8 tuổi phải đi học xa nhà 80km, 2 hiệu trưởng cùng xin cơm cho học trò Pa Tết
Nhà quá xa không thể về cuối tuần, trường lại không có kinh phí để nuôi học sinh nên hai hiệu trưởng xin cơm cho học trò Pa Tết
“Cứ đến cuối tuần, các thầy cô ở đây phải đến động viên các em học sinh ở bản Pa Tết. Các em nhớ bố mẹ, nhiều lúc khóc như ri. Mình vào động viên các em còn bảo, thầy giáo đừng nói nữa, khóc luôn bây giờ ấy. Nghĩ cũng thương các em, mới học có lớp 3 mà đã phải xa bố mẹ mấy tháng liền”, thầy Vũ Quang Huy – Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huổi Lếch (xã Huổi Lếch, Mường Nhé, Điện Biên) tâm sự về học sinh của mình.
Học sinh bản Pa Tết phải đi học cách nhà 80km nên các em không thể về nhà thường xuyên. Ảnh: LC
“Năm học 2022-2023, học sinh bản Pa Tết về học tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huổi Lếch với 38 học sinh thuộc khối lớp 3,4,5.
Các em đến trường nhập học từ đầu tháng 8 và đến giờ, đã khoảng 3 các em chưa về thăm nhà.
Nhớ nhà, nhớ bố mẹ, các thầy cô cũng thương các em lắm nên có gì tốt nhất đều dành cho học sinh ở bản này.
Tuy nhiên, chế độ bán trú lại chỉ được hỗ trợ từ thứ 2 đến thứ 6, chính vì thế 2 ngày cuối tuần nhà trường rất vất vả nuôi các em vì thiếu kinh phí”, thầy Vũ Quang Huy cho biết.
Thư ngỏ của 2 thầy hiệu trưởng ở Huổi Lếch. Ảnh: LC
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên, thầy Nguyễn Văn Quynh – Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Huổi Lếch chia sẻ thêm: “Năm học 2022-2023, học sinh bản Pa Tết về học về học tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Huổi Lếch có 37 học sinh thuộc khối lớp 6,7,8,9.
Các em phải di chuyển quãng đường 80km đường rừng để về học tập tại hai đơn vị trường cấp tiểu học và trung học cơ sở nằm trên địa bàn xã Huổi Lếch. Các ngày hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 (đối với bậc tiểu học) và từ thứ 2 đến thứ 7 (đối với bậc trung học cơ sở) học sinh được hưởng chế độ bán trú theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP.
Tuy nhiên do khoảng cách từ bản Pa Tết đến trường quá xa (80km) nên ngày nghỉ cuối tuần (thứ 7, chủ nhật đối với học sinh bậc tiểu học; chiều thứ 7 và sáng, trưa chủ nhật đối với học sinh bậc trung học cơ sở) nên các em không thể về nhà vào dịp cuối tuần. Các em phải ở lại trường sinh hoạt nhưng nhà trường không có kinh phí nuôi các em vào những ngày này.
Em Vàng Thị Thu và Mùa A Công đi học từ cuối tháng 8. Đến nay, đã 3 tháng, các em chưa một lần về thăm nhà. Ảnh: LC
Nhà trường đều cố gắng dành những điều kiện tốt nhất để các em học sinh ở bản Pa Tết đỡ thiệt thòi. Thế nhưng nhà trường không có kinh phí nuôi các em nên chúng tôi quyết định gửi thư ngỏ xin cơm cho các em. Hi vọng sẽ giúp đỡ được các em phần nào.
Tâm sự với phóng viên, em Vàng Thị Thu, học sinh lớp 9B chia sẻ, em rất nhớ nhà. Em đi học ở trường từ tháng 8 đến giờ, trong bản sóng điện thoại không ổn định nên không phải lúc nào cũng gọi về nhà được.
“Em cũng nhớ bố mẹ lắm nhưng không biết phải làm sao”, Thu nói.
Còn Mùa A Công, học sinh lớp 9B bảo không biết em ở nhà nó lớn như thế nào rồi, nhớ bố mẹ nhưng không biết làm thế nào được. Trước kia Công và Thu đều học ở trường Tà Tổng nên muốn về phải xin cô về từ chiều thứ 5 rồi đi bộ gần 80km về nhà. Từ năm học này, các em đi học tại Huổi Lếch và cũng 3 tháng chưa về thăm nhà.
Bản Pa Tết thuộc xã Huổi Lếch, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Bản thuộc khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, nằm biệt lập so với các bản liền kề. Phía Bắc giáp với bản Nậm Ngà, xã Tà Tổng; phía Nam giáp bản Nậm Hính 2, xã Huổi Lếch; phía Tây giáp bản Cây Sặt, xã Huổi Lếch và phía Đông giáp xã Nậm Chàm huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.
Đường mòn dân sinh là đường giao thông duy nhất để đi lại ở Pa Tết. Việc đi lại khó khăn, chỉ sử dụng được xe máy để di chuyển trong mùa khô đến bản Cây Sặt, xã Huổi Lếch để ra trung tâm xã với quãng đường hơn 80km; bản chưa có đường giao thông liên kết với bản Nậm Hính 2 và Cây Sặt.
Chính khó khăn, bất cập này dẫn đến nhiều năm qua, Pa Tết không được đầu tư cơ sở hạ tầng, không đường, không điện, không sóng điện thoại.
