9 nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2022-2023
Cần tăng cường rà soát, hoàn thiện cơ cấu tổ chức của nhà trường (đúng thành phần, đủ số lượng) bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
Tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 khối giáo dục đại học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thu Thủy đã chia sẻ 9 nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023.
Phó giáo sư Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo. (Ảnh: Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Nhiệm vụ đầu tiên là nâng cao năng lực thực thi pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý của các cơ sở giáo dục đại học.
Theo đó, quán triệt, phổ biến, tập huấn kỹ về nội dung các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành. Xây dựng, ban hành các quy chế, văn bản của đơn vị theo đúng thẩm quyền, phù hợp với các quy định hiện hành. Kiện toàn công tác thanh tra, pháp chế và tăng cường năng lực cho cán bộ thanh tra, pháp chế tại cơ sở.
Có cơ chế giám sát việc tuân thủ pháp luật, thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và trách nhiệm giải trình. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản trị hiện đại cho các thành viên hội đồng trường, các cán bộ chủ chốt.
Nhiệm vụ thứ hai là hoàn thiện bộ máy tổ chức, tăng cường năng lực quản trị đại học theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể, tăng cường rà soát, hoàn thiện cơ cấu tổ chức của nhà trường (đúng về thành phần, đủ về số lượng) bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Chủ động xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế hoạt động của hội đồng trường và các quy định nội bộ khác của nhà trường. Trong đó, quy định rõ vai trò, trách nhiệm và sự phối hợp giữa hội đồng trường và ban giám hiệu đúng quy định; phân công trách nhiệm rõ vị trí, vai trò, chức năng của mỗi thiết chế, mỗi thành viên hội đồng trường.
Nhiệm vụ thứ balà hoàn thiện các phương thức tuyển sinh năm 2023 và xác định phương hướng, định hướng tuyển sinh từ năm 2025.
Nhiệm vụ thứ tư là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hệ thống quản lý, trong dạy và học.
Nhiệm vụ thứ năm là tăng cường các điều kiện bảo đảm và quản lý chất lượng. Cụ thể, các cơ sở đào tạo tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong; khắc phục những tồn tại trong thực hiện công tác tuyển sinh, liên kết đào tạo. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thư viện và dữ liệu điện tử, phòng thí nghiệm, thực hành… Phát triển đội ngũ giảng viên, tuân thủ quy định về các chuẩn đối với giáo dục đại học. Đẩy mạnh kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, kiểm định cơ sở giáo dục đại học.
Cơ sở đào tạo thực hiện trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch thông tin theo quy định. Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng phần mềm quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm định chất lượng giáo dục đại học để quản lý việc thực hiện tại các cơ sở giáo dục đại học và tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
Nhiệm vụ thứ sáu là tăng cường phát triển các hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trong đó, một trong những nội dung quan trọng là thúc đẩy hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh của giảng viên và người học.
Đảm bảo liêm chính học thuật, khách quan, trung thực, thực chất trong hoạt động khoa học công nghệ. Chủ động xây dựng cơ chế phù hợp nhằm thu hút các nguồn lực bên ngoài đầu tư cho khoa học và công nghệ…
Nhiệm vụ thứ bảy là đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Cụ thể, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; phát triển các chương trình, dự án hợp tác có chất lượng với đối tác nước ngoài, rà soát các chương trình liên kết đào tạo đảm bảo thực hiện đúng quy định, chú trọng lựa chọn các đối tác có uy tín tốt.
Thu hút sinh viên, nhà khoa học có uy tín ở nước ngoài đến học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học; cử giảng viên đi đào tạo ở nước ngoài theo các chương trình học bổng, hợp tác song phương…
Nhiệm vụ thứ tám là đổi mới và tăng cường công tác thanh tra. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, tránh phức tạp, khiếu kiện vượt cấp; là công cụ hữu hiệu trong quản trị nhà trường của hội đồng trường, ban giám hiệu.
