8x vừa học vừa rửa bát thuê ở Pháp, 31 tuổi trở thành giáo sư người Việt trẻ nhất ĐH Trent
Vừa học vừa rửa bát, du học sinh người Việt tại Pháp nay đã trở thành nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực ô nhiễm môi trường ở tuổi 31.
18 tuổi mang theo ước nguyện trước khi mất của bố sang Pháp học chỉ với vỏn vẹn 2.500 đô tiền vay mượn, chàng trai trẻ Đặng Đức Huy (sinh năm 1988) đã trở thành giáo sư trợ lý khoa Hóa trẻ nhất tại ĐH Trent vào năm 31 tuổi và đảm nhận vị trí phó tổng biên tập tạp chí Archives of Environmental Contamination and Toxicology (chuyên về độc học và ô nhiễm môi trường) của nhà xuất bản danh tiếng Springer.
Hiện nay, giáo sư người Việt đang là một trong những chuyên gia hàng đầu trong những nghiên cứu về môi trường.
Khoản vay 2.000 Euro và những đêm rửa bát thuê để thực hiện giấc mơ du học Pháp
Anh Đặng Đức Huy lớn lên với một tuổi thơ không trọn vẹn khi suốt 8 năm trời phải chứng kiến người bố giành giật sự sống mỗi ngày trên giường bệnh. Bố anh từng làm việc tại Pháp, nhưng từ năm 1996, ông không may bị ung thư máu. Sau 8 năm chống chọi với bệnh tật, bố anh ra đi để lại ước nguyện muốn con trai có thể sang Pháp du học.
Hai năm sau khi bố mất, anh Huy khi ấy mới 18 tuổi đã sang Pháp với hành trang là 2.000 Euro vay mượn. Huy chọn ngành Sinh học và khoa học sự sống tại ĐH Toulon (Pháp) với mong muốn tìm hiểu về các cơ chế sinh học tế bào và miễn dịch để tìm ra phương pháp kiểm soát ung thư.
Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên hầu hết thời gian rảnh, anh Huy đều tranh thủ đi làm để trang trải học phí và sinh hoạt phí. Anh phải đi rửa bát thuê ở các nhà hàng. Thời gian biểu một ngày của Huy dường như không có giờ nghỉ, từ 8 giờ sáng đến 5 rưỡi chiều học trên trường; từ 6 giờ tối đến 11 giờ đêm rửa bát thuê. Hai ngày cuối tuần, anh thường làm thêm kín lịch từ sáng đến tối. Có đêm anh phải rửa hàng nghìn cái bát đến rã rời chân tay nhưng buổi sáng anh vẫn luôn đi học đúng giờ và đạt được thành tích vô cùng xuất sắc.
“Ở Pháp, điểm thi cuối kỳ rất quan trọng. Mỗi ngày thi tới 2 – 3 môn. Vì vậy, lúc đi làm thêm, tôi mang sách vở tranh thủ học để hôm sau đi thi. Nhờ vậy, kỳ học nào tôi cũng đạt kết quả top đầu của lớp, đặc biệt ở môn khoa học như toán học đại cương, tôi đạt điểm tuyệt đối 20/20. Trong quá trình học, tôi cũng rất hay giúp đỡ bạn bè quốc tế lúc học nhóm hay làm thí nghiệm. Khi ấy, ai biết đến thời gian biểu của tôi, đặc biệt là bạn bè thì đều gọi tôi là “quái vật”!”, anh Huy nhớ lại những ngày tháng khó khăn mà vô cùng đáng nhớ.
Với kết quả học tập xuất sắc, sau khi hoàn thành bằng cử nhân, Huy tiếp tục học thạc sĩ tại ĐH Toulon, ngành Hóa học môi trường. Năm 2011, Huy tốt nghiệp với vị trí thủ khoa và nhận được học bổng tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo Pháp.
Trở thành nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực môi trường
Năm 21 tuổi, anh Huy hoàn thành bằng cử nhân với kết quả xuất sắc. Ngay sau khi giành được tấm bằng cử nhân trong tay, chàng trai trẻ người Việt đã có một bước ngoặt lớn trong cuộc đời: chuyển hướng nghiên cứu về ngành hóa học môi trường.
