9.000 lít bia, 8.000 kg thịt bò Australia kẹt lại tại các cảng Trung Quốc
9.000 lít bia thủ công của Australia bị chặn vào một cảng của Trung Quốc trong khi 8.000 kg thịt bò đông lạnh từ một lò mổ của Australia hiện bị giữ tại Thượng Hải.
Dữ liệu hải quan Trung Quốc công bố mới đây cho thấy 8.794 lít bia thủ công xuất khẩu của nhà sản xuất và phân phối Sydney Beer bị giữ lại tại thành phố cảng Hạ Môn vào tháng 11 do nhãn mác không chính xác.
Ngoài ra, 8.356 kg thịt từ lò mổ Meramist ở Queensland bị giữ lại cảng ở Nam Kinh do các chứng nhận không khớp.
Hôm 8/12, Meramist trở thành lò mổ thứ 6 của Australia đình chỉ nhập khẩu thịt bò vào Trung Quốc. Vào thời điểm đình chỉ Meramist, Bắc Kinh không nêu lý do.
Theo SCMP , Meramist từng gặp phải vấn đề tương tự vào năm 2019 khi một lô thịt bò không xương đông lạnh của công ty này bị giữ lại tại cảng Thượng Hải vì lý do giấy chứng nhận hàng hóa không khớp.
Thịt bò Australia gặp khó trong việc xuất khấu sang Trung Quốc những tháng gần đây. (Ảnh: QCL)
Cũng trong tháng 11, 20 kg thịt bò đông lạnh của nhà xuất khẩu thịt bò lớn thứ ba của Australia – Country Choice bị giữ lại ở Thượng Hải do thiếu giấy chứng nhận.
Video đang HOT
Sydney Beer và Country Choice không bình luận về các thông tin trên trong khi Meramist cho biết họ luôn hợp tác với các nhà chức trách và sẽ tiếp tục làm như vậy.
Đây là trường hợp mới nhất trong loạt công ty dính vào các vấn đề liên quan tới tuân thủ quy định xuất khẩu khi xuất hàng sang Trung Quốc.
Nhiều trong số họ bị cuốn vào cuộc cạnh tranh thương mại và chính trị kéo dài suốt 8 tháng qua giữa Canberra và Bắc Kinh.
Trung Quốc gần đây “soi” khá kỹ các sai sót trong các lô hàng của Australia và nhanh chóng đánh vào các sai sót này.
Bốn nhà máy chế biến thịt đầu tiên của Australia bị cấm xuất khẩu sang Trung Quốc Kilcoy Pastoral, JBS Beef City, JBS Dinmore và Northern HTX nhiều lần bị hải quan Trung Quốc cáo buộc dán nhãn sai, không khớp với giấy chứng nhận sức khỏe và hàng hóa vào năm 2019 và đầu năm nay.
Bắc Kinh đình chỉ nhập khẩu từ các lò mổ này từ tháng 5.
Simon Quilty, chuyên gia nông nghiệp Australia cho biết căng thẳng chính trị đã khiến các nhà xuất khẩu dễ bị tổn thương hơn, đặc biệt là khi Trung Quốc mạnh tay với việc trừng phạt.
“So với hai năm trước, hiện nay mức độ khoan dung các vi phạm quy định xuất nhập khẩu của Trung Quốc đối với Australia rất thấp, dù nhãn mác hay bất cứ vấn đề kỹ thuật nào”, ông này cho hay.
Tuy nhiên, ông Quilty hy vọng tân Bộ trưởng Thương mại Australia Dan Tehan có thể tạo dựng lại uy tín trong mối quan hệ giữa hai nước.
Các nhà xuất khẩu khác của Australia cũng gặp phải các vấn đề tương tự trong suốt năm qua dù không bị Trung Quốc đình chỉ.
Vào tháng 7, hải quan Trung Quốc phát hiện dấu vết của bệnh động vật trong 486 kg mật ong manuka của nhà xuất khẩu IAW ở Quảng Châu.
Vào tháng 8 và tháng 9, hải quan Trung Quốc chỉ ra các vấn đề về chứng nhận và chất phụ gia trong các lô hàng bổ sung của nhà sản xuất dược phẩm Ferngrove Pharmaceuticals (Sydney) tới Thượng Hải, Nam Kinh và Hoàng Phố.
