8X Thanh Hóa biến đồng trũng thành khu nông nghiệp công nghệ cao, thu hàng trăm triệu
Với niềm khao khát làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, anh Mai Văn Huy, sinh năm 1980, thôn 11, xã Nga An, huyện Nga Sơn ( Thanh Hóa) đã biến vùng đồng chiêm trũng thành khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao, nuôi tôm đã giúp gia đình anh Huy có nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Biến vùng đồng chiêm trùng thành cơ ngơi bạc tỷ
Về xã Nga An, hỏi thăm gia đình anh Huy không ai là không biết, bởi anh không chỉ là tấm gương làm kinh tế giỏi mà còn là người luôn đi đầu trong lĩnh vực nông nghiệp của xã.
Có cái gì mới, cái gì hay là anh xông xáo đưa về địa phương làm trước, cái gì hiệu quả thì anh phổ biến bà con học hỏi và làm theo.
Mô hình trồng dưa công nghệ cao của gia đình anh Huy đang mang lại hiệu quả kinh tế, mỗi năm cho lãi gần 200 triệu.
Trò chuyện với phóng viên , anh Huy kể, những khu nhà màng, ao nuôi tôm, vườn mướp đắng này là thành quả của nhiều năm phấn đấu không biết mệt mỏi.
Trước đây, khu vực này là một vệt đồng ruộng chiêm trũng, quanh năm nước phẳng trắng băng. Gia đình anh là nhà đầu tiên dám ra nơi này để làm kinh tế.
“Ngày ấy khổ lắm, đường xá, điện nước thiếu thốn đủ bề, nhìn hai cụ nhà tôi quanh năm cặm cụi với đồng ruộng mà gần như cả đời sống nghèo khổ…”, anh Huy nhớ lại.
Với diện tích gần 8.000m2 ruộng trũng ngày nào nay được anh Huy được chia thành từng khu riêng biệt rất khoa học và nuôi, trồng những cây, con giá trị kinh tế cao.
Hơn 2.000m2 được anh Huy xây dựng nhà màng chuyên trồng dưa lưới, dưa vàng công nghệ cao.
Còn khoảng 3.000m2 anh trồng mướp đắng quanh năm. Hơn 1.000 m2 anh để làm ao nuôi tôm thẻ chân trắng.
Video đang HOT
Từ mô hình chăn nuôi tổng hợp này mà mỗi năm cho anh Mai Văn Huy nguồn thu nhập gần 400 triệu đồng.
Anh ,Mai Văn Huy đang kiểm tra tốc độ sinh trưởng của đàn tôm, do áp dụng khoa học kĩ thuật nên đàn tôm sinh trưởng và phát triển tốt.
Nhìn từ xa, khu nhà màng của anh Huy đứng sừng sững như một cái nhà ni lông khổng lồ, bên trong là những luống dưa xanh tốt, trái vàng treo lủng lẳng chờ ngày thu hoạch.
Cạnh đó là vườn mướp đắng rộng khoảng 3.000m2 sai trĩu quả, trái nào trái ý cũng to đẹp.
Rồi khu nuôi tôm rộng hơn 1000m2, được vận hành và nuôi theo quy mô công nghiệp.
“Trung bình mỗi năm tôi thu về được khoảng 17 tấn dưa vàng, gần 30 tấn mướp đắng, còn đối với tôm thì năm nào được mùa cũng phải được vài tấn. Sau khi trừ hết chi phí thì mỗi năm tôi có thu nhập gần 400 triệu đồng”, anh Huy tiết lộ.
Điều khiến phóng viên ngạc nhiên nhất là hầu như mọi việc đều tự tay anh Huy làm hết, từ việc thụ phấn cho dưa, chăm sóc, thu hái, cho tôm ăn …cũng chỉ có mình anh.
Anh Huy bảo, giờ mình áp dụng được khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất lên cũng tiết kiệm đáng kể công chăm sóc, một mình phải làm nhiều việc mới có công cao được.
