9+ tác dụng của cây xuyến chi đối với sức khỏe
Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu những tác dụng của cây xuyến chi và cách thức sử dụng loại thảo dược này trong cuộc sống thường ngày.
Xuyến chi (Wild daisy, tên khoa học là Bidens pilosa) là một loại thực vật có hoa chi Bidens, họ Cúc (Asteraceae). Cây mọc dại thành bụi ở những không gian thoáng đãng và có thể cao đến 1m. Hoa xuyến chi nở quanh năm, nhưng rộ nhất là vào đợt cuối xuân hoặc đầu hè.
Hoa xuyến chi bao gồm hai phần. Phần hoa giả từ lá bắc có năm cánh màu trắng (“hoa”) và phần hoa thật có tràng hoa hình ống màu vàng (“nhụy”). Khi hoa tàn, phần múi gai trong nhụy hình thành dạng quả bế và di chuyển theo chiều gió. Khi quả tới được những nơi có điều kiện khí hậu thuận lợi, chúng sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở thành những cây xuyến chi mới.
Ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới, các bộ phận của xuyến chi như mầm cây, lá non và ngọn non thường được dùng làm thực phẩm hoặc làm vị thuốc.
1. Thành phần dinh dưỡng
Theo USDA, trong xuyến chi có rất nhiều hợp chất hóa học có công dụng phòng và điều trị bệnh:
Anthocyanin
Flavonoid
Polyphenol
Polyacetylene
Saponin
Triterpene
Ngoài ra, trong 100g xuyết chi còn chứa:
2. Tác dụng của cây xuyến chi
2.1. Dưỡng da và chống lão hóa
Chiết xuất và tinh dầu xuyến chi được sử dụng để tăng độ sáng, mịn và ngăn ngừa các vấn đề da liễu thường gặp. Chiết xuất xuyến chi cũng có thể trị tàn nhang mà không để lại tác dụng phụ như các sản phẩm dưỡng da khác.
Bên cạnh đó, hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong xuyến chi cũng giúp đảo ngược tác hại của tia UV để làn da được trẻ và mịn màng hơn.
Chiết xuất và tinh dầu xuyến chi được sử dụng để tăng độ sáng, mịn và ngăn ngừa các vấn đề da liễu thường gặp. (Ảnh: Internet)
2.2. Chữa các bệnh về đường hô hấp
Xuyến chi là loại dược liệu tự nhiên có khả năng chữa các bệnh như: cảm, viêm phế quản và các bệnh về đường hô hấp khác. Hoa xuyến chi có tác dụng kháng viêm, long đờm, làm thông thoáng đường hô hấp và giúp người bệnh dễ thở hơn.
Video đang HOT
Súc miệng bằng trà xuyến chi cũng có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau họng và viêm loét miệng.
2.3. Cải thiện hệ tiêu hóa
Uống trà xuyến chi là một cách hữu hiệu giúp hạn chế chứng khó tiêu và các bệnh về đường tiêu hóa khác. Theo các chuyên gia nghiên cứu, xuyến chi có khả năng kích thích cơ thể hấp thụ và chuyển hóa thức ăn.
Việc uống trà xuyến chi hàng ngày giúp bạn tăng cảm giác thèm ăn và giúp phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hóa như đầy bụng, táo bón, co thắt dạ dày.
2.4. Điều trị vết thương
Một trong những tên gọi khác của xuyến chi trong tiếng Anh là “Bruisewort” (tạm dịch là loại cây đặc trị các vết bầm tím). Trong xuyến chi có thành phần đặc trưng của các loại thuốc mỡ chuyên trị các vết thương, vết bầm tím và vết xước ngoài da.
Đặc tính kháng khuẩn trong xuyến chi cũng sẽ tiêu diệt các loại vi khuẩn trên bề mặt vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng và không để lại sẹo.
2.5. Hỗ trợ chữa trị ung thư vú
Sử dụng chiết xuất xuyến chi là liệu pháp vi lượng đồng căn thường được áp dụng trong điều trị ung thư vú. Theo các nhà khoa học, việc ăn và sử dụng các loại thực phẩm họ Cúc giúp làm giảm các triệu chứng sức khỏe xấu và giúp cơ thể tự hồi phục nhanh hơn.
2.6. Hạ sốt
Tác dụng lợi tiểu của xuyến chi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích tiết mồ hôi và giúp cơ thể giải nhiệt. Đối với những người bị sốt, bạn có thể pha trà xuyến chi, hoặc làm túi chườm xuyến chi chườm lên trán để hạ sốt nhanh chóng và giảm hiện tượng váng đầu.