Trong tháng 9, hơn 25.000 kg cá đông lạnh của Austral Fisher bị ngừng nhập khẩu tại Thanh Đảo do không đủ chứng nhận.
Australia không phải là quốc gia duy nhất gặp phải các vấn đề với hải quan Trung Quốc.
Theo SCMP , nhiều quốc gia như New Zealand, Mỹ, Ấn Độ thường xuyên vi phạm các quy định nhập khẩu của Trung Quốc.
Nhưng mọi việc trở nên phức tạp hơn khi Canberra và Bắc Kinh bị cuốn vào căng thẳng bắt đầu tháng 4 khi Australia thúc đẩy một cuộc điều tra về nguồn gốc COVID-19.
Trên thực tế, quan hệ giữa hai nước đã bắt đầu căng thẳng từ đầu năm 2018 khi Canberra ban hành lệnh cấm Huawei tham gia triển khai mạng di động 5G tại Australia do lo ngại về an ninh quốc gia.
Kể từ đó, nhiều mặt hàng của Australia như lúa mạch, bông, than và gỗ gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu sang thị trường lớn nhất thế giới.
Thịt bò ngoại chiếm 70% thị phần
Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), tiêu thụ thịt bò của Việt Nam giai đoạn 2017-2019 trung bình 9,2 kg/người/năm.
Trong đó, sản xuất trong nước mới đáp ứng được 30%, còn lại 70% thịt bò phải nhập khẩu từ các nước. Điều này cho thấy ngành chăn nuôi bò thịt còn rất nhiều tiềm năng để phát triển trong thời gian tới.
TS Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, dẫn số liệu thống kê cho thấy trong 11 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã nhập 517.904 con trâu, bò (91,5% là bò) với trị giá hơn 556 triệu USD cho mục đích giết mổ lấy thịt. Cũng trong 11 tháng đầu năm, Việt Nam nhập 80.124 tấn thịt trâu bò đông lạnh, trị giá 295,9 triệu USD. Riêng với sản phẩm thịt mát - được xem là dòng thịt gia súc ăn cỏ chất lượng cao - sản lượng nhập khẩu còn hạn chế, đã nhập hơn 1.546 tấn, trị giá 15,7 triệu USD, từ 10 quốc gia trong 11 tháng qua.
Một điểm bán thịt trâu bò nhập khẩu trên đường Vũ Tùng (quận Bình Thạnh, TP HCM)
Theo TS Tống Xuân Chinh, năm 2020, đàn bò tại Việt Nam ước đạt 6,241,8 triệu con, tương đương 372.500 tấn thịt, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2019. Ngành chăn nuôi bò thịt trong nước đang có cơ hội phát triển nhờ những công nghệ mới (đặc biệt kỹ thuật vỗ béo) và các văn bản pháp lý đang hoàn thiện tạo điều kiện cho nhà đầu tư trong lĩnh vực này và đã đặt mục tiêu đạt sản lượng 600.000 tấn thịt gia súc ăn cỏ đến năm 2030, trong đó, chủ lực là thịt bò.
Việt Nam đã có nhiều trang trại nuôi bò vỗ béo có quy mô hàng ngàn con tập trung ở các địa phương như: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Gia Lai, Đồng Nai, Tây Ninh... Các doanh nghiệp vỗ béo bò thịt nhập từ Úc theo mô hình công nghiệp đã có liên kết với các cơ sở giết mổ đạt tiêu chuẩn ESCAS (hệ thống bảo đảm chất lượng chuỗi cung ứng xuất khẩu) của Úc để bảo đảm sự giám sát vấn đề phúc lợi động vật: 50 doanh nghiệp và 90 cơ sở giết mổ được Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên nước của Úc chứng nhận.
Nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc tháng 10 tăng đột biến Trung Quốc đã nhập khẩu 330.000 tấn thịt lợn trong tháng 10/2020, tăng 80,4% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu của Hải quan nước này. Nhập khẩu thịt lợn tháng qua tăng mạnh do nước tiêu thụ thịt lớn nhất thế giới này tiếp tục làm đầy kho dự trữ protein trong bối cảnh sản lượng thịt lợn trong nước...