9 lưu ý các mẹ cần nhớ khi mang thai để sinh ra những đứa con thông minh và khỏe mạnh
Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai rất quan trọng, muốn con sinh ra được thông minh và khỏe mạnh, các mẹ ghi nhớ ngay 9 lưu ý dưới đây nhé.
Mỗi giai đoạn mang thai các mẹ cần bổ sung các dưỡng chất khác nhau. Sau đây là 10 điều các mẹ cần nhớ để sinh ra những đứa trẻ thông minh và khỏe mạnh.
1. Tháng đầu tiên: Axit folic
Tháng đầu tiên mang thai là giai đoạn phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Bổ sung axit folic vào thời điểm này sẽ giúp ngăn ngừa khiếm khuyết về hệ thần kinh của thai nhi, giúp giảm thiểu tình trạng thiếu máu, sinh non, dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
2. Tháng thứ 2: Vitamin C, B6
Vào tháng thứ 2 của thai kỳ, nhiều mẹ bầu sẽ phát hiện tình trạng chảy máu nướu răng. Bổ sung vitamin C vào thời điểm này sẽ giúp mẹ bầu giảm bệnh viêm nướu hoặc các vấn đề về răng miệng.
Nhiều mẹ bầu sẽ phát hiện tình trạng chảy máu nướu răng vào tháng thứ 2 của thai kì.
Các mẹ có thể bổ sung vitamin C thông qua các loại rau củ và trái cây. Chẳng hạn ớt chuông, súp lơ, cải thảo, cà chua, dưa chuột, rau chân vịt, chanh, dâu tây, táo.
Nhiều mẹ bầu thường ốm nghén khi mang thai, các mẹ cần nhớ vitamin B6 chính là khắc tinh của triệu chứng ốm nghén.
3. Tháng thứ 3: Magie, vitamin A
Magie có nhiều trong rau màu xanh đậm, quả hạch, đậu nành, bí ngô, dưa lưới…
Mẹ bầu cần bổ sung Magie vào thời điểm này, bởi Magie là dưỡng chất cần thiết giúp phát triển các cơ và xương của thai nhi.
Các mẹ có thể bổ sung Magie thông qua rau màu xanh đậm, quả hạch, đậu nành, bí ngô, dưa lưới, hạt hướng dương, bánh mỳ ngũ cốc…
Ngoài ra, mẹ cần bổ sung vitamin A giúp bảo vệ làn da, hệ tiêu hóa và phổi của thai nhi khỏe mạnh.
4. Tháng thứ 4: Kẽm
Video đang HOT
Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh của thai nhi, gây ra dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Các mẹ có thể bổ sung kẽm thông qua hấp thụ hàu, sò, nấm, mè…
5. Tháng thứ 5: Canxi
Vào tháng thứ 5 của thai kỳ, xương và răng của thai nhi phát triển rất nhanh nên mẹ bầu cần bổ sung canxi vào thời điểm này.
Sữa bò, sữa bột và sữa chua là thực phẩm mẹ bầu cần hấp thu để bổ sung canxi cho thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm giúp hấp thu canxi, chẳng hạn pho mát, đậu phụ, trứng gà, trứng vịt, tôm, cá, rong biển.
6. Tháng thứ 6: Sắt
Để tránh tình trạng thiếu sắt trong thai kỳ, mẹ bầu nên hấp thu chất sắt thông qua rau xanh, nội tạng động vật, thịt nạc, hoặc sử dụng thuốc sắt theo hướng dẫn của bác sĩ.
7. Tháng thứ 7: DHA
DHA còn gọi là vàng của não, giúp ngăn ngừa tình trạng sinh non và khuyết tật trí tuệ ở thai nhi.
Ngoài ra, khi mẹ bầu nạp DHA vào cơ thể có lợi trong việc phát triển trí não và võng mạc của thai nhi. Mỗi ngày, các mẹ cần bổ sung 160 – 200mg DHA.
8. Tháng thứ 8: Carbohydrate
Vào tháng thứ 8 của thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu tích trữ glycogen và chất béo trong gan và dưới da. Bởi vậy, mẹ bầu cần cung cấp calo cho thai nhi, bằng cách gia tăng thực phẩm thiết yếu, hấp thu gạo và tinh bột vào cơ thể. Mỗi ngày, mẹ bầu cần đảm bảo nạp đủ 300 – 350g ngũ cốc.
