9 cách để ăn sạch không phải ai cũng biết
Lựa chọn thực phẩm sạch và tốt cho sức khỏe là yếu tố quan trọng trong ăn uống được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết làm thế nào để ăn sạch đúng cách.
Chọn thực phẩm nguyên chất
Ý tưởng cơ bản của việc ăn uống sạch là chọn thực phẩm càng gần với dạng tự nhiên của chúng càng tốt. Vì vậy, thay vì thực phẩm đóng hộp, đóng gói, hãy chọn những thực phẩm tươi sống.
Hãy nghĩ đến gà tây nguyên con thay vì thịt gà tây đông lạnh hoặc nho sống thay vì đồ ăn nhẹ dẻo làm từ nước hoa quả. Khi bạn tránh các thực phẩm chế biến kỹ và các bữa ăn chế biến sẵn, bạn đã bỏ qua lượng lớn calo, đường, muối và chất béo bão hòa của chúng.
Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt hơn
Các loại hạt và ngũ cốc nguyên cám là thực phẩm thiết yếu trong chế độ ăn sạch. Đồ họa: Hồng Nhật
Carbs tinh chế, như bánh mì trắng, mì ống và gạo thường mất chất dinh dưỡng trong quá trình sản xuất. Thay vào đó bạn nên ăn bánh mì nguyên cám, mì ống, gạo lứt, chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt khác như bột yến mạch, bỏng ngô, lúa mạch.
Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường loại 2 và ung thư ruột kết.
Nạp nhiều trái cây và rau
Trái cây và nước trái cây nguyên chất là thức uống tốt cho sức khỏe. Đồ họa: Hồng Nhật
Những thực phẩm tự nhiên này là hai yếu tố chính của việc ăn uống sạch. Một số người ăn sạch nói rằng tất cả các sản phẩm của bạn phải tươi. Nhưng những người khác nói rằng các lựa chọn đông lạnh và đóng hộp cũng tốt vì chúng có nhiều chất dinh dưỡng như nhau, chỉ cần đọc nhãn để đảm bảo bạn không nạp thêm đường hoặc muối.
Nên chọn trái cây nguyên trái thay vì nước trái cây ít chất xơ và nhiều đường. Cố gắng ăn ít nhất năm đến chín phần trái cây và rau mỗi ngày, tùy thuộc vào lượng calo bạn cần và mức độ hoạt động thể chất của bạn.
Cẩn thận với muối và đường
Bổ sung thực phẩm sạch có ít muối và đường, nên bổ sung chúng từ các thực phẩm tự nhiên. Muối và đường có nhiều trong thực phẩm chế biến sẵn nên cần hạn chế tiêu thụ. Nên đọc nhãn thực phẩm để tránh chất làm ngọt và muối, ngay cả trong những thực phẩm có vẻ lành mạnh, như sữa chua hoặc nước sốt cà chua.
Video đang HOT
Theo dõi số lượng bạn thêm vào thức ăn và đồ uống của mình. Có thể thay thế chúng bằng các loại gia vị khác và thảo mộc.
Bỏ qua các thành phần nhân tạo
Màu nhân tạo, chất làm ngọt, chất bảo quản và các thành phần nhân tạo khác không có chỗ trong chế độ ăn uống sạch. Bạn nên đọc nhãn thực phẩm trên đồ ăn sẵn và tránh những món chứa thành phần này.
Uống nhiều nước
Thay vì uống nước ngọt và nước trái cây nhiều đường, hãy nhâm nhi đồ uống có hàm lượng calo thấp, chẳng hạn như nước lọc và trà thảo mộc.
Nước có thể kiềm chế cơn đói của bạn và giúp bạn cảm thấy no, nó cũng có thể chống lại sự mệt mỏi và cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn.
Hạn chế rượu và caffeine
Các chuyên gia khuyến nghị, mỗi ngày không nên uống quá 400 mg cafein (khoảng ba đến năm tách cà phê 8 ounce), và một phần rượu cho phụ nữ và hai cho nam giới.
Quyết định xem bạn có đang sử dụng sản phẩm hữu cơ không
Có những nơi, nông dân sẽ sử dụng thuốc trừ sâu cho nông sản. Do đó, bạn cũng có thể mua sắm tại chợ nông sản địa phương để tìm hiểu những loại thuốc trừ sâu mà người bán hàng sử dụng.
