9 giải pháp dự phòng tránh nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim trong mùa lạnh
Đột quỵ và nhồi máu cơ tim là những bệnh lý đe dọa tính mạng có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi. Để phòng ngừa hai căn bệnh nguy hiểm này đừng quên những giải pháp dự phòng quan trọng.
Theo bác sĩ Trần Quốc Khánh – Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, nhồi máu cơ tim cùng với đột quỵ vẫn luôn là hai nguyên nhân đứng số 1 và số 2 gây tử vong cho con người trên toàn Thế giới.
Đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần não của chúng ta bị giảm hoặc mất hoàn toàn do mạch máu não bị tắc hoặc bị vỡ, các mô não không nhận được oxy và chất dinh dưỡng dẫn đến tế bào não bắt đầu chết dần trong vài phút.
Bác sĩ Khánh chỉ ra hai loại đột quỵ chính theo thương tổn gồm: Thể mạch máu não bị tắc nghẽn (Nhồi máu não) và thể mạch máu não bị vỡ (Xuất huyết não). Một số người có thể chỉ bị gián đoạn tạm thời lưu lượng máu đến não => gọi là cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (Transients Ischemic Attack-TIA), chúng thường không gây ra các triệu chứng lâu dài tuy nhiên đây cũng là “điềm báo” về nguy cơ chúng ta bị đột quỵ về sau nếu không được dự phòng sớm.
Nhồi máu cơ tim (Heart Attack hay Myocardial Infarction) về cơ chế giống như thể nhồi máu não, tức là các tế bào cơ tim bị thiếu máu cấp tính do mạch nuôi tim (Mạch vành) bị tắc nghẽn khiến tim bị “chết” một phần hoặc toàn bộ và dẫn đến tử vong rất nhanh.
Để phòng ngừa hai căn bệnh nguy hiểm này cần có một chế độ ăn uống hợp lý, rèn luyện sức khỏe điều độ và thay đổi thói quen sinh hoạt theo lời khuyên từ các bác sĩ, chuyên gia. (Ảnh minh họa)
Với hai thương tổn này (Đột quỵ và nhồi máu cơ tim) bác sĩ Khánh nhấn mạnh, mỗi người cần nắm rõ các giải pháp dự phòng và thực hành chúng để bảo vệ chính mình và người thân trong gia đình tránh những cuộc chia ly trong đường đột:
1. Luôn tuân thủ điều trị và kiểm soát đường máu, mỡ máu và huyết áp với những người cao huyết áp, tiểu đường hay tăng mỡ máu. Đây là giải pháp được đánh giá quan trọng nhất.
Video đang HOT
2. Xây dựng và duy trì những thói quen tốt cho sức khoẻ hằng ngày như không hút thuốc lá, giảm rượu mạnh, ngủ trước 23h và dậy sớm thể dục (Đi bộ, chạy bộ, đạp xe, tập Yoga, dưỡng sinh, bài tập với bóng Gym tại nhà…).
Bác sĩ Khánh lưu ý, gần tết và tết mọi người hay phá vỡ những thói quen này và rất dễ phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Khi chúng ta thể dục thể thao thường xuyên, hệ thống tim mạch được cải thiện, thành mạch máu tăng cường sức bền và những khối xơ vữa cũng được loại bỏ.
3. Tránh những thói quen không tốt trong ăn uống làm tăng nguy cơ bị đột quỵ/nhồi máu cơ tim như ăn quá mặn, ăn nhiều thực phẩm xào – rán – quay – nướng, thịt nguội, xúc xích hay những thực phẩm đóng hộp công nghiệp. Nên tạo thói quen ăn sáng đủ đầy, ăn trưa vừa phải và ăn tối ít, thực phẩm thì nên ưu tiên kho nhạt, luộc, hấp, nấu canh, salad.
4. Tránh ngồi lâu 1 tư thế vì rất dễ hình thành những cục huyết khối bắn đi gây tắc mạch não, mạch vành, mạch phổi. Khi ngồi máy bay-ô tô dường dài, ngồi làm việc lâu… cứ tối đa 60 phút thì rời khỏi vị trí, vận động ép giãn cơ thể, vươn thở, co duỗi tay chân dăm phút.
