9 món ăn vặt dễ tìm, dễ mua mà lại ngừa ung thư hiệu quả
Khoa học đã chứng minh những đồ ăn vặt dưới đây có tác dụng bảo vệ các tế bào khỏe mạnh, chống lại các tế bào ác tính để ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
- Quả óc chó
Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ chỉ ra rằng tất cả các loại hạt bao gồm cả óc chó chứa một số hợp chất như ellagitanin, melatonin và gammatocopherol có khả năng ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
- Các loại quả mọng
Các loại quả mọng như: việt quất, mâm xôi, nho đen và dâu tây là nguồn anthocyanin tuyệt vời có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư. Theo các chuyên gia, anthocyanin có khả năng làm ức chế phát triển các tế bào gây ung thư đại tràng rất hiệu quả.
- Táo tàu khô
Đây là món ăn vặt được nhiều người ưa thích, chúng rất giàu chất xơ và nhiều thành phần chống oxy hóa như: carotene, anthocyanin, có thể bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương gốc tự do, từ đó ngăn ngừa ung thư đại trực tràng. Nghiên cứu cũng phát hiện, các chất trong táo tàu có thể thay đổi trao đổi chất estrogen trong cơ thể, do đó có thể phòng ngừa ung thư vú.
- Hạt lanh
Video đang HOT
Chất lignans trong hạt lanh có khả năng làm giảm sự phát triển của tế bào ác tính trong ung thư vú. Đặc biệt đối với phụ nữ sau mãn kinh, tiêu thụ hạt lanh giúp giảm nguy cơ ung thư vú. Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ xem hạt lanh là một trong những thực phẩm hàng đầu chống ung thư.
Không những thế hạt lanh có thể bảo vệ nam giới khỏi ung thư tuyến tiền liệt.
- Hạt dẻ cười
Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ cho biết, trong hạt dẻ cười có chứa gamma tocopherol giúp giảm nguy cơ ung thư phổi. Đặc biệt, một lượng lớn resveratrol có trong chúng có thể chống ung thư và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Phytosterol trong hạt dẻ cười cũng thuộc loại cao nhất trong các loại hạt, có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch. Khi mua hạt dẻ cười nên chọn loại hạt không thêm gia vị, và một ngày không được ăn quá một nắm.
- Chocolate đen
Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, chocolate có thể làm tế bào ung thư “chết đói”. Rất nhiều nghiên cứu chứng thực, món ăn này có nhiều chất chống oxy hoá (gấp 3 lần rượu vang), hàm lượng polyphenol nhiều gấp 4 lần trà xanh có tác dụng làm trung hòa các phân tử phân hủy và cũng được cho là có khả năng chống lại bệnh tim và ung thư. Bạn nên chọn loại chocolate đen có độ tinh khiết 65% trở lên, càng đen càng tốt.
- Nếp cẩm
Đây được xem là siêu thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Trong thực phẩm này chứa đầy chất xơ, rất có lợi trong chống ung thư đại trực tràng. Anthocyanin có trong nếp cẩm là chất chống ô xy hóa có đặc tính chống khối u mạnh, có thể ngăn chặn ung thư vú di căn.
- Quả nam việt quất khô
Các nghiên cứu đã xác nhận rằng quả nam việt quất có thể chữa nhiễm trùng đường tiết niệu. Một nghiên cứu của đại học Cornell ở Hoa Kỳ cho thấy, quả nam việt quất có thể ức chế sự tăng sinh của các tế bào ung thư vú.
Bên cạnh đó, quả nam việt quất có thể cải thiện các triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, mọi người nên chú ý, thực tế là quả nam việt quất tươi có vị chua. Nó chỉ có vị ngọt khi thêm một lượng lớn đường để làm mứt sấy khô.Trong khi đó ăn lượng lớn đường không tốt cho sức khỏe. Do đó, nên sử dụng việt quất khô có thành phần đường tự nhiên hoặc rất ít đường.
