9 loại thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt
Nên ăn gì để giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt? Đây là một trong những câu hỏi phổ biến nhất đối với nam giới, vì cứ 9 người đàn ông lại có 1 người bị ung thư tuyến tiền liệt, theo Health Line.
Ăn uống đúng loại thực phẩm có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về tuyến tiền liệt – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Các bác sĩ cho biết, điều trị tốt nhất luôn là phòng ngừa, theo Urology Specialist.
Bạn có biết rằng, ăn uống đúng loại thực phẩm có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về tuyến tiền liệt?
Đây là lý do tại sao siêu thực phẩm để bảo vệ tuyến tiền liệt lại cần thiết cho nam giới.
Vậy thì, nên ăn gì để bảo vệ tuyến tiền liệt?
Sau đây là 9 loại thực phẩm mà mọi đàn ông cần biết để ăn uống phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt:
1. Cà chua
Cà chua có chứa một chất chống ô xy hóa mạnh gọi là lycopene – có thể làm giảm tổn thương tế bào và làm chậm quá trình sản sinh tế bào ung thư, do đó có thể giúp ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt cũng như giảm sự phát triển khối u.
Đánh giá 24 nghiên cứu cho thấy, nam giới ăn nhiều cà chua ít có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt hơn. Cà chua nấu chín có hiệu quả hơn.
2. Cây họ cải
Một số nghiên cứu cho thấy rau họ cải, bao gồm súp lơ, bắp cải, cải Brussels, xà lách, và đặc biệt là súp lơ xanh, có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Có thể nhờ một số dưỡng chất thực vật có trong những loại rau này, như sulforaphane, nhắm mục tiêu và tiêu diệt tế bào ung thư một cách có chọn lọc, theo Health Line.
3. Cá
Luôn chọn đạm nạc với chất béo lành mạnh để bảo vệ tuyến tiền liệt, như cá cơm, cá mòi và cá hồi.
Video đang HOT
Các nghiên cứu tổng quan cho biết, a xít omega-3 có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
4. Quả mọng
Quả mọng là siêu thực phẩm hàng đầu bảo vệ tuyến tiền liệt, đặc biệt là những loại như dâu tây, quả mâm xôi và việt quất.
Các loại quả mọng chứa nhiều chất chống ô xy hóa mạnh – có thể chống lại các gốc tự do, từ đó có thể chống ung thư. Hàm lượng vitamin C cao trong quả mọng cũng có thể giúp ngăn ngừa phì đại tuyến tiền liệt.
Chỉ cần thêm 1 – 2 quả dâu vào sinh tố hoặc sữa chua, theo Urology Specialist.
5. Các loại hạt
Các loại hạt cũng chứa đầy chất béo lành mạnh và các khoáng chất vi lượng có thể thúc đẩy sức khỏe tuyến tiền liệt.
Hạt bí chứa nhiều kẽm, rất có lợi cho khả năng sinh sản. Quả óc chó và hạnh nhân có chứa vitamin E và canxi có tác dụng ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt.
Hãy chọn các loại hạt thô và không tẩm muối để có thêm nhiều lợi ích cho sức khỏe.
6. Các loại đậu và đậu nành
Các loại đậu chứa phytoestrogen – có tác dụng chống ung thư, nhờ vào việc điều hòa hoóc môn, can thiệp vào sự chết tế bào và tác dụng chống ô xy hóa.
Một số nghiên cứu cho thấy rau họ cải, bao gồm súp lơ, bắp cải, cải Brussels, xà lách, và đặc biệt là súp lơ xanh, có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu tổng quan cho thấy những người ăn nhiều phytoestrogen nhất đã giảm 20% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, theo Health Line.
Viện Ung thư Quốc gia Mỹ còn cho thấy, tiêu thụ đậu nành làm giảm mức độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt – dấu hiệu cho thấy tuyến tiền liệt có vấn đề.
Hãy thử thay thế đạm thịt bằng đạm từ các loại đậu vài bữa trong tuần.
7. Trà xanh
Trà xanh có thể giúp chống lại các gốc tự do gây hại, bảo vệ chống lại ung thư tuyến tiền liệt. Đây là một siêu thực ph ẩm thực sự tốt cho tuyến tiền liệt!
Bằng chứng cho thấy các hợp chất đặc biệt trong trà xanh có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt bằng cách tác động đến sự phát triển của khối u, tế bào chết và tín hiệu hoóc môn.
8. Nước ép lựu
Nước ép lựu nổi tiếng là “trái cây thần kỳ” do hàm lượng chất chống ô xy hóa cao, và hoạt tính sinh học có thể ức chế sự gia tăng của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt, theo Health Line.
Các nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng rằng nước ép và chiết xuất từ quả lựu ức chế sự sản sinh của một số tế bào ung thư tuyến tiền liệt trong các nghiên cứu trên động vật và tế bào.
9. Vitamin E, Selen
Ngoài ra, một số nghiên cứu ban đầu cho thấy bổ sung vitamin E hoặc selen có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, theo Cancer.org.
Tránh tiêu thụ canxi quá mức
Một số nghiên cứu đã phát hiện nam giới có chế độ ăn nhiều sữa và canxi, có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn, theo Cancer.org.
Vì vậy, không nên bổ sung quá nhiều canxi trong chế độ ăn uống.