Thanh tra nội bộ tập trung: Việc ban hành văn bản nội bộ; công tác tổ chức cán bộ; công tác tuyển sinh, quản lý đào tạo, quản lý văn bằng chứng chỉ; mở ngành đào tạo, các điều kiện đảm bảo chất lượng; các trình độ, phương thức đào tạo; hoạt động khoa học công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế; thu chi tài chính, học phí, đầu tư mua sắm cơ sở vật chất, xây dựng cơ bản; việc thực hiện trách nhiệm giải trình với xã hội…
Nhiệm vụ thứ chín là đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục đại học.
Yêu cầu công bố phương án tuyển sinh đại học năm 2025 trong vài tháng tới
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đưa yêu cầu này ra tại Hội nghị Tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 khối Giáo dục đại học, diễn ra ngày 12/9.
Cụ thể, với nhóm công việc tuyển sinh, ngoài lưu ý các trường cần làm tốt công tác tuyển sinh của năm 2022, ông Sơn giao các trường đại học sớm xây dựng phương án tuyển sinh cho năm 2025.
"Bộ GD-ĐT sẽ có văn bản hướng dẫn và yêu cầu các trường đại học trong vài tháng nữa phải công bố phương án tuyển sinh, chuẩn đầu vào của năm 2025" - ông Sơn nhấn mạnh.
Cũng theo ông Sơn, hiện nay, Bộ đang tích cực hoàn thiện phương án thi tốt nghiệp THPT cho năm 2025.
"Việc công bố phương án thi tốt nghiệp năm 2025 sẽ chưa đáp ứng được hoàn toàn mong đợi của dư luận, mà còn phải căn cứ vào định hướng về tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học" - người đứng đầu ngành giáo dục lưu ý.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ tại hội nghị
Tại hội nghị, đại diện Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cũng thừa nhận công tác tuyển sinh đại học ngày càng phức tạp. Cụ thể, năm 2022, một số trường có quá nhiều phương án tuyển sinh phức tạp, phân bổ chỉ tiêu chưa hợp lý, gây khó khăn cho thí sinh và hệ thống. Bên cạnh đó, năm nay gặp phải vấn đề nhiều trường xét tuyển sớm không dự báo được thí sinh ảo.
Cụ thể, theo phương thức xét tuyển sớm, trung bình 1 thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển vào 2,3 nguyện vọng. Qua thống kê, trong tổng số gần 400.000 thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển phương thức xét tuyển sớm, chỉ có 35% thí sinh đăng ký Nguyện vọng 1; có đến 30% thí sinh đăng ký các nguyện vọng khác không phải Nguyện vọng 1. Còn lại 35% không đăng ký vào nguyện vọng xét tuyển sớm nào.
Kết quả công tác tuyển sinh ở năm học 2021-2022 cũng cho thấy nhiều tồn tại, hạn chế. Cụ thể, một số cơ sở đào tạo tuyển sinh tốt nhưng chưa đầu tư về các điều kiện đảm bảo chất lượng tương xứng với quy mô đào tạo. Một số trường hoạt động kém hiệu quả, tuyển sinh thấp so với năng lực. Một số trường chưa thực hiện công khai hoặc công khai không đầy đủ theo quy định, đặc biệt là thông tin về các điều kiện đảm bảo chất lượng, học phí, tuyển sinh, thông tin về văn bằng, chứng chỉ...
Vì vậy, Bộ GD-ĐT xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết trong năm học tới.
Trước mắt, Bộ GD-ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục đại học hoàn thiện đề án tuyển sinh năm 2023, trong đó lưu ý các phương thức tuyển sinh, thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh hiện hành, tránh làm cho các phương thức tuyển sinh trở nên phức tạp, rắc rối.
Trường đại học có quá nhiều phương án tuyển sinh phức tạp Đó là thực tế mà Bộ GD-ĐT phải thừa nhận tại Hội nghị Tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 khối giáo dục đại học vừa diễn ra. Theo thống kê của Vụ Giáo dục Đại học - Bộ GD-ĐT, số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 là 1.002.525. Trong...