5. Thuốc lá, rượu mạnh, tiểu đường, béo phì, cao huyết áp và bệnh rung nhĩ – loạn nhịp là 6 nguy cơ “hạng nặng” dẫn đến đột quỵ/nhồi máu cơ tim cần loại bỏ hoặc kiểm soát tốt ngay từ bây giờ, anh chị nhé! Nếu dùng chất cồn, ưu tiên rượu vang, rượu nhẹ dưới 30 độ.
6. Người có nguy cơ cao bị đột quỵ/nhồi máu cơ tim bao gồm: Tăng cân béo phì, ít vận động thể thao, người bị cao huyết áp – tiểu đường – tăng mỡ máu, người có tiền sử người thân bị tai biến – nhồi máu, người đang chữa ung thư, người bị bệnh thận mạn tính hoặc bị bệnh hệ thống – miễn dịch, phụ nữ có tiền sử bị tiểu đường thai nghén hoặc tiền sản giật, người nằm lâu sau phẫu thuật (thay khớp, phâu thuật ổ bụng…).
Những ai có một hay nhiều những yếu tố trên nên tạo thói quen đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ hằng năm đặc biệt là khám chuyên khoa tim mạch. Nếu cần, nên chụp cắt lớp khảo sát mạch vành tim, chụp cộng hưởng từ sọ não mạch máu não, siêu âm động mạch cảnh hai bên… để phát hiện sớm những bất thường trong hệ thống mạch máu.
7. Stress là một nguyên nhân lớn dẫn đến đột quỵ/nhồi máu cơ tim, buông bỏ bớt và luôn trân quý từng ngày được sống.
8. Mùa lạnh này tránh để cơ thể tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, đặc biệt người già. Sau khi tỉnh giấc hoặc sau tiệc rượu chưa vội tung chăn rời khỏi giường hoặc “lao” ra đường ngay.
Luôn xoa lòng bàn tay bàn chân vào nhau hoặc khởi động cơ thể trong chăn một lúc trước khi ra ngoài hoặc cần mặc ấm trước khi rời tiệc vì ăn mặc phong phanh rất dễ tai biến.
9. Vô cùng để ý đến những dấu hiêu báo trước dù mơ hồ nhưng lại có ý nghĩa rất lớn để phát hiện và xử lý kịp thời tai biến, nhồi máu gồm:
Đột ngột đau nhức đầu hoặc đang ăn cơm tự nhiên rơi đũa hoặc lắp bắp nói khó, đó là những dấu hiệu của đột quỵ.
Ngoài ra có thể kiểm tra nhanh thêm những dấu hiệu như bảo người đó nói to chứ “A” với hơi dài, hoặc bảo thè lưỡi, huýt sáo… Nếu lưỡi lệch 1 bên, khó khăn khi huýt sáo, méo miệng, không nói tròn vành chữa A… cần liên hệ xe cấp cứu để đưa bệnh nhân đến viện nhanh nhất có thể.
Chủ động chụp cắt lớp vi tính sọ não, cộng hưởng từ sọ não để phát hiện sớm những thương tổn. Vì với bệnh lý này, thà chụp không có gì còn hơn theo dõi chưa chụp mà làm mất đi thời gian vàng trong xử trí.
Hồi hộp đánh trống ngực, kích thích vã mồ hôi kèm đau thắt ngực trái, cơn đau có thể lan sau lưng hoặc lan lên vai trái… Cần nghĩ đến nhồi máu cơ tim. Để bệnh nhân nằm yên nghỉ ngơi tránh lo lắng, gắng sức và gọi nhân viên y tế kịp thời.
Dư thừa chất béo, uống nhiều rượu bia làm tăng cholesterol
Chế độ dinh dưỡng dư thừa chất béo và lối sống ít vận động dẫn đến gia tăng cholesterol là nguyên nhân của nhiều bệnh gây hại sức khỏe, tính mạng như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.
Bác sĩ CKII Lưu Ngọc Trân kiểm tra diễn tiến sức khỏe người bệnh điều trị tại khoa.
