900 người HQ cạo trọc đầu phản đối tên lửa THAAD của Mỹ
Một hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sắp được đặt ở Hàn Quốc đang gặp phải sự phản đối dữ dội của người dân.
Hơn 900 người Hàn Quốc cạo trọc đầu thể hiện sự phản đối THAAD
Ngày 15.8, khoảng 900 người Hàn Quốc đã cạo đầu để phản đối quyết định đặt một hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại nước này. Hệ thống Phòng thủ tên lửa Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) sẽ được đặt tại quận Seongju ở phía đông nam Hàn Quốc, nó được thiết kế để chống lại các mối đe dọa tên lửa của Triều Tiên.
Căng thẳng tăng cao kể từ khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 4 vào tháng 1, sau đó phóng vệ tinh và thử một loạt tên lửa khác.
Hồi tháng 7, Hàn Quốc công bố hệ thống THAAD của Mỹ sẽ được triển khai ở Seonjgu. Thế nhưng việc này gặp phải sự phản đối của người dân. Họ lo ngại về hệ thống radar tinh vi của THAAD và khả năng đây sẽ trở thành là một mục tiêu trong chiến tranh.
Kế hoạch triển khai THAAD cũng khiến Trung Quốc thức giận và khiến Triều Tiên đưa ra lời cảnh báo sẽ trả thù.
Người dân lo ngại về hệ thống radar tinh vi của THAAD và khả năng đây sẽ trở thành là một mục tiêu trong chiến tranh
Video đang HOT
Hôm thứ 2, người dân ở Seongju, trong đó có nhiều người trồng những giống dưa nổi tiếng, ngồi trong im lặng ảm đạm khi họ được cạo đầu. Trong khi đó, người lãnh đạo cuộc biểu tình dẫn đầu đám đông hô to “Không THAAD!”
“THAAD không nên được triển khai, không chỉ ở Seongju, mà ở bất cứ nơi nào tại Hàn Quốc”, Yoo Ji-won, một nông dân trồng dưa 63 tuổi nói. “Chúng tôi, những người dân, tụ tập ở đây và cạo đầu để thể hiện sự phản đối”.
Có đến 908 người tham gia cạo đầu trong cuộc biểu tình, nhà tổ chức cho biết.
“Đây là cách biểu tình cứng rắn nhất”, người lãnh đạo biểu tình Kim An-soo nói.
Người dân ở Seongju ngồi trong im lặng ảm đạm khi họ được cạo đầu
“THAAD không nên được triển khai, không chỉ ở Seongju, mà ở bất cứ nơi nào tại Hàn Quốc”
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc từng hứa sẽ hạn chế tối đa ảnh hưởng của THAAD với người dân và môi trường.
“THAAD là một biện pháp tự vệ. Chúng tôi đã quyết định triển khai để bảo vệ cuộc sống của nhân dân khỏi hành động khiêu khích liều lĩnh của Triều Tiên”, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye phát biểu hôm thứ 2.
Đám đông bên ngoài hô tô “Không THAAD”
Theo Trà My – Reuters (Dân Việt)
Bộ Tư pháp Mỹ công bố báo cáo điều tra cảnh sát bạo hành
Cảnh sát TP Baltimore (bang Maryland) đã xâm phạm có hệ thống các quyền hiến định của người dân, đặc biệt là người Mỹ gốc Phi ở Baltimore.
Đây là kết luận trong báo cáo điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ dày 163 trang được công bố tại cuộc họp báo ở Baltimore ngày 10-8 (giờ địa phương).
Baltimore là TP có 620.000 dân với phần lớn là dân da màu. Ngày 19-4-2015, thanh niên người Mỹ gốc Phi Freddie Gray (25 tuổi) đã trút hơi thở cuối cùng vì đốt sống cổ bị gãy một tuần trước. Chấn thương do cảnh sát gây ra khi còng tay anh ra sau lưng khi giải lên xe.
Cái chết tức tưởi này đã gây ra làn sóng bạo động dữ dội tại Baltimore (ảnh), từ đó dẫn đến làn sóng phản đối cảnh sát bạo hành khắp nước Mỹ. Đi đầu phản đối cảnh sát là phong trào "Black lives matter".
Bộ Tư pháp đã mở cuộc điều tra ngay sau cái chết của Freddie Gray. Thay vì tập trung vào bối cảnh gây ra cái chết của Freddie Gray, các nhân viên điều tra xem xét toàn cục lề lối làm việc thường ngày của cảnh sát Baltimore so với hiến pháp.
Họ đã bỏ ra hơn một năm hỏi han người dân Baltimore, các sĩ quan cảnh sát, công tố viên, luật sư và các đại biểu cử tri tại địa phương. Họ cũng tham gia các cuộc tuần tra của cảnh sát, tham khảo hồ sơ và đơn kiện.
Báo cáo điều tra công bố ngày 9-8 đánh giá cảnh sát Baltimore có thói quen khám xét và bắt giữ trái hiến pháp, kiểm tra giao thông mà không tôn trọng quyền tự do ngôn luận vốn được điều sửa đổi thứ nhất của hiến pháp Mỹ bảo vệ.
Những hành vi này đã được áp dụng không công bằng với người Mỹ gốc Phi ở Baltimore. Thế nhưng cảnh sát lại không chịu trách nhiệm về hành vi sai trái của họ. Cuối tháng 7, kết quả truy tố đối với ba cảnh sát liên quan đến cái chết của anh Freddie Gray đã bị hủy do cơ quan công tố không tìm ra chứng cứ.
Theo báo cáo, cảnh sát Baltimore đã sử dụng vũ lực thái quá. Báo cáo nêu: "Khuynh hướng hay thói quen này là hiện tượng xảy ra do tình hình sa sút có hệ thống trong Sở Cảnh sát Baltimore về đào tạo, giám sát, quy trách nhiệm...".
CNN đưa tin các cuộc điều tra tương tự đang được thực hiện ở Chicago, San Francisco và Ferguson. Bộ Tư pháp dự kiến qua báo cáo này sẽ xúc tiến thông qua chỉ thị bắt buộc cảnh sát phải cam kết cải thiện cách thức hoạt động, nếu không sẽ bị truy tố ở cấp liên bang.
KHA LY
Theo PLO
Ngày 25-8 khai mạc phiên tòa luận tội tổng thống Brazil Những người biểu tình đã tuần hành tại TP Sao Paulo (Brazil) để ủng hộ Tổng thống Dilma Rousseff, đồng thời kêu gọi Tổng thống tạm quyền Michel Temer từ chức. Trong khi đó, sau 15 tiếng tranh luận, vào rạng sáng 10-8 (giờ địa phương), phiên họp toàn thể của Thượng viện Brazil đã thông qua quyết định mở phiên tòa luận...