2.7. Kháng viêm
Đặc tính kháng viêm của xuyến chi đã được các nhà sản xuất nghiên cứu và tận dụng trong các loại thuốc mỡ chống viêm khớp, chuột rút hay căng cơ. Nhiều dưỡng chất trong xuyến chi có tác dụng chống co thắt ở vùng như bụng, lưng, và giảm thiểu các triệu chứng thường gặp ở bệnh gút hay thấp khớp.
2.8. Giải độc
Nước ép xuyến chi là một phương thuốc hữu hiệu giúp loại bỏ độc tố và các chất có hại ra khỏi cơ thể. Lượng khoáng chất cao trong xuyến chi có tác dụng làm sạch mạch máu, cân bằng lượng pH trong cơ thể và tăng cường sức khỏe cho gan.
2.9. Điều hòa kinh nguyệt và bảo vệ sức khỏe sau sinh sản
Chiết xuất hoa xuyến chi chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cho phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai. Sử dụng xuyến chi giúp điều hòa kinh nguyệt và ngăn ngừa các vấn đề về sinh sản mà bạn có thể gặp phải.
Đối với phụ nữ có thai, sử dụng xuyến chi có tác dụng làm giảm và xoa dịu các cơn đau vùng bụng dưới giai đoạn sau sinh.
3. Tác dụng phụ của hoa xuyến chi và lưu ý khi dùng
3.1. Tác dụng phụ của cây xuyến chi
Hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào nói về tác dụng phụ của cây xuyến chi đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng sử dụng loại thảo dược tự nhiên này.
Liều lượng sử dụng xuyến chi phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, thể trạng,… Nếu bạn không chắc chắn về liều lượng, hãy tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia y tế cũng như phần hướng dẫn sử dụng trên vỏ sản phẩm.
Xuyến chi dại có thể gây kích ứng ở những người bị dị ứng với thực vật họ Cúc (Asteraceae/Compositae). Họ này gồm cỏ phấn hương, chi cúc, cúc vạn thọ, tiểu cúc và một số loại cây khác.
3.2. Những đối tượng không nên sử dụng cây xuyến chi
Với tác dụng phụ như trên, các đối tượng sau cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng cây xuyến chi dưới dạng thực phẩm hoặc thuốc:
Những người bị dị ứng với thực vật họ Cúc nên tránh sử dụng xuyến chi dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu bạn chỉ mắc chứng dị ứng nói chung, nên đi khám ở các cơ sở y tế có uy tín để có kết luận về thể trạng trước khi sử dụng xuyến chi.
Bên cạnh đó, khoa học cũng chưa chứng minh được tác dụng và tác hại của xuyến chi đối với các đối tượng đặc biệt như phụ nữ đang có thai và cho con bú, bệnh nhân chuẩn bị hoặc đang phẫu thuật hay điều trị thuốc, … Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng này, nên tránh việc sử dụng xuyến chi dưới mọi hình thức trong thời kì này để đảm bảo sức khỏe.
Nếu bạn gặp phải bất cứ vấn đề sức khỏe nào trong quá trình sử dụng xuyến chi, cần ngừng ngay việc sử dụng lại và đến cơ sở y tế gần nhất để đảm bảo an toàn.
4. Sử dụng cây xuyến chi trong cuộc sống thường ngày
Bạn có thể dùng xuyến chi làm thực phẩm hoặc thuốc.
Lá, hoa, chồi, cánh hoa xuyến chi đều có vị dịu tự nhiên, và đặc biệt phù hợp để thêm vào các salad, canh, bánh mì hoặc các món hầm khác. Lá xuyến chi có chứa hàm lượng vitamin A và C cao, và có hương vị đặc biệt hấp dẫn khi ăn cùng các loại phomai.
Bạn có thể sử dụng chồi xuyến chi non trong salad thay cho hạt bạch hoa. Phần hoa còn lại có thể dùng để trang trí cho món ăn, món tráng miệng hoặc làm kẹo tùy theo sở thích.
Sau đây là một số gợi ý khi sử dụng xuyến chi làm thuốc:
Sử dụng theo đường ăn uống:
Sắc nước xuyến chi uống
Pha trà xuyến chi để sử dụng hàng ngày
Ngâm xuyến chi trong rượu làm thuốc
Xay sinh tố xuyến chi cùng với các loại hoa quả, nguyên liệu khác
Làm xuyến chi dầm giấm (một loại muối dưa sử dụng xuyến chi)
Sử dụng ngoài da:
Sử dụng thuốc sắc để ngâm hoặc rửa ráy
Chườm trực tiếp lá hoặc bã xuyến chi lên vết đau, vết thương
Sử dụng thuốc mỡ có chứa xuyến chi cho các vùng xương khớp đau nhức.
