9 sai lầm khi lập kế hoạch chi tiêu khiến “thảm cảnh” chưa hết tháng đã nhẵn tiền đeo bám bạn mãi
Nếu bạn đã và đang mắc những sai lầm dưới đây thì hãy sửa đổi ngay nhé.
Làm tốt công tác lập kế hoạch chi tiêu, bạn sẽ biết rõ tiền của mình đang đi về đâu, từ đó quản lý tiền bạc và tiết kiệm tốt hơn.
Vậy nhưng có những sai lầm mà nhiều người vẫn mắc phải khi lập ngân sách, dẫn đến kế hoạch chi tiêu bị phá vỡ, chưa hết tháng đã cạn sạch tiền trong tài khoản. Nếu bạn đã và đang mắc những sai lầm dưới đây thì hãy sửa đổi ngay nhé.
1. Không ước tính đúng số tiền cần chi tiêu
Trước khi tiến hành lập ngân sách, bạn phải biết số tiền mình cần chi tiêu thực sự là bao nhiêu.
Barry Choi, chuyên gia tài chính cá nhân tại Money We Have cho biết: “Bạn nên theo dõi chi tiêu của mình trong 1 hoặc 2 tháng trước khi lập ngân sách. Hãy ghi lại mọi thứ bạn chi dùng, bằng cách này chúng ta sẽ thấy rõ tiền của mình đang đi đến đâu và có được kế hoạch chi tiêu thực tế nhất”.
2. Quên tiết kiệm trước
Lập ngân sách không chỉ hữu ích cho bạn khi chi tiêu mà còn là cách tăng số tiền tiết kiệm. Trước khi tạo ngân sách cho các chi phí cố định và biến đổi trong tháng, bạn hãy nhớ bỏ ra một khoản tiết kiệm trước.
Hãy coi số tiền tiết kiệm ấy giống như bất kỳ khoản chi tiêu nào khác trong ngân sách và cần phải thực hiện đều đặn mỗi tháng.
3. Lập ngân sách dựa trên tổng thu nhập
Giả dụ bạn có thể kiếm được 30 triệu mỗi tháng nhưng khoản tiền đó sẽ bị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội hoặc vài khoản khấu trừ khác, dẫn đến thu nhập thực tế ít hơn nhiều.
Để có ngân sách sát thực tế nhất, bạn phải lập kế hoạch chi tiêu dựa trên thu nhập ròng, chính là số tiền bạn có thể mang được về nhà.
4. Không xem xét các lựa chọn thay thế rẻ hơn
Giảm chi phí là một cách để giữ cho ngân sách của bạn được an toàn không bị phá vỡ. Để giảm chi phí hiệu quả, bạn nên xem xét các lựa chọn thay thế rẻ hơn cho những khoản chi của mình.
Ví dụ bạn nên kiểm tra lại các hóa đơn điện thoại, internet để tìm cách tiết kiệm. Chẳng hạn tìm kiếm nhà cung cấp khác giá thành thấp hơn, hoặc tận dụng chương trình khuyến mãi giảm giá để hạ thấp chi phí.
Video đang HOT
5. “Trộm” tiền
Bạn đừng bao giờ “trộm” tiền từ các danh mục chi tiêu khác nhau. Ví dụ ngân sách cho giải trí hoặc mua sắm đã hết, bạn cũng đừng lấy tiền từ quỹ thực phẩm hay phương tiện đi lại để chi tiêu thêm cho mua sắm khi thấy cửa hàng có đợt giảm giá.
6. Không bao giờ cập nhật ngân sách
Thu nhập và chi phí của chúng ta có thể thay đổi theo từng năm, thậm chí từng tháng. Do đó ngân sách bạn tạo ra ngày hôm nay có khả năng không còn áp dụng được trong thời gian vài tháng tới.
Bạn hãy cập nhật ngân sách của bạn thường xuyên, đừng quên liệt kê số tiền kiếm thêm được và cả các khoản chi tăng lên/giảm bớt.
7. Cố gắng theo kịp bạn bè
Thực tế là mỗi người có tư duy tài chính và kế hoạch chi tiêu khác nhau. Bạn không nên cố gắng theo kịp người khác khi mà ngân sách của bản thân còn eo hẹp.
Ví dụ thường thấy nhất là chúng ta đi dạo phố cùng bạn bè, thấy người khác mua đồ không tiếc tay thì bạn cũng có tâm lý hơn thua và mở hầu bao mua sắm cho bằng bạn bằng bè. Hậu quả là ngân sách bị khủng hoảng do số tiền bạn dành cho mua sắm quá lớn.
8. Quên mất chi phí không thường xuyên
Quà tặng, sửa chữa xe, bảo trì nhà cửa… là những chi phí không thường xuyên nhưng bạn cũng cần lập ngân sách cho các khoản chi đó.
Các chuyên gia khuyên bạn cách thêm những khoản tiêu dùng đó vào ngân sách bằng cách ước tính chi phí hàng năm sau đó chia cho 12.
