9 dấu hiệu thầm kín cho thấy xương đang có vấn đề
Hãy nhận ra những dấu hiệu này trước khi quá muộn.
Móng giòn dễ gãy
Móng bị gãy rất khó chịu, nhưng nếu bạn nhận thấy móng bị gãy nhiều hơn bình thường thì có lẽ cần để ý.
Móng có thể bị giòn vì một số lý do, nhưng hai nguyên nhân nổi bật nhất là collagen và thiếu canxi. Collagen là một protein nâng đỡ cho da, mô liên kết và xương. Có thể giữ hàm lượng collagen khỏe mạnh bằng các loại thực phẩm như quả mọng, rau xanh, đậu nành và cam quýt.
Canxi là một khoáng chất không thể thiếu cho sức khỏe của xương – ngoài sữa, bạn cũng có thể lấy canxi từ rau lá xanh và cá mòi. Nếu thiếu một trong những chất này, bạn có thể thấy hậu quả tiêu cực khi làm móng.
Không tập thể dục
Nếu bạn dành phần lớn thời gian của mình trước máy tính và trên đi văng, thì bạn rất có thể có nguy cơ cao bị loãng xương. Tập thể dục không chỉ giúp cơ bắp mạnh mẽ mà còn giúp cho xương chắc khỏe.
Khi tập thể dục – đặc biệt là khi nâng tạ và các bài tập cardio mang trọng lượng cơ thể như chạy bộ hoặc leo cầu thang bộ bộ xương sẽ được bảo vệ. Cố gắng đứng lên và đi loanh quanh ít nhất một lần mỗi giờ, đi bộ hoặc chạy bộ sau giờ làm việc và dành thời gian để tập thể dục vào buổi sáng sớm để nâng tạ. Chỉ cần không mắc phải những sai lầm khi tập luyện có thể làm yếu xương.
Không dễ phát hiện tình trạng tụt lợi vì nó diễn ra từ từ trong nhiều năm. Lợi sẽ bị tụt xuống khi xương hàm bị mất đi sức mạnh và khối xương. Xương hàm chính là nơi để răng cắm vào, vì vậy khi nó yếu đi, nướu răng có thể tách ra khỏi răng. Một dấu hiệu chính của tụt lợi là bạn bắt đầu bị mất răng.
Khi có tuổi, hãy yêu cầu bác sĩ nha khoa kiểm tra sức khỏe của nướu răng trong các lần khám định kỳ. Ngay cả khi không có vấn đề về nướu răng, bạn sẽ vẫn muốn đảm bảo các biện pháp phòng ngừa như dùng chỉ nha khoa và đánh răng thường xuyên; cũng có thể tăng cường sức mạnh của hàm bằng cách nhai kẹo cao su.
Bị thấp đi
Thật không may, giảm chiều cao khi có tuổi là một thực tế. Nó xảy ra khi khối xương giảm và sụn giữa các xương mòn dần theo năm tháng. Bắt đầu bị thấp đi không phải lúc nào cũng có nghĩa là xương của bạn đang gặp rắc rối, mà nó có thể cho thấy sự suy yếu của các cơ xung quanh cột sống.
Vì xương và cơ luôn hoạt động cùng nhau và thường đạt được và mất đi sức mạnh cùng nhau, nên mất cơ sẽ rất dễ dẫn đến mất xương.
Video đang HOT
Lọ cà muối sẵn không dễ mở với bất kỳ ai, nhưng nếu bạn nhận thấy sức cầm nắm của mình tệ hơn bình thường, thì có lẽ đã đến lúc gọi bác sĩ và xem bạn có bị mất xương hay không.
Trong một nghiên cứu được thực hiện trên phụ nữ sau mãn kinh, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng lực bóp tay là bài kiểm tra quan trọng nhất khi xác định mật độ khoáng tổng thể của xương. Có sự liên quan giữa lực bóp tay và mật độ xương ở vùng háng, xương sống và cẳng tay.
Một cách để bảo vệ xương – và tăng cường sức cầm nắm – là tập sức mạnh.
Bị gãy xương – trong khi lẽ ra không bị
Một dấu hiệu lớn của yếu xương và mất xương có thể là gãy xương: Nếu bạn, ví dụ, bị gãy xương mắt cá chân trong một sự cố nhỏ như bước hụt, thì có thể đã đến lúc cần kiểm tra xương – đây có thể là dấu hiệu sớm của bệnh loãng xương.