Trên đây là những tác dụng của cây xuyến chi. Hãy sử dụng những thông tin trong bài viết này một cách hợp lý và tham khảo chỉ dẫn của các bác sĩ để đem lại hiệu quả sức khỏe cao nhất cho bản thân và gia đình bạn.
Những lợi ích của thiền đối với sức khỏe
Thiền để giảm stress đã trở thành một trong những phương pháp phổ biến hiện nay. Tuy đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết.
1. Tăng cường hệ miễn dịch
Lo lắng và căng thẳng là nguyên nhân dẫn đến suy yếu hệ miễn dịch, khiến chúng ta dễ mắc bệnh hơn. Ngồi thiền giúp cơ thể được thư giãn nên giúp ích cho hệ miễn dịch của bạn.
Thiền làm giảm bớt sự lo lắng, giảm độc tố tiết ra. Từ đó thúc đẩy tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
2. Giảm stress
Ngồi thiền giúp bạn thả lỏng cơ thể, giảm đi cảm giác mệt mỏi, lo âu, vì thế mang lại nhiều lợi ích cho hệ thần kinh.
Khi ngồi thiền bạn sẽ cảm nhận được sự thư thái, dễ chịu, quên đi trạng thái căng thẳng, mệt mỏi ban đầu, góp phần cải thiện được tâm trạng, cảm xúc.
3. Thiền giúp trẻ hóa não bộ
Các nhà khoa học cho rằng, thiền định là cách tốt nhất để kìm lại quá trình lão hóa, không chỉ thể hiện ra ngoài cơ thể, trên làn da, mà cả trong não bộ của bạn. Nó giúp tế bào não phục hồi các thương tổn.
Thiền để giảm stress đã trở thành một trong những phương pháp phổ biến hiện nay. Ảnh minh họa. Đồ họa: B.C
4. Giúp cải thiện trí nhớ
Thiền giúp cải thiện sự tập trung và giảm căng thẳng, mà căng thẳng chính là một trong những nguyên nhân chính của suy giảm trí nhớ. Vì vậy, được thư giãn và thiền thường xuyên có thể giúp bạn cải thiện trí nhớ tốt hơn.
Thiền rất đơn giản vì không có nhiều động tác, sự bất động trong khi thiền giúp bạn làm chủ chính mình như: Kiểm soát ý nghĩ, hơi thở, nhịp tim,... nên nó có tác dụng lên các cơ quan và cả hệ thần kinh.
5. Giảm căng cơ và giảm đau
Trong quá trình ngồi thiền, bạn sẽ tập trung vào nhiều vùng trên cơ thể, qua hơi thở có kiểm soát, và giúp thư giãn tâm trí. Kỹ thuật này được gọi là kỹ thuật thư giãn cơ tiên tiến có thể được sử dụng khi bắt đầu buổi thiền để làm căng và thư giãn các cơ của bạn.
Nếu bạn hay bị đau, căng cơ hoặc chuột rút, thiền có thể giúp bạn giảm đau, co cơ và chuột rút cơ bắp.
6. Hạ huyết áp
Nếu bạn bị huyết áp cao, thiền hàng ngày sẽ là một giải pháp tốt vì nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giảm huyết áp của bạn.
Thiền giúp bạn bình tĩnh, thư thái và làm giảm áp lực. Từ đó, khiến bạn không bị tăng huyết áp.
7. Hỗ trợ chữa các bệnh về đường hô hấp
Khi bạn ngồi thiền bạn sẽ thở chậm, sâu và đều đặn. Điều này có nghĩa bạn đang lấy nhiều ôxy vào phổi đồng thời đẩy các CO2 ra ngoài. Vì vậy, có lợi cho những người gặp phải những vấn đề về đường hô hấp.
8. Thiền giúp cải thiện giấc ngủ
Mất ngủ là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Thiền có thể giúp bạn kiểm soát tốt suy nghĩ, từ đó dễ dàng đi vào giấc ngủ mà không bị trằn trọc.
Ngoài ra, nó có thể giúp bạn thư giãn cơ thể, giải phóng căng thẳng và đưa bạn về trạng thái yên bình, thoải mái, làm cho bạn ngủ sâu hơn.
Nồng độ phấn hoa làm tăng ca nhiễm SARS-CoV-2? Khi nồng độ phấn hoa trong không khí cao hơn, có thể thấy tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 tăng. Đây là kết luận của một nghiên cứu quy mô lớn được thực hiện bởi một nhóm các chuyên gia đến từ trường Đại học Kỹ thuật Munich (TUM) và Helmholtz Zentrum Mnchen - Đức. Vào mùa xuân năm 2020, sự bùng phát của đại...