9. Nghĩ rằng mình không cần ngân sách
Nếu bạn không dành thời gian ngồi xuống và viết ra kế hoạch chi tiêu hàng tuần hoặc hàng tháng thì đừng hy vọng tài chính cá nhân của mình sẽ được cải thiện. Lập ngân sách là một việc bạn cần phải nỗ lực và thực hiện thường xuyên.
Ngoài ra còn 2 sai lầm khác, mặc dù giúp tiết kiệm tiền nhưng lại khiến bạn vô cùng mệt mỏi và áp lực, khó bề duy trì được kế hoạch chi tiêu đó lâu dài.
- Tiết kiệm quá mức
Không có ngân sách nào tồn tại lâu dài nếu bạn luôn phải vất vả gồng mình lên mới thực hiện được nó. Có kế hoạch nghiêm túc với tiền của mình và chi tiêu ít hơn không có nghĩa là bạn phải tiết kiệm tới mức cực đoan.
Ai cũng cần phải giải trí để xả stress và nạp lại năng lượng giúp bản thân làm việc tốt hơn. Bạn phải dành một phần ngân sách để tự thưởng cho bản thân, cho dù chỉ là điều nhỏ bé như một gói kẹo yêu thích mỗi tuần chẳng hạn.
- Số tiền dành cho chi tiêu quá ít
Thật khó để ngân sách của bạn hoạt động tốt nếu như nó có quá nhiều “gánh nặng”, ví dụ tiền trả nợ, tiền gửi vào quỹ khẩn cấp, tiền tiết kiệm cho kỳ nghỉ và cả chi phí chu cấp cho người thân.
Nếu bạn tiết kiệm cho quá nhiều mục tiêu đồng thời cùng lúc, ngân sách sẽ rất căng thẳng, tiền dành cho chi tiêu chỉ là một phần nhỏ. Chắc chắn bạn sẽ khó mà duy trì được ngân sách kiểu đó trong thời gian dài.
Lập ngân sách cứ tránh 5 sai lầm này, đảm bảo tiết kiệm hiệu quả bất chấp thu nhập
Đây là 5 sai lầm phổ biến trong quá trình lập ngân sách mà bạn dễ mắc phải. Tránh được 5 sai lầm phổ biến về ngân sách này có thể giúp bạn đi đúng hướng nhằm đạt được các mục tiêu tài chính của mình, tiết kiệm hiệu quả bất chấp thu nhập.
Lập ngân sách là bước đầu tiên bạn cần làm khi muốn lập kế hoạch để đạt được các mục tiêu tài chính của mình. Một ngân sách được xây dựng tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích khác nhau như giúp bạn kiểm soát tài chính, giảm chi phí không cần thiết và gia tăng tiết kiệm. Sự kết hợp của những lợi ích này của ngân sách có thể giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính của mình một cách dễ dàng hơn.
Nhưng để lập được ngân sách phù hợp với mình, bạn cần phải tránh một số sai lầm phổ biến có thể khiến bạn không đạt được mục tiêu tài chính. Dưới đây là 5 sai lầm trong quá trình lập ngân sách phổ biến và cách để bạn tránh chúng.
Đoán các khoản chi tiêu và tiết kiệm của bạn
Bước đầu tiên bạn cần hoàn thành khi lập ngân sách là không được dựa vào phỏng đoán để vẽ ra tình hình tài chính hiện tại của mình. Bạn cần có những con số chính xác về thu nhập và chi tiêu hàng tháng, số tiền tiết kiệm hiện tại cũng như các khoản nợ chưa thanh toán. Nếu bạn chỉ ngồi đó và đoán ra những con số này thay vì sử dụng thông tin chính xác, bạn sẽ không thể tạo ngân sách phù hợp.
Bạn có thể nói rằng mình biết thu nhập của bản thân mỗi tháng nhưng hãy cứ tải về sao kê tài khoản. Có những khoản tiền thưởng trong tháng mà bạn có thể không nhớ ra. Thêm vào đó, bạn cần xem kỹ bảng sao này cũng như sao kê khoản vay chưa thanh toán để có được bức tranh rõ ràng hơn về khoản tiết kiệm và nợ phải trả của mình.
Để biết rõ hơn hơn về các khoản chi của mình, bạn nên bắt đầu theo dõi chúng. Trong khoảng thời gian 2-3 tháng, bạn sẽ hiểu rõ ràng về số tiền mình đang chi tiêu và vào những khoản nào.
Bước này sẽ đóng vai trò là nền tảng để bạn có thể tạo ra một ngân sách giúp mình kiểm soát chi phí và tăng tiết kiệm, nhanh chóng đạt được các mục tiêu tài chính của mình.
