9 cách phục hồi năng lượng hiệu quả cho cơ thể
Chúng ta đều biết rằng vận động, thể dục và ngủ nghỉ đầy đủ là chìa khóa đảm bảo năng lượng cho một ngày hoạt động hiệu quả.
Tuy nhiên, đôi khi mỗi người cũng cần sự thúc đẩy năng lượng nhanh nào đó vì cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng.
Hạt bí là nguồn chứa nhiều dưỡng chất mang lại năng lượng cho cơ thể
Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia giúp nhanh chóng lấy lại năng lượng hoạt động cho cơ thể:
1. Để cho đầu óc rỗng rang vài phút
Nhiều người cho rằng đa tác vụ (làm nhiều việc cùng một lúc) có thể giúp giải quyết công việc hiệu quả hơn nhưng tạm dừng, dành một vài phút trước khi chuyển từ việc này sang việc khác để đầu óc “trống trải” một chút là cách hiệu quả để thúc đẩy lại mức năng lượng cần thiết cho cơ thể – theo TS. Jacob Teitelbaum, tác giả quyển sách Mệt mỏi và Đau cơ xơ hóa.
Bạn có thể dành một vài phút để trò chuyện ngắn với đồng nghiệp, bạn bè; pha một tách trà hay cà phê vừa uống vừa thư giãn trước khi bắt đầu một nhiệm vụ mới là việc bạn nên làm.
2. Đi bộ
Đi bộ một lúc trong khuôn viên văn phòng, tòa nhà,… cũng giúp lấy lại năng lượng cho cơ thể.
Các nhà khoa học Đại học California phát hiện, đi bộ trong 10 phút làm tăng mức năng lượng và duy trì năng lượng đó trong 2 giờ đồng hồ. Nếu bạn muốn thúc đẩy mức năng lượng cao hơn thì có thể leo cầu thang.
Leo cầu thang bộ cung cấp nhiều năng lượng hơn liều dùng caffeine mức thấp cho phụ nữ bị thiếu ngủ, theo nghiên cứu phát hành trên tạp chí Vật lý & Hành vi.
3. Uống một ly nước lọc
Video đang HOT
Theo nghiên cứu của Đại học Tufts, thiếu nước (dù ở mức độ thấp) cũng làm giảm sự tập trung và ảnh hưởng xấu đến trạng thái tinh thần. Mệt mỏi là một trong những biểu hiện thiếu nước đầu tiên của cơ thể.
Ngoài ra, thiếu nước cũng gây khó khăn cho cơ thể trong việc cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ, thải đẩy các độc tố ra khỏi cơ thể.
4. Bổ sung món ăn vặt tốt cho sức khỏe
Bạn có thể bổ sung protein và carbohydrate phức hợp như trứng luộc, thêm chút phô mai lên bánh ngọt hay ăn táo và bơ đậu phộng.
Carbohydrate phức hợp làm cho tiêu hóa chậm hơn nhưng cũng cung cấp năng lượng cơ thể một cách nhanh chóng bằng cách làm tăng mức đường huyết, nhưng mức tăng này không đủ cao để gây hại cơ thể – các chuyên gia giải thích.
Món ăn vặt khỏe mạnh cũng giúp giảm cảm giác thèm ăn một cách đáng kể.
5. Chế độ ăn giàu chất xơ
Mức năng lượng thấp là một trong những biểu hiện cơ thể không đủ lượng chất xơ cần thiết. Lý do là vì cơ thể tiêu hóa chất xơ chậm hơn, tạo ra nguồn cung năng lượng lâu dài trong ngày.
Bạn có thể bổ sung chất xơ thông qua các món ăn vặt tốt cho sức khỏe như các loại hạt hoặc ngũ cốc không tẩm gia vị, không chứa đường.
6. Ăn hạt bí
Hạt bí chứa nhiều magnesium. Thiếu magnesium cũng là nguyên nhân gây ra mệt mỏi.
Ngoài ra, các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt điều, đậu nành, cải bó xôi,… cũng là các nguồn giàu nguyên tố vi lượng chống mệt mỏi này.
7. Hành thiền
Bạn muốn có được sự cân bằng và cải thiện tình trạng stress, suy giảm năng lượng? – Hãy hành thiền. Thiền giúp chúng ta thoát khỏi các suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực, thúc đẩy cảm xúc và năng lượng tích cực cho cơ thể.
Nếu bạn còn mới mẻ với thiền, hãy bắt đầu các hoạt động buổi sáng trong sự chánh niệm.
8. Giảm bớt cà phê
Caffeine kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp chúng ta nhanh chóng tỉnh táo vào buổi sáng. Tuy nhiên, sự thúc đẩy nhanh này cũng dẫn đến trạng thái lo lắng, stress và làm giảm năng lượng hoạt động.
Lưu ý, hấp thu từ 200 – 300 mg caffeine trở lên (2-3 cốc cà phê) có thể gây hại cho bạn, ảnh hưởng tiêu hóa, dẫn đến đau đầu, cáu gắt – các dấu hiệu của uống cà phê quá nhiều. Hấp thu nhiều cà phê vào ban đêm cũng gây mất ngủ.
9. Lắng nghe giai điệu yêu thích
Giai điệu thư giãn, nhẹ nhàng có thể giúp hồi phục năng lượng và trạng thái tinh thần mỗi ngày. Các chuyên gia cho rằng nhạc không lời có thể giúp người lao động tập trung, cảm thấy vui vẻ hơn và làm việc năng suất hơn.
