80% công ty đều có doanh thu tăng sau khi tẩy chay Facebook
Hóa ra quảng cáo trên Facebook cũng không ‘ghê gớm’ đến vậy.
Nền tảng quảng cáo của Facebook quan trọng như thế nào đối với các thương hiệu và nhà bán lẻ trực tuyến? Một phần câu trả lời nằm ở cuộc tẩy chay quảng cáo năm ngoái của hàng loạt công ty lớn nhỏ trên thế giới khi họ bày tỏ sự thất vọng trước việc xử lý thông tin sai lệch và ngôn từ thù địch của Facebook.
Theo dữ liệu chưa được công bố của Forrester, tình hình kinh doanh của hầu hết doanh nghiệp tuyên bố rút quảng cáo trên Facebook đều không bị ảnh hưởng tiêu cực.
Cụ thể, khảo sát của Forrester chỉ ra rằng trong 43 công ty giao dịch công khai từng tham gia phong trào tẩy chay Facebook, có tới 36 doanh nghiệp (chiếm trên 80%) đều chứng kiến doanh thu tăng trưởng dần đều theo các quý sau đó. Chỉ có 7 công ty có doanh thu giảm trong quý III/2020 so với quý II/2020.
Tuy nhiên, Sucharita Kodali, phó chủ tịch kiêm nhà phân tích chính của Forrester nhận định rằng sự sụt giảm này là do tác động của đại dịch Covid-19 chứ không hẳn là do ngừng chạy quảng cáo trên Facebook.
Cuộc tẩy chay quảng cáo trên Facebook đã bùng nổ vào tháng 7 năm ngoái với sự tham gia của hàng loạt thương hiệu lớn như Adidas, Birchbox, Best Buy, Unilever và Clorox. Sự kiện này do các nhóm dân quyền lãnh đạo nhằm gây áp lực buộc gã khổng lồ mạng xã hội và cũng là một trong những cỗ máy quảng cáo kỹ thuật số lớn nhất thế giới có biện pháp mạnh tay với thông tin sai lệch và ngôn ngữ thù hằn trên nền tảng.
Video đang HOT
Phong trào tẩy chay quảng cáo trên Facebook hóa ra lại không ảnh hưởng tiêu cực đến Facebook và hầu hết các công ty tham gia tẩy chay.
Theo ước tính từ eMarketer, Facebook cùng với Google được cho là kiểm soát hơn 60% thị trường quảng cáo kỹ thuật số vào năm ngoái và họ được coi là những nền tảng độc quyền trên thị trường. Năm 2019, Facebook chỉ kiếm được 70 tỷ USD từ doanh thu quảng cáo.
Kodali cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng quảng cáo trên Facebook, cùng với Google đã giúp “tiết kiệm chi phí” đối với những người chơi thương mại điện tử. Bà chia sẻ thêm: “Tôi nghĩ rằng cuộc tẩy chay vào tháng 7 năm ngoái rất thú vị. Bình thường, rất ít công ty có đủ dũng khí để rút quảng cáo hoàn toàn khỏi Google hay Facebook. Đó là lần hiếm hoi nhiều công ty đã dũng cảm làm như vậy”.
Việc đánh giá chính xác tác động của cuộc tẩy chay trên là rất khó bởi thời điểm đó, các nền kinh tế còn chịu ảnh hưởng của đại dịch. Tuy nhiên, kết quả về tình hình kinh doanh của những doanh nghiệp tham gia tẩy chay đã không tệ như dự đoán.
Kodali nói: “Thực tế là những công ty tăng doanh thu đã làm tốt và có khá ít tác động tiêu cực. Theo tôi, mức tăng trưởng doanh thu từ quảng cáo trên Facebook là rất hạn chế. Còn với những doanh nghiệp giảm doanh thu sau khi rút quảng cáo, đó vẫn chưa phải thời điểm khủng hoảng nhất của họ so với lúc còn dùng quảng cáo trên Facebook”.
Cũng theo Kodali, không ít công ty đã chi tiền quảng cáo nhiều hơn 50% cho Facebook nhưng doanh thu lại không tăng hơn mức bình thường. Lúc này, họ sẽ đặt ra câu hỏi “Vậy giá trị thực sự mà Facebook mang lại là gì?”.
Về phần mình, Facebook cũng không chịu quá nhiều tác động tiêu cực từ việc bị tẩy chay. Theo Giám đốc tài chính của Facebook – Dave Wehner, thời điểm phong trào diễn ra mạnh mẽ nhất, doanh thu quảng cáo của gã khổng lồ công nghệ vẫn tăng 10%.