Tạo một ngân sách không thực tế
Một trong những sai lầm lập ngân sách phổ biến nhất mà bạn dễ mắc phải là đặt ra các mục tiêu chi tiêu hoặc tiết kiệm không thực tế. Nếu bạn đánh giá thấp các khoản chi tiêu hoặc đánh giá quá cao khả năng tiết kiệm của mình, ngân sách của bạn sẽ không thực tế và bạn sẽ sớm từ bỏ, không thể hoàn thành các mục tiêu ngân sách của mình. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng đạt được các mục tiêu tài chính của bạn.
Ví dụ: Giả sử chi phí hiện tại của bạn là 80% thu nhập hàng tháng. Nhưng khi lập ngân sách với mục tiêu giảm chi phí, bạn đặt con số mới là chi phí bằng 40% thu nhập của bạn, tương đương giảm 50% chi phí. Rất có thể bạn đã tạo ra một mục tiêu phi thực tế mà bạn sẽ không thể đáp ứng được. Việc cắt giảm chi phí đột ngột như vậy không hề dễ dàng và bạn có thể sẽ sớm bỏ cuộc.
Không phân bổ cho quỹ khẩn cấp
Lập kế hoạch cho các trường hợp khẩn cấp như mất việc làm hoặc các chi phí bất ngờ khác là điều cần thiết để bạn đạt được các mục tiêu tài chính của mình. Để chuẩn bị tài chính cho những trường hợp khẩn cấp như vậy, bạn nên phân bổ một phần ngân sách của mình cho việc tạo quỹ khẩn cấp .
Có bao nhiêu trong quỹ khẩn cấp là phụ thuộc vào hoàn cảnh của bạn song nhìn chung, lý tưởng nhất là quỹ này cần phải đủ để bạn trang trải chi phí sinh hoạt trong 9 đến 12 tháng.
Bạn có thể không kiếm được số tiền lớn như vậy trong một lần. Đó là lý do bạn cần phân bổ quỹ khẩn cấp như một phần trong ngân sách của bạn. Hãy bắt đầu xây dựng quỹ khẩn cấp của mình từng chút, từng chút một.
Đặt ngân sách quá khắt khe
Đảm bảo rằng bạn có thể tính toán chính xác tình trạng tài chính của mình là một trong những lý do chính khiến bạn cần phải có ngân sách. Tuy nhiên, bạn cần giữ một phần cho những khoản chi không bắt buộc nhưng có thể đem lại cho bạn sự vui vẻ.
Điều chúng ta hướng đến là chi tiêu thông minh, không phải là cuộc sống khổ sở. Nếu bạn quá tiết kiệm và khắc nghiệt khi tạo ra ngân sách của mình, không dành chỗ cho các khoản chi tiêu đem lại niềm vui, bạn có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các kế hoạch ngân sách của mình trong dài hạn.
Hãy dành ra một khoản tiền hợp lý trong ngân sách của mình cho các hoạt động vui chơi như ăn uống, xem phim... Điều này sẽ đảm bảo bạn có thể duy trì sự cân bằng, hợp lý giữa nhu cầu và mong muốn của mình trong khi đảm bảo các khoản chi tiêu được giảm thiểu.
Không cập nhật ngân sách của bạn
Cuộc sống này là một chuỗi những điều thay đổi mà ta không thể biết đến và đó cũng chính là phần thú vị. Thời gian trôi qua, bạn sẽ có nhiều trách nhiệm hơn, một gia đình lớn hơn, thu nhập cao hơn... Việc không cập nhật ngân sách cho phù hợp với lối sống, thu nhập và nợ hiện tại của bạn là một sai lầm phổ biến mà nhiều người trong chúng ta dễ mắc phải.
Để tránh điều này, bạn cần xem xét lại ngân sách của mình mỗi năm một lần để đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng nhằm đạt được các mục tiêu tiết kiệm của mình.
Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét lại ngân sách của mình sau những sự kiện quan trọng trong đời có thể ảnh hưởng đến tài chính của bạn. Một số sự kiện trong cuộc sống mà bạn cần xem xét lại ngân sách hiện tại như kết hôn, có con... Mục tiêu tài chính của bạn có thể thay đổi qua các giai đoạn khác nhau của cuộc đời.
Nhìn chung, việc tránh được 5 sai lầm phổ biến về ngân sách này có thể giúp bạn đi đúng hướng nhằm đạt được các mục tiêu tài chính của mình. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo bám sát, tuân thủ ngân sách của mình để đạt được các mục tiêu tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Thực hiện ngay 8 điều này để tạm biệt cảnh "làm đồng nào xào đồng đó" Nếu bạn đang trong cảnh không đồng tiết kiệm giắt túi, hãy làm theo những bước sau để nhanh chóng thoát khỏi tình cảnh này, xây dựng sự giàu có. Đó sẽ là những cải tiến nhỏ, ngay cả chỉ 1% thôi nhưng theo thời gian, nó sẽ tạo ra cho bạn nhiều lựa chọn và ít hối tiếc hơn trong cuộc sống....