Huệ Trần
Theo Reader’s Digest/giacngo.vn
Điểm mặt những thói quen "biết rồi khổ lắm, nói mãi" của người lớn khiến trẻ nguy hiểm ngày Tết
Thời tiết lạnh kéo dài và hàng loạt thay đổi trong sinh hoạt, vui chơi, đi lại dịp Tết khiến nhiều trẻ nhỏ bị rối loạn hệ tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường hô hấp hay hạ thân nhiệt, phải vào viện cấp cứu.
Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ nhập viện vì viêm phổi và các bệnh hô hấp khác.
Trẻ nhập viện do bệnh hô hấp và bệnh lý đường tiêu hóa
Tại khoa Cấp cứu - Chống độc - Bệnh viện Nhi Trung ương, trung bình mỗi ngày tiếp nhận 80 -100 bệnh nhi vào cấp cứu. Thời tiết lạnh những ngày qua và dự báo tiếp tục rét tăng cường vào Tết Nguyên đán là nguyên nhân khiến nhiều trẻ bị viêm đường hô hấp, viêm phổi.
Một phụ huynh ở Hoàng Mai, Hà Nội có con nhập viện vì viêm phổi cho biết, con chị chỉ bị ho, sốt, đi khám chỉ là viêm phế quản nhưng chuyển biến sang viêm phổi quá nhanh. Cháu vào nhập viện đã 2 ngày nhưng vẫn phải thở oxy.
Theo Ths.Bs Ngô Anh Vinh, viêm phổi ở trẻ em đặc biệt nguy hiểm, bởi bệnh gây nên tình trạng suy hô hấp rất nhanh, tiến triển nặng nề và thường phải vào cấp cứu và nhập viện.
Bên cạnh đó, những ngày Tết một số gia đình cho trẻ đi chơi xa bằng xe máy và để trẻ ngồi trước, trùm khăn kín, xe máy phóng nhanh dẫn tới trẻ bị hạ thân nhiệt do lạnh. "Bố mẹ nên tránh cho trẻ đi chơi xa bằng xe máy do không đảm bảo kín gió, đặc biệt là năm nay nhiệt độ lạnh sâu dẫn tới nguy cơ trẻ bị cảm lạnh và hạ thân nhiệt. Do trẻ nhỏ khả năng chống lạnh rất kém, vì thế nếu trẻ bị nhiễm lạnh, hạ thân nhiệt là vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn tới tử vong". - bác sĩ Vinh cho hay.
Ngoài ra, một số bệnh lý về đường tiêu hóa vào ngày Tết do trẻ ăn uống không khoa học, ăn ở nhiều nơi, thức ăn không rõ nguồn gốc dẫn tới tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột, ngộ độc thức ăn cũng là điều đáng lưu ý...
Theo khuyến cáo của bác sĩ, cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều, đảm bảo cho trẻ ăn thức ăn hợp vệ sinh, chọn thức ăn được chế biến an toàn, tránh những thức ăn ô nhiễm, ăn chín, uống sôi. Phải kiểm soát khẩu phần ăn của trẻ, không cho trẻ uống quá nhiều nước ngọt hoặc ăn nhiều các thức ăn nhiều chất béo do đường tiêu hóa của trẻ không thể hấp thu được và có thể gây ra các bệnh lý về tiêu hoá.
Tai nạn đáng tiếc do bất cẩn của người lớn
Cũng theo bác sĩ Vinh với kinh nghiệm nhiều năm trực Tết, bác sĩ đã chứng kiến không ít trường hợp trẻ nhập viện do lỗi bất cẩn, chủ quan của bố mẹ như chở trẻ đi chơi khi đã uống rượu - bia dẫn đến tỷ lệ thương tích do tai nạn giao thông ở trẻ em tăng. Hoặc các tai nạn trong sinh hoạt như dị vật hô hấp, bỏng, đuối nước, các tai nạn sang chấn do ngã, va đập do bố mẹ bận rộn, ít để ý đến con cũng rất hay gặp.
Trẻ tiếp xúc với các loại hạt như hạt dẻ cười, hạt hướng dương, hạt bí, mứt các loại...khi không có sự giám sát của người lớn, đặc biệt trẻ ở lứa tuổi từ 2-5 tuổi rất hiếu động, tò mò, chưa ý thức được việc làm của mình và thường hay có thói quen đưa vật lạ vào miệng ngậm, có thể dẫn tới dị vật đường thở. Đây là điều rất nguy hiểm vì có thể gây nên tình trạng ngạt thở và tử vong nhanh chóng nếu bố mẹ không biết cách xử trí kịp thời.
Theo bác sĩ Vinh, một loại dị vật đặc biệt nguy hiểm nữa hay gặp là sặc thạch. Đây là dị vật rất khó có thể gắp tại cơ sở y tế bởi các dụng cụ thông thường và gây nguy cơ tử vong cao do tắc nghẽn đường thở.
Vì thế chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo, dịp này là thời gian người lớn rất bận rộn chuẩn bị sửa soạn cho Tết nên đôi khi sự quan tâm đến trẻ không sát sao như ngày thường. Tuy nhiên, các phụ huynh chớ chủ quan vì đôi khỉ chỉ một phút giây lơ là có thể khiến con em mình gặp phải tai nạn đáng tiếc khiến niềm vui đón Tết sẽ không còn được trọn vẹn.
Trần Hằng
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Chỉ ăn nhiều bánh kẹo ngọt, mứt dịp Tết có bị... đái tháo đường không? Viêc ăn nhiêu đương ngot cung lam cho đương mau tăng cao sau ăn, nêu ăn thương xuyên cung la nguyên nhân dân đên bênh đai thao đương. Dịp Tết cổ truyền, đa phần các gia đình đều chuẩn bị rất nhiều bánh kẹo, mứt Tết để ăn và mời khách. Đây cũng là dịp trẻ nhỏ được ăn "thả ga" những món...