Phong trào tẩy chay Facebook đi tới hồi kết - Unilever cùng hàng loạt thương hiệu quảng cáo trở lại
Cùng với việc quay lại quảng cáo trên Facebook của Unilever cùng nhiều thương hiệu lớn khác, phong trào tẩy chay Facebook dường như đã đi đến hồi kết.
Trong mùa hè vừa qua, hàng chục thương hiệu lớn đã rút quảng cáo của mình khỏi Facebook để phản đối cách xử lý của công ty với thông tin sai lệch và ngôn từ thù địch. Đáng chú ý trong số đó chính là Unilever, một trong các công ty với ngân sách quảng cáo lớn nhất thế giới dành cho hàng tá thương hiệu sản phẩm của mình.
Nhưng đến lúc này dường như gió đã đổi chiều khi cuối tuần vừa qua Unilever thông báo sẽ bắt đầu phát các chiến dịch quảng cáo của mình trên nền tảng mà họ vừa bỏ đi 6 tháng trước. Điều này có lẽ cũng đánh dấu sự kết thúc của phong trào tẩy chay Facebook, mới được phát động từ đầu năm nay.
Có thể bạn không biết đến cái tên Unilever, nhưng gần như chắc chắn bạn đang dùng khá nhiều sản phẩm của công ty này mỗi ngày. Từ các gói trà Lipton, xà phòng Dove, bột nêm Knorr hay kem đánh răng P/S và còn nhiều sản phẩm khác nữa, tất cả đều thuộc vào một công ty mẹ là Unilever. Với ngân sách quảng cáo lên đến 8 tỷ USD mỗi năm, động thái rút quảng cáo khỏi Facebook của công ty này dĩ nhiên được phong trào Tẩy chay Facebook nhiệt liệt chào đón.
Thế nhưng, theo báo cáo của WSJ, người khổng lồ tiêu dùng này không chính thức ký vào thỏa thuận tham gia phong trào "Stop Hate For Profit" - tên gọi của phong trào tẩy chay Facebook. Họ hoàn toàn độc lập trong việc ngừng chi tiền cho quảng cáo trên Facebook và Twitter từ giữa năm nay.
Công ty cho biết trong tuyên bố của mình: " Khi chúng tôi sắp kết thúc thời gian tạm dừng quảng cáo theo kế hoạch, chúng tôi đã được khuyến khích bởi các cam kết và các báo cáo mới của các nền tảng về việc theo dõi tiến trình hoạt động. Vì vậy chúng tôi lên kế hoạch chấm dứt việc tạm dừng ở Mỹ bắt đầu từ tháng Một tới ."
"Các cam kết mới" được Unilever nhắc đến trong thông báo bao gồm việc lần đầu tiên, Facebook tiết lộ chính xác số lượng bài đăng đã bị gỡ bỏ vì ngôn ngữ thù địch mỗi quý. Trong nội bộ, Facebook cũng bắt đầu thử nghiệm chương trình giảm số lượng các nhóm bị hạ bậc do bị các thuật toán gắn cờ cảnh báo nhầm về ngôn ngữ thù địch.
Đối với các nhà phát động phong trào này, điều này là quá muộn. Nhưng đối với các nhà quảng cáo, điều này là quá đủ - sau vài tháng thông báo tẩy chay, một số nhãn hàng đã bắt đầu quay trở lại trả tiền cho Facebook để được quảng cáo trên nền tảng này.
Các con số là điều chính xác nhất nói lên điều này. Nếu nhìn vào danh sách 60 thương hiệu lớn nhất, nổi tiếng nhất đã ký vào cam kết trong phong trào Stop Hate for Profit, chỉ còn có 10 thương hiệu lớn - bao gồm cả Unlever - vẫn đang tạm dừng quảng cáo trên nền tảng này.
Hơn thế nữa, các con số này cũng chỉ nói lên một phần câu chuyện. Một số thương hiệu ký tên tham gia vào phong trào còn chưa từng quảng cáo trên Facebook trong những năm gần đây, một số khác thậm chí còn chưa từng quảng cáo trên nền tảng này. Do vậy, hành động ký tên tham gia của họ chỉ mang ý nghĩa biểu tượng, mà chẳng gây ra chút thiệt hại nào về kinh tế đối với người khổng lồ công nghệ Facebook.
'Facebook sẽ tuyệt chủng như loài khủng long' Đến nay, có khoảng hơn 300 công ty tham gia vào phong trào tẩy chay Facebook. Mới đây, Paul Polman, cựu giám đốc điều hành lâu năm của Unilever chia sẻ với Yahoo Finance rằng đã đến lúc Mark Zuckerberg, nhà sáng lập mạng xã hội Facebook phải thay đổi trước làn sóng tẩy chay quảng cáo của các thương hiệu lớn nhỏ....