- Bánh quy lúa mạch
Thực phẩm làm từ lúa mạch không những giàu chất xơ, giúp tạo cảm giác no bụng, mà còn nguồn cung cấp Oryzanol, Lignans tốt nhất, các chất có nguồn gốc thực vật này có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư có liên quan đến hormone, như ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến.
Quỳnh Chi (T/h)
Hiến máu mang lại sự sống
Hiện nay, khoa học vẫn chưa thể điều chế được máu nhân tạo, có nghĩa là những người cần truyền máu vẫn phải dựa hoàn toàn vào sự hiến tặng của người khác
BS-CKII Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu huyết học TP HCM, cho biết dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến phong trào hiến máu tình nguyện trong cả nước cũng như tại TP HCM. Kho dự trữ máu của TP HCM hiện đang giảm dần và có nguy cơ khan hiếm máu.
7 người nhập viện, 1 người cần truyền máu
Mỗi năm, cả nước cần 1,9 triệu đơn vị máu điều trị, mỗi ngày cả nước cần khoảng 5.200 đơn vị máu. Hiện nay, Ngân hàng máu (thuộc Bệnh viện Truyền máu huyết học TP) và Trung tâm Truyền máu (Bệnh viện Chợ Rẫy) là 2 đơn vị cung cấp máu cho công tác khám chữa bệnh các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Theo BS Phù Chí Dũng, trong khoảng 7 người nhập viện mỗi ngày, có 1 người cần truyền máu. Máu luôn cần thiết để cung cấp cho các bệnh nhân bị tai nạn, thảm họa, phẫu thuật, bệnh nhân ung thư, bệnh máu khó đông... Chỉ có 37% dân số tại Việt Nam có đủ điều kiện để hiến máu và chỉ có khoảng dưới 10% những người có đủ điều kiện đó tham gia hiến máu tình nguyện hằng năm. Những nghiên cứu nhằm tìm ra các chất có thể thay thế được chức năng của máu, đến nay vẫn chưa được áp dụng nên máu cung cấp cho truyền máu đều được lấy từ người hiến.
Điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (ảnh chỉ mang tính minh họa). Ảnh: HẢI ANH
Theo các chuyên gia huyết học, trong mỗi đơn vị máu có hai phần chính là các tế bào máu (bao gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu...) và huyết tương (chiếm 55%- 65% tổng lượng máu trong cơ thể). Huyết tương có vai trò vận chuyển nguyên liệu quan trọng của cơ thể như: glucose, sắt, ôxy, hormone, protein... Huyết tương bao gồm nhiều thành phần trong đó có protein huyết tương, với những protein như Albumin, Globulin, Fibrinogen... Albumin có thể được xem như một loại xốp hút nước lưu thông, giữ lượng nước cần thiết trong dòng máu. Globulin có nhiệm vụ như những kháng thể chống nhiễm khuẩn...
Dùng huyết tương trị Covid-19
Việt Nam đang nghiên cứu việc sử dụng huyết tương của bệnh nhân đã khỏi Covid-19 để điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 có diễn biến nặng. Có thể nói đây là một thông tin rất thời sự được nhiều người quan tâm.
PGS-TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh, Phó trưởng Tiểu ban Điều trị Covid-19 - cho biết thời gian qua, Việt Nam luôn cập nhật, học hỏi nhiều phác đồ mới điều trị Covid-19 từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và nhiều nước trên thế giới. Mới nhất, Bộ Y tế đã giao Viện Huyết học - Truyền máu trung ương phối hợp cùng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương nghiên cứu việc tiếp nhận huyết tương, điều chế, bảo quản, lưu trữ cung cấp cho các cơ sở y tế nơi có bệnh nhân Covid-19 đang điều trị. Viện Huyết học - Truyền máu trung ương sẽ là nơi đảm trách việc tách huyết tương, bảo quản, lưu trữ. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương sẽ lựa chọn và chỉ định bệnh nhân sử dụng phương pháp này.