Bản gồm 75 hộ dân (100% dân tộc Mông, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên 90%) với 436 nhân khẩu; diện tích tự nhiên gần 218 ha, trong đó có 2,4ha đất ở, còn lại đất canh tác, nơi đây gần như sống biệt lập với bên ngoài.
Trần Phương
Hiệu trưởng trường Nguyễn Trung Trực: Clip HS đánh nhau diễn ra từ năm học trước
Hai nam sinh đánh nhau ở Trường trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh bị tạm đình chỉ học 3 ngày.
Trường trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực, quận Gò Vấp có báo cáo chi tiết, liên quan đến vụ việc hai nam sinh đánh nhau trên đoạn video clip đăng tải trên các diễn đàn, mạng xã hội ngày 15/10.
Theo đó, trên mạng xã hội có đăng tải vụ việc video clip liên quan đến hai nam sinh đánh nhau trong lớp học, trong đó có một nam sinh bị tự kỷ, hiệu trưởng dọa học sinh không được để lọt video clip ra ngoài.
Vị hiệu trưởng đó chính là cô Bùi Thị Kim Tuyến - Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực, quận Gò Vấp.
Hiệu trưởng đã không đứng ra giải quyết vụ việc, nhằm ngăn chặn bạo lực và bắt nạt học đường, mà lại tìm mọi cách để ém câu chuyện đi càng nhanh càng tốt.
Trường trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh minh họa: P.L)
Đến khi gia đình học sinh biết được, đến trường làm rõ sự việc thì cô Tuyến và Ban giám hiệu nhà trường lẩn trốn, không tiếp phụ huynh.
Đại diện nhà trường, cô Bùi Thị Kim Tuyến - Hiệu trưởng đã ký báo cáo cho biết, hoàn toàn không có chuyện học sinh bị tự kỷ bị hành hạ như thời trung cổ tại nhà trường. Học sinh bị hành hung trong video clip đăng tải trên mạng xã hội không phải là học sinh tự kỷ.
Đồng thời, cô Tuyến nhấn mạnh, mọi việc đăng tải trên mạng xã hội đều không đúng sự thật.
Nhà trường báo cáo sự việc như sau: Sự việc đánh nhau xảy ra vào ngày 1/4/2022, tại lớp 11A3 (phòng số 25), giữa học sinh K. đánh bạn là em P. (lớp 11A6), do trước đây học sinh P. có trêu chọc học sinh K.
Sau khi nắm sự việc trên, khi đó cô Tuyến là Phó hiệu trưởng điều hành nhà trường đã chỉ đạo xử lý vụ việc theo đúng quy định, hợp tình và hợp lý.
Những học sinh này đã được yêu cầu viết bản tường trình. Tạm thời đình chỉ học 3 ngày (từ ngày 4 đến 6/4/2022) để chờ thu thập thông tin, phụ huynh quản lý học sinh ở nhà trong thời gian này để tránh các mâu thuẫn, sự việc không hay có thể xảy ra.
Giáo viên chủ nhiệm của cả hai lớp cũng đã gặp phụ huynh 2 em, thông báo sự việc và tiến trình giải quyết của nhà trường.
Ngày 7/4, lãnh đạo nhà trường cũng đã họp với tổng giám thị, giám thị khu vực, giáo viên chủ nhiệm cả 2 lớp để thống nhất biện pháp giải quyết.
Ngày 8/4, nhà trường tổ chức cuộc họp có lãnh đạo trường, tổng giám thị, giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh của cả 2 em. Hai bên đã hòa giải, thống nhất với cách xử lý của nhà trường, không thắc mắc và khiếu nại về sau.
Sau buổi hòa giải nói trên, cả 2 nam sinh này đều đã trở lại trường học, không có bất cứ mâu thuẫn, xích mích nào với nhau.
Hiện các em vẫn đang tiếp tục học tập tại trường, thực hiện tốt nội quy học sinh.
Nữ sinh 28 điểm phải đi rửa bát thuê kiếm tiền đi học: Ở nhờ nhà bác Đỗ trường Y, trở thành bác sĩ là mong muốn của rất nhiều thí sinh và phụ huynh. Tuy nhiên, với mẹ con chị Lâm Thị Hồng và cô học trò nhỏ Đoàn Thị Thu (trú tại xóm Nghiêm Sơn, xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) bên cạnh niềm vui sướng còn là nỗi lo lắng khôn nguôi bởi hoàn...







Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Trúc Anh (Mắt Biếc) có tình mới sau 1 tháng lộ chuyện chia tay bạn trai đạo diễn?
Sao việt
23:58:30 12/04/2025
Sốc: Sơn Tùng bị fan cuồng lao thẳng vào người khi đang trên sân khấu, để lộ vết xước gây xót xa
Nhạc việt
23:55:05 12/04/2025
573 nhãn hiệu sữa giả, 11 công ty và doanh thu gần 500 tỷ đồng
Pháp luật
23:51:47 12/04/2025
Bất ngờ vì láng giềng của Dải Ngân hà đang bị xé toạc
Thế giới
23:48:32 12/04/2025
Không chỉ "chủ tịch showbiz", các nghệ sĩ nam này từng công khai ủng hộ băng vệ sinh cho chị em phụ nữ
Sao âu mỹ
23:41:39 12/04/2025
Động thái của Matic sau màn chế nhạo Onana
Sao thể thao
22:47:59 12/04/2025
Em gái của nàng công chúa đẹp nhất Châu Âu chọn lối đi riêng, không theo con đường của chị gái
Netizen
22:47:45 12/04/2025