Với khoảng 3000m2 mướp đắng, mỗi năm anh Huy thu về gần 30 tấn với giá dao động từ 5 ngàn cho đến hơn 10 ngàn/1kg.
Thành công với mô hình trồng dưa công nghệ cao
Đầu năm 2019, cùng với số tiền nhà nước hỗ trợ, gia đình anh Huy đi vay mượn và bỏ ra thêm hơn 500 triệu đồng để đầu tư xây dựng hệ thống nhà màng rộng hơn 2.000m2 với đầy đủ các trang thiết bị phụ trợ và cùng hệ thống phun tưới tự động hiện đại theo công nghệ tưới của Israel.
“Vì được đầu tư bài bản và đồng bộ nên cây dưa phát triển tốt, cho quả có mẫu mã đẹp và chất lượng cao, sản lượng ổn định qua các vụ. Mỗi năm trồng được 3- 4 vụ dưa tùy thời tiết, mỗi vụ được khoảng gần 5 tấn. Sau khi trừ chi phí, mỗi vụ thu về hơn 50 triệu đồng”. Anh Huy tiết lộ.
Với hơn 2.000m2 nhà màng, anh Huy chủ yếu trồng 3 loại dưa như: dưa lưới, dưa vàng, dưa chuột. Vì được đầu tư bài bản và đồng bộ nên cây dưa phát triển cực tốt, cho quả có mẫu mã đẹp và chất lượng cao, sản lượng ổn định qua các vụ.
Anh Mai Văn Huy cho biết, với mong muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm sạch và chất lượng nên vườn dưa được anh trồng theo têu chuẩn VietGAP.
Hệ thống tưới nhỏ giọt bán tự động, phân được hòa vào nước rồi theo hệ thống tưới nhỏ giọt cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển.
Chính vì vậy những quả dưa khi thu hoạch đạt chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không sử dụng phân bón hóa học và không sử dụng thuốc trừ sâu nên quả dưa đảm bảo an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng.
Những quả dưa trong vườn nhà anh Huy được sản xuất và thu hoạch đúng quy trình, có nguồn thông tin truy xuất rõ ràng cho sản phẩm.
“Sau khi có chứng nhận VietGAP thì đầu ra cho quả dưa cũng như giá cả tương đối ổn định. Dưa của gia đình tôi đã có mặt trong cả một số chuỗi cửa hàng bán thực phẩm sạch…”, anh Huy chia sẻ.
Thứ chẳng ai nghĩ ăn được nhưng lại rất nhiều đạm, kiếm về bán đút túi tiền triệu
Dù giá cao "ngất", trứng kiến vẫn hút khách sành ăn. Có người bỏ ra tiền triệu để mua mặt hàng này về ăn dần.
Vừa thu mua về được 5kg trứng kiến vàng, chị Mai Quyên (Ngọc Lặc, Thanh Hóa) đã gọi điện ngay cho những khách hàng đã đặt trước đến lấy. Chị cho hay: "Vì nguồn hàng không có nhiều, mỗi ngày tôi chỉ thu mua được khoảng 5-10kg trứng kiến vàng. Trong khi đó, nhu cầu khách hàng lại lớn nên "cháy" hàng thường xuyên. Những đơn đặt muộn, tôi sẽ hẹn ngày hôm sau tới lấy".
Theo chị, trứng kiến vàng đều được chị thu mua của những người dân lên rừng lấy về. Vì thế, số lượng không thể ổn định được. Nhiều hôm trời mưa, dân không lên rừng lấy trứng kiến được, chị cũng không có hàng để bán.
Trứng kiến vàng đang vào mùa, nhiều chị em tìm mua về ăn.