Chuột rút, đau cơ và đau xương
Đau nhức thường đi kèm với tuổi tác – tất cả chúng ta đều lường trước điều đó. Nhưng chúng có thể báo hiệu không chỉ là sự lão hóa của cơ thể. Đau nhức thường xuyên là một dấu hiệu cảnh báo về tình trạng thiếu vitamin D, có thể dẫn đến mất xương.
Nếu bạn cũng thấy mình bị chuột rút thường xuyên, nó có thể là dấu hiệu thiếu hụt vitamin/khoáng chất. Chuột rút đặc biệt phổ biến ở bàn chân và cẳng chân.
Chuột rút chân xảy ra vào ban đêm thường là dấu hiệu cho thấy lượng canxi, magiê và/hoặc kali quá thấp. Nếu những thiếu hụt này tiếp tục trong một thời gian dài, nó có thể dẫn đến mất xương.
Có khung xương nhỏ
Những người có khung xương nhỏ hơn dễ bị loãng xương hơn – một phần vì họ có ít khối xương hơn. Nếu bạn nằm trong số này, thì bạn cần phải tích cực hơn nữa để bảo vệ bộ xương của mình.
Duy trì tập thể dục thường xuyên và bổ sung vào chế độ ăn các loại thực phẩm giàu canxi. Và xem xét kiểm tra xương khi khám sức khỏe hàng năm.
Là phụ nữ có lượng estrogen thấp
Khi hoóc-môn quan trọng này bắt đầu giảm – thường là trong thời kỳ mãn kinh, xương có thể bị ảnh hưởng. Có một giải pháp là liệu pháp thay thế hoóc-môn.
Nếu không chắc chắn về mức độ hoóc-môn của mình, tốt nhất là nênđi khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết hoặc một các sĩ chuyên khoa khác có thể giúp dựa trên nhu cầu cụ thể của bạn.
Nếu có nồng độ estrogen thấp, thì liệu pháp thay thế hoóc-môn, tập thể dục các bài tập tác động cao và chế độ ăn cân đối giàu canxi có thể làm chậm mất xương.
Cẩm Tú
Theo RD
5 dấu hiệu trên khuôn mặt tiết lộ sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng mà bạn chỉ cần nhìn vào gương là thấy
Thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Theo số liệu của các tổ chức y tế thế giới, thiếu vitamin A đã làm chết hơn 8 triệu trẻ em trong 12 năm qua. Hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới đang thiếu Vitamin D.
Khi thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, mọi bộ phận cơ thể bạn đều có thể bị đau, thường là từ trong ra ngoài. Vì vậy, nếu da của bạn có dấu hiệu không khỏe mạnh thì bạn cần biết rằng bên trong cơ thể cũng có thể đang bị ảnh hưởng. Ngay cả khi bạn theo dõi lượng chất dinh dưỡng mình ăn hoặc uống vitamin tổng hợp, bạn vẫn có thể không nhận được tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Tất cả những gì bạn phải làm là nhìn vào gương và nhận ra những dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt dinh dưỡng được tiết lộ trên khuôn mặt như dưới đây.
1. Đôi mắt sưng húp
Nếu mỗi buổi sáng thức dậy bạn nhận thấy đôi mắt mình có dấu hiệu sưng húp thì hãy nghĩ đến 2 khả năng có thể xảy ra. Một là do bạn ngủ không đủ giấc và hai là do lượng i-ốt thấp trong cơ thể đang ở mức thấp.
Nếu bạn đã thay đổi thời gian ngủ, ngủ đủ 7-8 giờ/đêm mà vẫn gặp biểu hiện này thì nguyên nhân là do lượng i-ốt bạn tiêu thụ không đủ cho cơ thể. Iốt có tác dụng loại bỏ các chất gây rối loạn nội tiết (như flo, clo, và brôm) và hỗ trợ chức năng tuyến giáp, làm giảm sưng, kể cả sưng húp mắt.
Đừng nghĩ rằng chỉ có muối đã chế biến mới cung cấp i-ốt cho bạn. Hãy ăn thêm các loại thực phẩm như rau biển, tảo bẹ, trứng, kefir (tốt hơn là từ sữa dê) và đậu để bổ sung i-ốt cho cơ thể.