Một mẹo khác, thuốc trừ sâu thường bám trên mặt ngoài của trái cây và rau, vì vậy bạn có thể chọn thực phẩm bỏ vỏ như bơ, ngô và hành.
Hãy thông minh khi chọn thịt và sữa
Thịt, sữa và trứng bạn mua ở cửa hàng có thể đến từ những động vật lấy hormone tăng trưởng và thuốc kháng sinh. Những người ăn sạch tránh chúng và chọn nguồn hữu cơ hoặc chọn nguồn thực phẩm từ chăn nuôi tự nhiên.
Nên tìm hiểu nguồn gốc của thịt và sữa trước khi sử dụng, hải sản nên chọn các mặt hàng có hàm lượng thủy ngân thấp và sử dụng phương pháp đánh bắt bền vững.
Cách tiếp cận sạch nhất đối với protein là nhận hầu hết nó từ các loại hạt và các loại đậu.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo những thực phẩm không nên sử dụng
Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên về việc tránh sử dụng những loại thực phẩm sau đây để hạn chế nguy cơ mắc một số bệnh như tiểu đường, béo phì, trầm cảm,...
Có rất nhiều điều bất ngờ về thực phẩm mà mọi người chưa biết như tạo ra kim cương từ bơ đậu phộng hay tương cà vốn là một loại thuốc trị tiêu chảy đã được cấp bằng sáng chế. Nhưng dù vậy, điều tất cả mọi người muốn biết là liệu những thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ có thực sự an toàn, tốt cho sức khoẻ hay không hoặc có nên cố gắng giữ cho một số chúng không xuất hiện trong tủ lạnh của chúng ta hay không. Các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra lời khuyên về những thực phẩm nà mọi người không nên đưa vào danh sách mua sắm để có sức khoẻ tốt hơn.
Thanh ngũ cốc
Nghe tới ngũ cốc mọi người đều nghĩ tới sự lành mạnh, món ăn nhẹ tuyệt vời cho những người muốn giảm cân. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với ngũ cốc nguyên bản, còn các thanh ngũ cốc thì ngược lại. Các chuyên gia dinh dưỡng coi đây là một thực phẩm cản trở chế độ ăn uống lành mạnh. Trên thực tế, chúng chứa một lượng lớn đường, muối và chất béo bão hòa. Vì vậy, một thanh ngũ cốc và thanh kẹo đều không có sự khác biệt nào.
Bánh mì nguyên cám
Bánh mì nguyên cám được làm từ các loại ngũ cốc nghiền mịn nên có màu nâu hấp dẫn. Loại bánh mì này rất tốt cho sức khoẻ vì giàu chất xơ và tạo cảm giác no lâu. Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định những chiếc bánh được đóng gói sẵn có thể chứa rất nhiều chất bảo quản, muối và đường. Bánh mì tự làm hoặc chế biến trực tiếp tại các hiệu bánh tươi là sự thay thế lành mạnh nhất. Để giữ bánh tươi lâu hơn mà không có các thành phần độc hại, mọi người chỉ cần thêm chút Vitamin C vào bột.
Các sản phẩm "ít chất béo" hoặc "không đường"
Các sản phẩm được dán nhãn "ít chất béo" hoặc "không đường" đã trở thành yếu tố kích thích mua sắm đối với những người theo chế độ ăn kiêng. Nhưng thực chất, những sản phẩm này không phù hợp với chế độ ăn kiêng. Chúng không chứa chất béo và đường nên không có mùi vị hấp dẫn, vì vậy các nhà sản xuất thêm nhiều chất tạo vị nhân tạo và hóa chất. Những thức này thực sự có thể phá hỏng cả chế độ ăn uống và sức khỏe của người dùng.
Thịt chế biến
Thịt đã qua chế biến có chứa các chất phụ gia có thể gây hại để giúp thịt trông tươi ngon, hấp dẫn hơn và kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm. Những loại thịt chế biến tiêu biểu có thể kể đến thịt xông khói, xúc xích và thịt hộp. Một điều bất ngờ là thịt xay cũng được coi là một loại thực phẩm đã qua chế biến, vì vậy nó có thể chứa chất bảo quản. Mọi người nên mua thịt tươi và tự chế biến tại nhà để chắc chắn về thành phần và kiểm soát lượng chất béo.