"Chúng tôi có đầy đủ máy móc để thực hiện tách huyết tương và đây là kỹ thuật viện vẫn thực hiện thường quy. Tuy nhiên, đây là phương pháp mới nên các chuyên gia cần thêm thời gian để nghiên cứu hoàn thiện hơn để bảo đảm an toàn nhất cho người bệnh khi tham gia thử nghiệm" - TS-BS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu trung ương, nói.
Theo các chuyên gia, sau Trung Quốc, hiện có nhiều quốc gia cũng đang thử nghiệm phương pháp này để điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19 nặng, như Anh, Mỹ, Hàn Quốc... Nghiên cứu được công bố cho thấy trong huyết tương của người nhiễm Covid-19 đã khỏi bệnh, sẽ chứa một số lượng lớn các kháng thể có thể chống lại virus SARS-CoV-2. Do đó, khi truyền huyết tương sẽ giúp đẩy nhanh sự phục hồi ở bệnh nhân, giảm khả năng phát tán virus. Tại Trung Quốc, kết quả điều trị trên các bệnh nhân cho thấy sau 12-24 giờ truyền huyết tương, bệnh nhân đã có những dấu hiệu chuyển biến tích cực, tình trạng viêm giảm và số tế bào bạch cầu tăng cao. Trong vòng 3 ngày được truyền huyết tương, các triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân như sốt, ho, khó thở và đau tức ngực dần cải thiện.
TS-BS Bạch Quốc Khánh cho biết ở Việt Nam, phương pháp điều trị huyết tương từ bệnh nhân Covid-19 đã khỏi, chỉ mới trong giai đoạn nghiên cứu phòng thí nghiệm, chưa có chỉ định trên bệnh nhân nào. Theo đó, sử dụng huyết tương của người khỏi bệnh là phương pháp mới để điều trị bệnh nhân nặng, cơ thể có tải lượng virus cao, đã điều trị bằng các phương pháp thông thường nhưng virus trong cơ thể không giảm. Huyết tương của người khỏi bệnh có chứa kháng thể chống virus, khi truyền vào cơ thể người bệnh, kháng thể sẽ phát huy tác dụng, hỗ trợ bệnh nhân diệt virus.
Các chuyên gia y học đang kỳ vọng trong tương lai gần, liệu pháp huyết tương sẽ trở thành phương pháp điều trị cho những bệnh nhân Covid-19 nguy kịch, không thích ứng với các loại thuốc kháng virus. Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân được thử nghiệm điều trị bằng phương pháp truyền huyết tương chưa nhiều, nhiều quốc gia hiện vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu.
Hiến máu giúp giảm nguy cơ ung thư
Theo giới chuyên môn, hiến máu có nhiều điểm lợi như giúp phát hiện sớm bệnh tật, kiểm soát cân nặng. Hiến máu thường xuyên sẽ giúp kiểm soát tốt lượng sắt trong cơ thể, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nghiên cứu cho thấy thừa chất sắt có thể dẫn đến việc mất cân bằng ôxy hóa quá mức, là thủ phạm gây lão hóa, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Đặc biệt, hiến máu còn giúp giảm nguy cơ ung thư nói chung (và nhất là ung thư gan, ruột già, phổi và vòm họng...) do một trong những nguyên nhân gây ung thư liên quan đến hàm lượng sắt quá mức trong cơ thể.
NGUYỄN THẠNH - NGỌC DUNG
Giải mã bí mật đằng sau màu sắc của thực phẩm Thực phẩm có nhiều lợi ích sức khỏe đằng sau các màu sắc đỏ, xanh, vàng. Nên ăn ít nhất một loại rau màu xanh đậm và màu cam mỗi ngày - Ảnh minh họa: Shutterstock Bộ Y tế Canada khuyến nghị "Ăn ít nhất một loại rau màu xanh đậm và màu cam mỗi ngày". Nhưng tại sao phải chỉ rõ màu...