Video đang HOT
Anh Huy làm việc trong phòng thí nghiệm. Ảnh: VTC.
“Ở ĐH Toulon không có ngành thạc sĩ về sinh học, nên tôi lựa chọn học ngành hóa học môi trường. Tuy hoàn toàn thay đổi hướng nghiên cứu nhưng cuối cùng, mối quan tâm của tôi vẫn không thay đổi. Thay vì nghiên cứu tìm ra cách chữa bệnh thì tôi hiện đang nghiên cứu tìm cách phòng bệnh. Bởi lẽ một trong những nguồn gốc trực tiếp gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người, đó chính là ô nhiễm môi trường”, anh chia sẻ trong một bài phỏng vấn.
Trong quá trình nghiên cứu, anh Huy đã công bố 21 bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học thế giới, đều thuộc danh mục Q1. Trong đó 12 bài anh là tác giả chính. Trong đó điểm hình là công bố quốc tế năm 2015 của anh trên tạp chí hàng đầu Environmental Science & Technology về đồng vị chì (Pb) trong môi trường trầm tích, nước và sinh vật biển. Nghiên cứu ấy đã gây tiếng vang lớn, góp phần thúc đẩy chính quyền vùng PACA (Pháp) chi 93 triệu euro để nghiên cứu phục hồi môi trường biển ở cảng Toulon, nhằm giảm thiểu tác động của ô nhiễm do hậu quả Chiến tranh thế giới thứ hai.
Đầu năm 2015, Huy muốn thay đổi để thử thách bản thân khi chọn nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Trent (Canada). Giữa năm 2019, ở tuổi 31, anh trở thành giáo sư trẻ nhất của Đại học Trent – trường đại học đứng đầu bang Ontario ở mảng giáo dục đại học. Tại đây, Huy được sở hữu một phòng thí nghiệm riêng về địa hóa môi trường và đang dẫn dắt một nhóm nghiên cứu về lĩnh vực này.
Anh luôn để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng các đồng nghiệp, cấp trên. Thậm chí, Giám đốc Khoa Môi Trường của đại học Trent còn coi anh như một cầu nối trong chương trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và giới khoa học ở Pháp.
“Các lĩnh vực nghiên cứu của tiến sĩ Đặng Đức Huy đều là những lĩnh vực chiến lược của đại học Trent và Khoa học môi trường. Huy có hướng nghiên cứu rất đa dạng, chủ yếu trong lĩnh vực địa hóa và ô nhiễm môi trường. Trong đó nghiên cứu về đất hiếm của Huy đặc biệt có tính đột phá bởi những nguyên tố này đang được biết đến như một nguồn ô nhiễm mới trên thế giới. Huy đang trở thành một trong những nhà khoa học dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này.
Anh luôn phát triển các chương trình hợp tác quốc tế, đặc biệt với giới khoa học ở Pháp và Việt Nam”, Gs Shaun Watmough bày tỏ sự đánh giá cao với giáo sư trẻ nhất tại trường đại học.
Dùng tài năng đóng góp cho đất nước
GS.TS Đặng Đức Huy luôn trăn trở về trách nhiệm của bản thân không chỉ đối với nền khoa học thế giới mà còn đối với niềm tự tôn dân tộc. Tháng 11/2020, tiến sĩ Đặng Đức Huy (sinh năm 1988) được trao tặng giải thưởng Quả cầu vàng ở hạng mục Khoa học công nghệ trẻ. “Tôi cho rằng vinh dự luôn đi kèm với trách nhiệm. Vinh dự càng lớn thì trách nhiệm cũng sẽ càng lớn. Mỗi chúng tôi khi được xướng tên “tài năng” thì cũng cần phải có trách nhiệm với tài năng đó để đóng góp cho đất nước”, anh nói.
Ảnh: Phapluatmoitruong
Dẫn đầu trong những nghiên cứu về ô nhiễm môi trường trên thế giới, anh Huy luôn hướng đến áp dụng “khoa học ứng dụng” để giải quyết những vấn đề tại quê nhà. Chia sẻ về hướng nghiên cứu trong 5 năm tới, GS.TS Huy cho biết sẽ hướng đến các vấn đề ô nhiễm của tương lai.