2. Làn da nhợt nhạt
Có thể bạn sẽ thấy da mình nhợt nhạt mỗi khi lạnh nhưng nếu đến mức quá nhợt nhạt như thể thiếu sức sống hoặc là ngay cả lúc bình thường cũng vậy thì rất có thể đó là dấu hiệu cho thấy bạn thiếu vitamin B12. Nếu cơ thể không nhận đủ B12, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và da của bạn có thể bị đau. Thức ăn từ động vật có thể là nguồn cung cấp vitamin B12 rất tốt, nhưng nếu bạn là người ăn chay thì nên nghĩ đến các lựa chọn thay thế phù hợp để bổ sung đầy đủ loại vitamin này.
Ngoài ra, sự thiếu hụt dưỡng chất quan trọng này có thể gây ra mệt mỏi, tim đập nhanh, khó thở, tiêu chảy, chán ăn, vấn đề về thị lực, trầm cảm...
Bạn có thể bổ sung vitamin B12 từ trứng đã qua chế biến, pho mát, ngũ cốc dinh dưỡng, sữa chua...
3. Tóc bị khô
Nếu nhận thấy tóc bị khô, mỏng đi và đầu trở nên nhiều gàu hơn thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu biotin hoặc vitamin B7. Bình thường, vi khuẩn đường ruột thường sản xuất ra lượng Biotin đủ nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Tuy nhiên trong một số trường hợp rối loạn tiêu hóa, khả năng thiếu hụt biotin có thể xảy ra.Thiếu hụt biotin cũng có thể là kết quả của việc sử dụng thuốc kháng sinh.
Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bổ sung biotin hoặc vitamin B7 dưới dạng thuốc hay thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi dùng các loại này. Cách an toàn nhất để bổ sung biotin hay vitamin B7 là từ thực phẩm. Các loại hạt, đặc biệt là quả óc chó, hạt hướng dương, đậu xanh, các loại đậu và nấm, thậm chí cả bơ... là những thực phẩm giàu vitamin B7 mà bạn có thể ăn hàng ngày.
4. Môi nhạt màu
Có thể bạn nghĩ rằng bôi son là có thể khắc phục tình trạng nhợt nhạt của môi. Thế nhưng, điều cần quan tâm ở đây là: Màu môi nhợt nhạt lại có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn, cụ thể là cho thấy bạn thiếu sắt. Trên thực tế, thiếu sắt là tình trạng thiếu dinh dưỡng ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại, theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC). Nhiều người chỉ biết rằng thiếu sắt khiến cơ thể thiếu máu dẫn đến mệt mỏi nhưng trên thực tế, tình trạng này có thể nhận biết được qua màu sắc của đôi môi.
Để bổ sung sắt cho cơ thể, bạn có thể thêm các loại tảo Spirulina, đậu lăng, sô cô la đen (Cacao!), rau bina và các loại rau lá xanh đậm khác, nho khô... vào chế độ ăn uống của mình.
5. Ra máu nướu răng
Nếu nướu răng của bạn đã bị xuất huyết thì có thể là do thiếu vitamin C trong cơ thể gây ra. Chúng tôi dùng Vitamin C để chống lại cảm lạnh thông thường, nhưng thiếu hụt Vitamin C sẽ dẫn đến nhiều nhiều vấn đề hơn, bao gồm ra máu nướu răng, sưng khớp, ra máu cam... Hãy nhớ rằng, cơ thể chúng ta không sản xuất hoặc dự trữ vitamin C, vì vậy bạn phải bổ sung dưỡng chất này từ thức ăn mỗi ngày.
Ớt, ớt đỏ, trái kiwi, bông cải xanh, dâu tây và hoa hồng... là những thực phẩm giàu vitamin C mà bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình.
Bạn có thể tìm mua các thực phẩm tươi ngon, giàu dinh dưỡng cho các bữa ăn để bổ sung vitamin, ngăn ngừa tình trạng thiếu chất dinh dưỡng tại các cửa hàng VinMart, VinMart hoặc VinEco gần nhất để đảm bảo độ tươi ngon và an toàn của thực phẩm cho gia đình mình!
Nguồn: DWolfe/Ncbi/Slate
Chải khô có chữa được da sần vỏ cam không? Chải bằng bàn chải khô là một phương pháp làm đẹp đang gây sốt với hứa hẹn tăng cường lưu thông máu, chữa mỡ vón (cellulite) và làm sáng da. Nhưng liệu nó có thực sự tác dụng? Chải da bằng bàn chải khô thực sự là một cách làm đẹp khiến nhiều người phát cuồng, thậm chí Gwyneth Paltrow, nữ hoàng của...