Bác sĩ CKII Lưu Ngọc Trân, Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, cholesterol là thành phần của màng tế bào, muối mật, các hormon sinh dục và hormon thượng thận trong cơ thể. Cholesterol được chuyên chở cùng với mỡ trung tính trong mạch máu đi khắp cơ thể. Bình thường, sự chuyên chở này thông suốt, nhưng nếu ăn quá nhiều chất béo, cơ thể sẽ dư cholesterol, đọng lại trong các mảng xơ vữa ở thành mạch máu khiến mạch máu bị tắc.
Theo BS CKII Lưu Ngọc Trân, tình trạng rối loạn lipid máu do cholesterol thường không có triệu chứng đặc trưng. Bệnh chỉ được phát hiện khi người xét nghiệm máu hoặc có biến chứng phải vào viện như: đột quỵ, bệnh mạch vành hoặc mạch máu ngoại biên.
Các triệu chứng thường gặp chủ yếu của bệnh mạch vành như cơn đau thắt ngực; bệnh mạch máu não: thiếu máu não thoáng qua, mất trí nhớ, đau đầu; bệnh mạch máu ngoại biên chi dưới như bàn chân xanh hoặc trắng nhợt, chi lạnh, đau cách hồi, đau về ban đêm, hoại tử khô các ngón chân. Ngoài ra, các dấu hiệu tích lũy cholesterol như mảng u vàng trên da, mô mắt, gân cơ bàn tay, bàn chân,...
BS CKII Lưu Ngọc Trân cho biết, những yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn lipid máu đó là người có tiền căn mắc bệnh đái tháo đường, hội chứng cushing, hội chứng thận hư, suy thận mạn, suy giáp hay người mắc các bệnh về gan.
Ngoài ra, bệnh thường gặp ở những người béo phì, nghiện rượu, hút thuốc lá, thường xuyên bị stress... Tình trạng sử dụng lâu dài các thuốc ngừa thai, thuốc lợi tiểu, corticoid..., không tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa cũng tiềm ẩn nguyên nhân gây bệnh.
BS CKII Lưu Ngọc Trân ghi nhận, hiện nay, do người dân ít vận động, sử dụng nhiều thức ăn nhanh, nước uống có gaz hay các loại trà, cà phê, rượu bia..., khiến chế độ dinh dưỡng mất cân đối. Từ đó, dẫn đến tình trạng tăng cân, tăng đường huyết và rối loạn lipid máu, phổ biến cả ở giới trẻ.
Theo bác sĩ Trân, phần lớn người bệnh rối loạn lipid máu đến điều trị khi đã ở giai đoạn trễ hoặc có biến chứng của những bệnh khác như viêm tụy cấp ở bệnh nhân nghiện rượu, đau thắt ngực do nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ cơ tim, đột quỵ não, hoại tử ngón chân...
Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, mọi người nên tầm soát sức khỏe định kỳ mỗi năm. Nếu lượng mỡ trong máu bình thường chỉ cần xét nghiệm 1 lần/năm; nếu tăng cao có thể kiểm tra mỗi 3-6 tháng/lần tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần thay đổi lối sống theo hướng tích cực để cải thiện sức khỏe. Thực hiện liệu pháp dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế thức ăn chứa cholesterol có trong trứng, thịt mỡ, nội tạng động vật, dầu dừa, bơ, sữa béo.
Ăn nhiều chất xơ giúp hạn chế ruột hấp thu cholesterol, có nhiều trong lúa mạch, đậu, trái cây, các loại rau. Bên cạnh đó, tăng cường hoạt động thể lực thường xuyên, liên tục; ngưng các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe như hút thuốc lá; tránh bị stress.
Khi ngủ mà gặp 4 biểu hiện này trên cơ thể thì cần đi khám, nếu chủ quan để nặng có thể dẫn đến nhồi máu não hay tai biến mạch máu não Đối với người gặp phải tình trạng cục máu đông, trong cơ thể sẽ phát ra nhiều tín hiệu, nếu tình trạng này không được cải thiện thì có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu. Trong cơ thể, máu phải đảm nhiệm một lúc hai nhiệm gần như đối lập: Một là chảy liên tục đi nuôi dưỡng khắp cơ thể, hai...