Bỗng dưng thấy bàn chân thay đổi theo 3 cách này, coi chừng bệnh ung thư đang phát triển trong cơ thể, cần lập tức đi khám
Nếu muốn biết bản thân liệu đang có nguy cơ mắc bệnh ung thư hay không, bạn có thể nhìn xuống bàn chân, nếu không có 3 dấu hiệu dưới đây thì có thể phần nào yên tâm.
Nhờ sự tiến bộ không ngừng của y học hiện đại, chúng ta ngày càng có nhiều sự hiểu biết hơn về ung thư, đây dù là một căn bệnh đặc biệt nhưng hoàn toàn vẫn có thể điều trị được nếu chúng ta phát hiện sớm.
Tuy nhiên ung thư giai đoạn đầu thường bộc lộ rất ít dấu hiệu vì thế người bệnh thường dễ dàng bỏ qua nó và không kịp thời nắm bắt cơ hội để điều trị bệnh trong "thời điểm vàng". Chính vì vậy, ngay từ bây giờ mỗi người nên bổ sung kiến thức về ung thư và thực hiện tầm soát bệnh kịp thời để có thể điều trị sớm, ngăn ngừa khối u di căn.
Chân là một trong những bộ phận mà cơ thể bộc lộ dấu hiệu nếu có bệnh ung thư.
Khi ung thư xuất hiện, cơ thể sẽ xuất hiện rất nhiều dấu hiệu như chán ăn, sụt cân, sốt cao, mệt mỏi, đau nhức... Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện 3 triệu chứng dưới đây ở bàn chân.
1. Chân xuất hiện khối u
Theo Sohu, nếu bỗng dưng bạn nhận thấy bàn chân xuất hiện khối u cứng, không rõ đường viền thì phải đề phòng khối u ác tính xuất hiện. Các bác sĩ nhắc nhở rằng ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt rất dễ di căn xương nên bạn cần cảnh giác các triệu chứng bất thường ở xương chân.
Chân tê nhức, sưng tấy cũng có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư.
Ngoài ra, chân tê nhức, sưng tấy cũng có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư. Theo nghiên cứu, khi tế bào ung thư di căn sẽ ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu và gây ra phù nề trên cơ thể. Bàn chân là bộ phận cuối cùng của cơ thể vì thế cũng có thể coi là nơi nhận máu từ tim chậm trễ nhất, nếu quá trình lưu thông máu không trơn tru thì hiện tượng tê nhức, sưng tấy sẽ dễ xảy ra.
2. Móng chân bất thường
Khi cơ thể xuất hiện tế bào ung thư, móng tay cũng sẽ thay đổi theo. Ví dụ, móng tay có thể xuất hiện các đường dọc màu đen.
Xuất hiện đường màu đen trên móng chân hoặc móng tay là dấu hiệu nhận biết khối u ác tính dưới da
Theo Học viện Da liễu Mỹ (AAD), xuất hiện đường màu đen trên móng chân hoặc móng tay là dấu hiệu nhận biết khối u ác tính dưới da, chiếm 0,7 đến 3,5%. Sọc đen trên móng do u ác tính sẽ đen và rộng hơn theo thời gian, thậm chí khi bệnh ung thư tiến triển nặng thì các cạnh móng có thể có triệu chứng sưng, đau, chảy máu, chảy mủ và móng bị nứt tách ra. Theo các nghiên cứu, có khoảng 40 đến 55% trường hợp bị u hắc tố dưới móng được phát hiện ở chân.
Theo trang Reader's Digest, chẩn đoán ung thư sớm rất quan trọng vì thế bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu tình cờ phát hiện đường sọc sẫm màu trên dọc máu chân hoặc móng tay mình.
3. Sưng, đau.. thậm chí gãy tay chân
Theo trung tâm y tế Mayo Clinic (Mỹ), bệnh ung thư xương có thể bắt đầu ở bất kỳ phần xương nào trong cơ thể, nhưng nó thường ảnh hưởng nhiều nhất đến xương chậu hoặc xương ở chân, ở tay. Các triệu chứng của ung thư xương bao gồm đau xương, sưng, xương suy yếu dẫn đến gãy xương, mệt mỏi, giảm cân ngoài ý muốn... Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu trên ở xương chân thì nên kịp thời đến gặp bác sĩ để được khám bệnh.
Ngoài nắm được các triệu chứng thường gặp của ung thư, ngay từ hôm nay bạn cũng nên bắt đầu thực hiện những thay đổi trong lối sống sau đây để giảm nguy cơ mắc, bao gồm: Không hút thuốc, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng thường xuyên, hạn chế số lượng rượu, hạn chế số lượng bạn tình, duy trì cân nặng lý tưởng, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn các loại thịt chế biến sẵn.
Đồng thời, nên bổ sung hoa quả và các loại rau xanh mỗi ngày. Luyện tập thể dục đều đặn mỗi tuần. Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc ung thư và tiêm vắc-xin ngừa ung thư theo khuyến cáo của bác sĩ.
Đậu tương giảm mỡ máu, hạ huyết áp Đậu tương, tên khác là đậu nành, tên khoa học là Glycine max (L) Merr, họ đậu (Fabaceae). Theo Đông y, đậu tương vị ngọt, tính bình, vào kinh Tỳ và Thận. Công năng: hoạt huyết, khu phong, lợi thấp, giải biểu, trừ phiền, phát hãn. Thành phần hóa học: Protein 40%; Có đủ các acid amine cơ bản như: leucin, isoleucine, lysine,...