"Để lấy được trứng kiến, người dân khá vất vả và gặp nhiều khó khăn. Họ phải leo lên đồi, núi cao không quản nắng gió. Hơn nữa, họ còn bị kiến cắn, gai cào quanh người, khi lấy xong người nào người nấy đầy những những vết cắn mẩn đỏ của loài kiến độc", chị cho hay. Cũng vì lẽ đó, giá trứng kiến luôn ở mức cao.
Chị chia sẻ thêm mùa trứng kiến vàng sẽ có từ tháng 2 đến khoảng tháng 4 Âm lịch. Vì thế, khách hàng tranh thủ đúng mùa mới có để mua về ăn, còn những tháng khác muốn mua cũng không được.
Hiện tại, chị bán trứng kiến vàng giá buôn khoảng 220.000 đồng/kg. Còn bán lẻ, giá cả tùy thuộc vào thời điểm và người bán, giá dao động từ 300.000 - 350.000 đồng/kg.
Cũng bán trứng kiến được 3 năm, chị Thu Thủy (Thanh Hóa) cho biết trứng kiến vàng đang được nhiều người tìm mua. Nguồn hàng hạn chế, không có nhiều nên chị từ chối đơn đặt hàng trước. "Vì nguồn hàng phụ thuộc nhiều yếu tố nên nhập về tôi mới bán chứ không nhận đơn trước", chị nói.
Mỗi kg được bán với giá khoảng 300 - 350 nghìn đồng.
Chị cho hay trứng kiến vàng có thể bảo quản tủ lạnh ngăn mát để dùng dần. Chị có đến đâu bán hết đến đó nên chị cũng không rõ để được bao lâu sẽ hỏng. Vì thế, chị khuyên người tiêu dùng mua về ăn ngay hoặc sử dụng trong thời gian nhanh nhất có thể.
"Trứng kiến này ăn ngon và chế biến thành nhiều món lạ để cải thiện bữa ăn hàng ngày của gia đình. Không chỉ thế, nhiều nhà hàng cũng thu mua trứng kiến về để làm các món ăn độc, lạ cho khách", chị cho hay.
Một số món ăn được chế biến từ trứng kiến được nhiều người ưa chuộng như: Nộm trứng kiến, bánh nếp nhân trứng kiến, xôi trứng kiến, trứng kiến cuộn lá lốt, trứng kiến viên chiên giòn hay sử dụng trứng kiến để nấu canh với cá...
Trên thị trường, người tiêu dùng sẽ thấy có 2 loại trứng kiến, đó là trứng kiến vàng và trứng kiến gai đen. Theo đó, trứng kiến vàng sẽ có giá thấp hơn rất nhiều so với trứng kiến gai đen. Loại trứng kiến gai đen có thời điểm lên đến 600.000 đồng/kg.
Theo người bán, trứng kiến gai đen ăn ngon hơn nên giá cũng cao hơn nhiều. Nhưng thời điểm này chưa tới mùa nên người mua khó tìm mua được.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên người dùng nên thận trọng khi sử dụng loại trứng này. Theo đó, trứng kiến cũng như trứng của nhiều loài động vật khác, chứa nhiều đạm và tốt cho sức khỏe. Nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn, có người chỉ cần ăn một ít trứng kiến cũng gây dị ứng, ngộ độc. Đó là chưa nói đến việc người săn kiến dùng thuốc xịt kiến để lấy trứng thì trứng kiến cũng ảnh hưởng trực tiếp, khi ăn vào sẽ có hại.
Theo Dân Việt
Chàng trai vượt 200km, xếp hàng từ mờ sáng ra Hà Nội chờ mua đồ Uniqlo Là tín đồ của nhãn hàng Uniqlo, anh Thành Minh không quản ngại đường sá xa xôi, bắt xe từ Thanh Hóa ra Hà Nội để là một trong những người đầu tiên sở hữu món đồ ưa thích. Sáng 6/3, hàng trăm người đổ về cửa hàng Uniqlo Hà Nội để chờ tới lượt mua sắm Vốn là tín đồ của nhãn...