“Trong thời gian tới, tôi cùng các đồng nghiệp ở Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ tiến hành nghiên cứu đánh giá tác động môi trường ở vùng duyên hải phía Bắc của Việt Nam, đặc biệt là vùng cảng Hải Phòng có các trung tâm công nghiệp, công nghệ cao. Mong muốn của chúng tôi là đánh giá một cách toàn diện các tác động từ con người lên môi trường biển, đa dạng sinh học biển, tài nguyên thiên nhiên và quan trọng nhất là giảm thiểu ảnh hưởng đến tài nguyên quốc gia, chính là sức khỏe của con người Việt Nam”, anh chia sẻ.
Anh cũng sẽ liên kết với các đồng nghiệp ở Đại học Bách khoa TPHCM và Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam để nghiên cứu các hệ sinh thái ở miền Nam; nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước ngầm ở Đồng bằng sông Cửu Long nhằm tìm ra những phương án tối ưu để quản lý tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, mong muốn của vị giáo sư trẻ là có thể đào tạo được một thế hệ tài năng trẻ cho quốc gia trong lĩnh vực phân tích, môi trường và chính sách môi trường. Vì vậy, anh đang xúc tiến kết nối với các trường ĐH VN để trao đổi sinh viên và các nhà nghiên cứu trẻ với ĐH Trent, và Viện Nghiên cứu quốc tế về môi trường (IIES). Qua đó, bạn trẻ Việt Nam có cơ hội tiếp cận với các phòng thí nghiệm hiện đại và những phương pháp nghiên cứu hàng đầu thế giới, để trở thành nòng cốt đóng góp cho nước nhà.
Trường học lãng phí thời gian và tiền bạc
'Tôi nghi ngờ sâu sắc về giá trị trí tuệ và xã hội của việc đi học', giáo sư Kinh tế học Bryan Caplan của Đại học George Mason bày tỏ trên New York Times.
Với tình hình hiện tại, GS Caplan nghi ngờ về giá trị trường học mang lại cho thế hệ trẻ. Ảnh: Unsplash.
Theo GS Caplan, trường học lãng phí thời gian và tiền bạc do 3 yếu tố. Thứ nhất, mọi người rồi sẽ rời trường học; thứ hai, hầu hết kiến thức con người được học ở trường đều không quan trọng sau khi tốt nghiệp. Và cuối cùng, con người sẽ sớm quên đi những kiến thức mà họ hiếm khi dùng đến.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc học trực tuyến cũng tương đương như việc nghỉ học. Một số khác lại cho thấy bảng điểm khi học trực tuyến tăng ít hơn nhiều so với khi học trực tiếp ở trường. Tuy nhiên, theo ông Caplan, những kiến thức học sinh mất đi khi học trực tuyến sớm muộn gì cũng sẽ mất đi khi họ trưởng thành, kể cả những kiến thức đó họ được học trực tiếp ở trường.
"Về lâu dài, không phải học từ xa tốt gần bằng học trực tiếp mà là học trực tiếp cũng chẳng kém gì học từ xa", GS Caplan khẳng định.
Công việc của GS Caplan tập trung vào các bài kiểm tra kiến thức cho người lớn, cụ thể là những gì còn đọng lại trong đầu họ sau khi tốt nghiệp. Nhìn chung, người trưởng thành có ít kiến thức học thuật một cách đáng kinh ngạc.
Điều này rõ ràng đối với các môn học ngoài 3 môn đọc hiểu, viết và số học. Người trưởng thành thường xuyên đọc hiểu, viết và làm toán cơ bản nên họ có thể giữ lại phần lớn kiến thức họ được dạy ở trường học.
Tuy nhiên, it hơn 1% người Mỹ trưởng thành dám khẳng định mình đã học nói một ngoại ngữ rất tốt ở trường. Kiến thức lịch sử, công dân của người trưởng thành cũng không nhiều. Kiến thức khoa học cơ bản cũng gặp tình trạng tương tự.
Tình trạng này tệ đến mức nào? Rất tệ.