9. Tháng thứ 9: Chất xơ
Giai đoạn cuối thai kỳ, sự phát triển của thai nhi sẽ tăng gánh nặng cho mẹ bầu. Các mẹ thường bị táo bón, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến bệnh trĩ.
Muốn giảm thiểu tình trạng táo bón khi mang thai, các mẹ cần hấp thu chất xơ và lợi khuẩn thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột, đồng thời tăng cường vận động, đi vệ sinh vào khung giờ cố định.
Các mẹ bầu cần nhớ không bổ sung chất dinh dưỡng quá nhiều, tránh tình trạng dinh dưỡng dư thừa khiến trẻ nặng cân, sinh khó. Theo mỗi tháng, các mẹ nên chú trọng bổ sung dưỡng chất cần thiết, nhưng cần nhớ vitamin A, vitamin B6, canxi nên bổ sung xuyên suốt cả thai kỳ.
Theo Sohu/Helino
Mẹ bầu có những thói quen xấu dưới đây sẽ sinh ra những đứa trẻ kém thông minh
Nếu như đang có những thói quen xấu sau, mẹ bầu hãy sửa bỏ ngay lập tức trước khi quá muộn.
Sinh một đứa trẻ thông minh, đáng yêu là mong ước và khát khao của những người làm mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai sẽ có vô vàn những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển trí não của thai nhi. Ngoài những yếu tố khách quan, còn có những yếu tố bắt nguồn từ thói quen xấu của mẹ. Đó là những thói quen xấu nào?
1. Căng thẳng, lo lắng
Căng thẳng, lo lắng trong thai kì là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến trí não của trẻ.
Lần đầu làm mẹ, nhiều mẹ thường có cảm xúc lo lắng, bất an về sức khỏe của thai nhi. Thêm vào đó, sự thay đổi về hormone trong cơ thể người mẹ, biến hóa về ngoại hình cơ thể và những yếu tố ngoại cảnh khiến mẹ luôn trong trạng thái lo lắng. Thời gian dài lo lắng, căng thẳng không những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người mẹ, mà còn tác động xấu đến sự phát triển trí não của thai nhi.
Theo một nghiên cứu mới nhất của Mỹ về hệ thần kinh cho thấy, trong thời gian mang thai, nếu người mẹ liên tiếp đối mặt với áp lực, phiền muộn, lo lắng sẽ làm biến đổi nơron thần kinh của thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành chụp cộng hưởng (FMRI) với đối tượng khảo sát là 47 thai phụ có biểu hiện trầm cảm, lo lắng trong giai đoạn 30 - 37 tuần thai, kết quả cho thấy tổ chức liên kết nơron thần kinh của thai nhi đã giảm, điều này nghĩa là cảm xúc tiêu cực của người mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trí não của thai nhi.
2. Hút thuốc
Hút thuốc là 1 thói quen cực kì xấu các mẹ bầu phải bỏ ngay.
Thuốc lá chứa tổng cộng 1200 loại chất độc hại, trong số đó, các nhà khoa học đã xác định hơn 60 chất có khả năng gây bệnh ung thư, ngoài ra chất nicotine, carbon monoxide (khí CO) có khả năng gây nguy hại đối với thai nhi trong bụng mẹ.
Nicotine khiến các mạch máu co thắt, làm giảm lưu lượng máu dẫn truyền đến thai thi. Carbon monoxide trong khói thuốc lá sẽ làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu, giảm nồng độ oxy trong máu cung cấp đến thai nhi.
Trong giai đoạn mang thai, cho dù người mẹ hút thuốc lá chủ động hoặc hít khói thuốc bị động trong thời gian dài đều sẽ gây tác động tiêu cực đến sự hình thành và phát triển trí não của thai nhi.
3. Uống rượu
Mẹ mang thai uống rượu khiến thai nhi bị hấp thu nồng độ cồn trong máu, gây ra hậu quả vô cùng khôn lường.