Bánh gạo
Bánh gạo có vẻ tốt cho sức khoẻ vì chúng không có chất béo, đường, calo và thậm chí là không chất xơ, khoáng chất. Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo rằng, sau khi được đưa đến hệ tiêu hoá, bánh gạo sẽ chuyển hoá thành đường gần như ngay lập tức. Chỉ số đường huyết của chúng có thể tăng lên đến 82, trong khi đường tinh khiết là 100 và một bát kem là 66. Vì vậy, bánh gạo có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Màu thực phẩm
Màu thực phẩm không chỉ được sử dụng trong bánh kẹo, mà còn được thêm vào một số thực phẩm như cá hồi hun khói hay nước xốt salad. Trẻ em là đối tượng tiêu thụ màu nhân tạo nhiều nhất và đã có nghiên cứu chỉ ra sự liên quan của yếu tố này với việc tăng nguy cơ mắc rối loại tăng động ở trẻ. Ngoài ra nó còn gây ra chứng trầm cảm, tâm trạng thay đổi thất thường và khó ngủ, vì vậy mọi người tránh xa những thực phẩm có màu sắc rực rỡ.
Nước ép rau xanh đóng gói sẵn
Xu hướng nước detox lấy cảm hứng từ người nổi tiếng đã và đang chinh phục tâm trí của nhiều người. Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng lại nghi ngờ về tác dụng của các loại nước ép và nước giải độc. Đầu tiên, nước trái cây có thể tương tác bất lợi với các loại thuốc mọi người đang dùng. Thứ hai, nước ép đóng chai sẵn thực sự có thể chứa rất ít nước ép nguyên chất, thay vào đó là rất nhiều đường. Việc ép trái cây hay rau xanh cũng khiến chất xơ bị loại bỏ, vì vậy hãy thưởng thức chúng dưới dạng ăn như thông thường sẽ là tốt nhất.
Sữa đậu nành
Nữ diễn viên Blake Lively cho rằng vóc dáng của cô nhanh chóng đẹp trở lại sau khi sinh con là nhờ cắt giảm gluten và đậu nành, và đây là một lời khuyên bổ ích. Các nhà khoa học giải thích rằng, đậu nành có chứa isoflavone, hoạt động giống như nội tiết tố nữ estrogen. Nếu nam giới có quá nhiều estrogen trong cơ thể, họ có thể bị phát triển ngực. Đối với phụ nữ, mức độ estrogen quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân và dẫn đến các vấn đề nội tiết tố tiềm ẩn.
Trái cây đóng hộp
Nhiều thương hiệu trái cây đóng hộp có xu hướng sử dụng nước đường hay xi-rô như một chất bảo quản. Xi-rô chứa lượng đường rất lớn và khiến giá trị dinh dưỡng của trái cây giảm đáng kể. Nếu không thể sử dụng trái cây tươi, mọi người nên chọn trái cây đã được đóng hộp trong nước ép của chính nó thay vì xi-rô để giảm bớt lượng đường.
Mì ống tinh chế
Các chuyên gia dinh dưỡng sẽ không bao giờ khuyên mọi người ăn loại mì này vì nó có hàm lượng calo cao và ít chất xơ hơn. Điều này có thể khiến cảm giác đói nhanh chóng tìm đến và kích thích ăn quá nhiều. Thay vào đó, hãy lựa chọn mì ống nguyên hạt giàu chất xơ.
Bơ đậu phộng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mặc dù bơ đậu phộng nguyên bản chứa nhiều thành phần hữu ích, nhưng những loại được bán ở các cửa hàng thì ngược lại. Chúng chứa các thành phần bổ sung như chất béo chuyển hóa, dầu thực vật và đường. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người nên mua bơ đậu phộng từ các cửa hàng thực phẩm tốt cho sức khỏe thay vì ở các siêu thị.
Nghiện ăn xúc xích, thói quen ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ Xúc xích là món ăn hấp dẫn được trẻ em ưa thích, đây dường như là món ăn nhanh phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, việc để trẻ nhỏ ăn xúc xích quá nhiều sẽ dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe của trẻ. Xúc xích chứa nhiều chất dinh dưỡng và cung cấp một nguồn năng lượng cần thiết...