Nếu biết một nửa chữ cái, đó không phải là "biết chữ một nửa", đó chính xác là mù chữ.
"Điều này cũng tương tự với việc thiếu kiến thức sơ đẳng về lịch sử, công dân và khoa học. Nếu một người không biết một nửa những điều cơ bản của lịch sử, công dân và khoa học, người đó thực sự không hiểu lịch sử, công dân hay khoa học chút nào", ông Caplan so sánh.
Ông thừa nhận quan điểm về giáo dục của mình thuộc hàng thiểu số trong số các nhà kinh tế học cũng là đồng nghiệp của ông. Họ đã đưa ra rất nhiều bằng chứng cho thấy giáo dục có ảnh hưởng đến những gì người trưởng thành kiếm ra. Tuy nhiên, cũng không có lý do gì để bỏ qua không ít bằng chứng cho thấy giáo dục chẳng ảnh hưởng gì nhiều đến những gì người trưởng thành biết.
Trường học không dạy làm nghề. Trường học chỉ cung cấp kỹ năng để làm nghề. Việc trao nhiều bằng tốt nghiệp trung học, đại học không thể làm giàu cho xã hội nói chung trừ khi học sinh học tốt các kỹ năng có giá trị bền vững và lâu dài.
Nếu vậy, việc đóng cửa trường học không có khả năng khiến lũ trẻ trở nên kém cỏi hơn thời chưa có Covid-19, tại sao việc đóng cửa trường học vẫn là một thảm họa?
Việc đóng cửa trường học là một thảm họa vì thiếu thuận tiện. Đóng cửa trường học đồng nghĩa với việc ngừng cung cấp dịch vụ chăm trẻ ban ngày. Theo GS Caplan, đây là giá trị duy nhất và không thể phủ định của trường học.
Trẻ phải học online ở nhà trong thời kỳ trường học đóng cửa vì Covid-19. Ảnh: Shutterstock.
Việc trẻ con đi học trực tiếp cho phép cha mẹ chúng làm việc toàn thời gian mà không bị quấy rầy; chăm sóc trẻ sơ sinh và người già cũng như hoàn thành việc nhà. Và việc trẻ con học trực tiếp cũng cho phép cha mẹ chúng thư giãn.
Nhận thức được điều đó, tháng 2/2021, khi đại dịch vẫn chưa thực sự ổn ở Mỹ, khoảng 90% các trường tiểu học và cấp 2 tư thục đã cung cấp chương trình giảng dạy trực tiếp trong khi chưa đến một nửa trường công lập mở cửa hoàn toàn. Nhiều bang lớn vẫn đóng cửa trường công hoặc xen lẫn các hình thức học trong hơn một năm.
Nếu nghiêm túc xem xét những gì đã xảy ra với nền giáo dục thời Covid-19, con người sẽ nhận ra được 2 bài học quý giá.
Thứ nhất, các trường công trước đại dịch đã cho công dân, cũng là những người đóng thuế, một thỏa thuận tồi, khi lấy rất nhiều tiền thuế nhưng truyền đạt không nhiều kiến thức dài hạn. Thứ hai, các trường công dưới thời đại dịch đã cho người đóng thuế một thỏa thuận thậm chí còn tệ hơn khi được hưởng khoản thuế khổng lồ nhưng từ chối cung cấp dịch vụ giữ trẻ ban ngày.
Trường tư thục ngược lại. Họ có thể có hoặc không làm tăng điểm kiểm tra, nhưng họ cung cấp dịch vụ trông trẻ ban ngày thời buổi đại dịch.
"Như vậy, mặc dù trường học không phải là 'thuốc trị bách bệnh', nhưng cứ tiếp tục gắn mình với trường học như tình trạng hiện tại, có vẻ chúng ta cũng không thực sự khôn ngoan", GS Bryan Caplan kết luận.
Công bố ứng viên được đề nghị xét giáo sư, phó giáo sư năm 2022 Hội đồng Giáo sư nhà nước công bố danh sách các ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2022. Ảnh minh họa Cụ thể như sau: 1. Hội đồng Giáo sư liên ngành Chăn nuôi - Thú y - Thủy sản 2. Hội đồng Giáo...