Khi mẹ mang thai uống rượu, nồng độ cồn sẽ trực tiếp thông qua hàng rào máu não (Blood Brain Barrier-BBB) ảnh hưởng đến thai nhi. Các cơ quan nội tạng của thai nhi vẫn còn yếu ớt, chưa hoàn thiện, không có khả năng chuyển hóa cồn nên sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh của thai nhi.
Mẹ mang thai uống rượu là đồng nghĩa với việc thai nhi đang hấp thu nồng độ cồn trong máu, hậu quả vô cùng khôn lường.
Nhiều quốc gia đã tiến hành khảo sát mức độ độc hại của nồng độ cồn trong máu đối với trí não của trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều trường hợp mắc phải hội chứng nhiễm độc rượu ở thai nhi, biểu hiện ở các bé là hành vi chậm chạp, não nhỏ, thiếu sự phối hợp, giảm khả năng nhận biết.
Hành vi chậm chạp, não nhỏ, thiếu sự phối hợp, giảm khả năng nhận biết là một trong những hậu quả trẻ phải gánh chịu nếu mẹ uống rượu khi đang mang bầu.
4. Dinh dưỡng không cân bằng
Hiện nay, nhiều mẹ mang thai đều đặn bổ sung thịt cá cho cơ thể, nhưng vẫn có thể đối mặt với nguy cơ dinh dưỡng không cân bằng. Thiếu dinh dưỡng hoặc bổ sung dinh dưỡng dư thừa đều có thể dẫn đến hệ lụy là dinh dưỡng không cân bằng.
Nhiều mẹ mặc dù ăn uống rất ngon miệng, nhưng bởi kén chọn món ăn nên dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cho mẹ và cả thai nhi.
Bộ não của trẻ cần phát triển và hoàn thiện về chức năng phải đảm bảo cung cấp nguồn năng lượng chính, bao gồm protein, chất béo không bão hòa, carbohydrat. Ngoài ra không thể thiếu canxi, phốt pho, iốt, kẽm, đồng, crôm và vitamin E, B1, B2.
Ngoài những thói quen có hại trên, dinh dưỡng cũng là 1 điều mẹ bầu nên tuyệt đối lưu ý.
Đặc biệt, thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, thiếu iốt sẽ gây ra bệnh bướu cổ và thiếu DHA sẽ ảnh hưởng não bộ của thai nhi.
Bởi vậy, các mẹ cần tránh tình trạng kén ăn, cần ăn uống phối hợp đầy đủ chất, chẳng hạn trứng, sữa, cá, thịt, gan động vật, chế phẩm từ đậu, rong biển, rau xanh, trái cây...
Ngoài những yếu tố di truyền ảnh hưởng đến trí não của thai nhi, các mẹ cần lưu ý về thói quen ăn uống, sinh hoạt để đảm bảo quá trình phát triển tốt nhất cho trẻ.
Ngày Thế giới Không Thuốc lá là ngày lễ do tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát động nhằm gây sự chú ý của cộng đồng tới tác hại của thuốc lá, từ đó để những người đã và đang hút thuốc có thể từ bỏ thói quen xấu này.
Ngày Thế giới Không Thuốc lá được tổ chức vào 31/05 hàng năm. Chủ đề của ngày Thế giới Không Thuốc lá 2019 là "Thuốc lá và các bệnh về phổi". Thông qua chủ đề này, WHO muốn thông tin đến cộng đồng hậu quả của việc sử dụng thuốc lá với sức khỏe con người, đặc biệt là các bệnh về phổi. Đồng thời qua thông điệp này WHO kêu gọi các quốc gia có những hành động kịp thời nhằm giảm nguy cơ tử vong do các bệnh về phổi liên quan đến sử dụng thuốc lá.
Theo Sohu/Helino
Ăn gì khi mang bầu để sinh con thông minh? Phụ nữ mang thai ăn vặt bằng các loại hạt vỏ cứng trong ba tháng đầu dễ sinh con thông minh vì những loại hạt này giàu axit folic và axit béo thiết yếu Ví dụ về hạt có vỏ cứng bao gồm hạt quả óc chó, hạnh nhân hoặc hạt thông. Nghiên cứu của các nhà khoa học Tây Ban Nha cho...