson Edexcel.
Đây là một minh chứng rõ ràng và chân thực rằng học sinh của chương trình TATH không những có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khung chương trình giáo dục phổ thông quốc gia mà còn có thể đạt được những kết quả học tập tốt nhất khi so sánh với các bạn bè đồng trang lứa trên toàn thế giới.
Để có thể đạt được những kết quả đáng khích lệ như vậy không chỉ do chương trình TATH có một khung chương trình giáo dục chất lượng quốc tế mà còn có công rất lớn nhờ vào chuyên môn của đội ngũ chuyên gia thiết kế chương trình và những phương pháp giảng dạy tiên tiến của các giáo viên nước ngoài của EMG Education và sự hỗ trợ không ngừng nghỉ của Quý Phụ huynh học sinh. Những phương pháp giáo dục tiên tiến nhất, có thể kể đến phương pháp CLIL (Content Language Integrated Learning - Phương pháp Giảng dạy Tich hợp Nội dung và Ngôn ngữ), phương pháp giảng dạy phân loại học sinh theo trình độ và phong cách học tập (differentiation), phương pháp phân tầng kiến thức (scaffolding), phương pháp kết hợp giữa học tập theo vấn đề (problem-based learning), học tập theo dự án (project-based learning), học tập theo nhóm (collaborative learning) và học tập gợi mở, kích thích tư duy (enquiry-based learning), các mô hình giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm (student-centered learning), phương pháp phát triển kỹ năng tư duy cấp độ cao (higher order thinking skills), phương pháp giảng dạy tương tác (interactive teaching), cách tiếp cận kiến thức tích hợp liên môn (interdisciplinary cross-curricular approach) cũng như ứng dụng công nghệ thông tin (ICT) trong giảng dạy,... được áp dụng một cách hài hòa xuyên suốt quá trình học tập, giúp nâng cao hiệu quả của công tác giảng dạy.
Những điều phụ huynh cần lưu ý khi cho con em tham gia chương trình Tiếng Anh Tích hợp
Tuy chương trình TATH đã minh chứng được sự hiệu quả và phù hợp, để học sinh có thể thực sự gặt hái được thành công trong quá trình học tập, phụ huynh vẫn cần có một vài lưu ý khi quyết định cho con em tham gia chương trình này. Thứ nhất, chương trình TATH yêu cầu học sinh cần có một nền tảng ngoại ngữ tốt và khả năng học các môn học như Toán và Khoa học bằng tiếng Anh, đặc biệt nếu học sinh không tham gia theo học chương trình từ sớm.
Do đó, những học sinh bắt đầu tham gia chương trình giữa cấp học sẽ có thể gặp những khó khăn nhất định để theo kịp nội dung bài học. Ngoài ra, trong các giờ học TATH, học sinh sẽ có cơ hội tham gia nhiều dạng hoạt động khác nhau, từ hoạt động học tập độc lập đến các hoạt động làm việc nhóm, yêu cầu học sinh cần có sự tích cực tham gia trong giờ và thói quen học tập chủ động. Do đó, phụ huynh cần có sự quan tâm, khích lệ và đồng hành cùng học sinh để các em làm quen với phương pháp học tập mới, đặc biệt trong giai đoạn mới tham gia chương trình, để đạt được độ hiệu quả cao nhất.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp phụ huynh và học sinh đang quan tâm đến chương trình có thể lên kế hoạch và đưa ra cho mình những định hướng rõ ràng hơn trong lộ trình học tập tiếp theo của các em. Có thể thấy chương trình TATH là một lựa chọn hiệu quả mà các phụ huynh có thể lựa chọn cho con em của mình, nhưng phụ huynh cần có những sự chuẩn bị kỹ lưỡng và kế hoạch rõ ràng để các em đạt được kết quả tốt nhất và có được một trải nghiệm thực sự thú vị trong quá trình học tập.
Từng một thời sợ ống kính tới nàng mẫu ảnh "vạn người mê" ở ĐH FPT Sở hữu đôi mắt sắc sảo cùng nét đẹp lạ đậm chất Hồng Kông là điểm cộng lớn để nàng mẫu gen Z ghi điểm với các nhãn hàng. Dù có nhiều lợi thế để theo đuổi công việc model lookbook, nhưng Mai Linh cho rằng công việc mình muốn theo đuổi vẫn là kinh doanh. Sở hữu chiều cao 1m68, khuôn mặt...