8 tác hại đáng sợ bạn sẽ phải đối mặt nếu thường xuyên nhịn tiểu
Nhịn tiểu là một thói quen không tốt. Thói quen này có thể sẽ biến bàng quang của các bạn trở thành mảnh đất màu mỡ cho vi khuẩn tăng trưởng và gây ra hệ quả xấu cho sức khỏe.
Tại sao bạn cảm thấy muốn tiểu tiện?
Bàng quang của cơ thể con người là một bộ phận nhỏ, tròn chứa chất thải. Trung bình bàng quang có thể chứa tối đa khoảng 420 ml chất lỏng (khoảng 8 ly nước), tuy nhiên, nhịn tiểu có thể làm giãn bàng quang.
Các chất lỏng do thận lọc bỏ sẽ được thu lại trong bàng quang và khi đã gần đầy, nó sẽ gửi tín hiệu đến não bộ để nhắc nhở bạn việc phải loại bỏ bớt chất lỏng này. Nhưng tùy thuộc vào tình hình, não sẽ quyết định khi nào bạn cần đi tiểu.
Vì vậy, nhiều khi bạn kiểm soát bản thân quá mức mà không để ý đến phản ứng từ bàng quang gửi đến bộ não.
Bạn có thể nhịn tiểu trong bao lâu?
Một số người có thể nhịn tiểu lâu dài, một số khác thì có thể nhịn được ít hơn. Tất cả phụ thuộc vào tình trạng mất nước, lượng nước đã uống và chức năng của bàng quang. Những người thường xuyên nhịn tiểu sẽ không biết đâu là thời điểm thích hợp để đi toilet.
Phụ nữ thường nhịn được từ 3 đến 6 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, đáp án thỏa đáng cho câu hỏi này vẫn chưa được các nhà khoa học nghiên cứu cụ thể
Bạn càng nhịn, bàng quang càng trở thành mảnh đất màu mỡ để vi khuẩn phát triển và tạo nên những rủi ro sức khỏe. Bạn có thể kiểm soát nhu cầu một lát nhưng nếu cảm thấy nó đã lên đến đỉnh điểm, hãy nhanh chóng tìm cách đi tiểu càng sớm càng tốt.
Hàng loạt tác hại vì thói quen nhịn tiểu
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến đường tiết niệu. Nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào trong bộ phận này.
Video đang HOT
Vi khuẩn xâm nhập niệu đạo, bàng quang và có thể lây lan đến thận. Mặc dù phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu do niệu đạo ngắn hơn nhưng một khi đã mắc, nam giới lại thường bị nghiêm trọng hơn.
Các triệu chứng đặc trưng cảnh báo đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn như nước tiểu đục hoặc có màu máu, hay buồn tiểu, sốt nhẹ và cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
Nếu không may mắc bệnh, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh uống hoặc tiêm, phụ thuộc vào tình trạng bệnh.
Viêm bàng quang kẽ
Viêm bàng quang kẽ là bệnh gây viêm và đau đớn ở bàng quang khi giữ trữ nước tiểu. Bệnh nhân thường có xu hướng đi tiểu nhiều hơn nhưng khối lượng nước tiểu rất ít.
Các triệu chứng thường gặp như khung xương chậu đau đớn, buồn đi tiểu liên tục và trong một số trường hợp, đi tiểu nhiều hơn 60 lần/ngày.
Rất đáng lo ngại là bệnh này chưa có thuốc chữa dứt điểm mà chỉ điều trị chỉ làm giảm bớt triệu chứng.
Mất cảm giác buồn tiểu
Khi nhịn tiểu quá lâu, bàng quang sẽ dần căng phồng lên từ đó làm giảm khả năng nhận biết buồn tiểu. Vệc kìm nén này xảy ra thường xuyên có thể sẽ khiến não bộ không còn khả năng kiểm soát được việc “xả nước” nữa.
Hậu quả là bạn lúc nào cũng có thể tiểu mọi lúc mọi nơi như một đứa trẻ sơ sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày.
Giảm ham muốn quan hệ tình dục, gây vô sinh
Trì hoãn đi theo “tiếng gọi của thiên nhiên” cũng khiến cả nam giới và phụ nữ giảm ham muốn tình dục.
Đối với nữ giới, nhịn tiểu gây ức chế lên vùng xương chậu, cổ tử cung và các bộ phận sinh dục khác, khiến cho việc yêu trở nên đau đớn, giảm hưng phấn…
Nguy hiểm hơn, chị em dễ bị vô sinh khi nhịn tiểu thường xuyên bởi thói quen này làm cho bàng quang tích trữ chất lỏng quá nhiều, phình to ra và chèn ép tử cung, khiến tử cung khó về vị trí cũ.
Gây hại thận
Bàng quang của bạn kết nối với hệ thống tiết niệu, bao gồm cả hai quả thận. Thận có chức năng lọc thải nước tiểu từ nước thừa trong máu. Do đó, nếu bạn nhịn tiểu thì nước tiểu có thể đi ngược lại các ống nối giữa bàng quang và thận, từ đó gây nhiễm trùng và hư hại thận đáng kể.
Vì thế, khi mắc tiểu bạn không nên chần chừ giây phút nào mà phải đứng dậy thực hiện nghĩa vụ ngay để bảo vệ sức khỏe bàng quang lẫn quả thận tối ưu hơn.
Gây vô sinh ở nữ
Cơ quan sinh dục của phụ nữ sống cùng nhà với bàng quang ở trong xương chậu, về độ “gần gũi” thì tử cung ở phía sau bàng quang. Nhịn tiểu làm cho bàng quang tích trữ quá nhiều, bàng quang phình to ra sẽ chèn ép tử cung, làm cho tử cung đổ về sau.
Nếu thường xuyên nhịn tiểu, tử cung đổ về phía sau rất khó trở lại vị trí cũ. Khi bàng quang chèn ép tử cung nhiều, ép vào dây thần kinh ở trước xương cùng, làm cho phần xương cùng đau nhức, nặng sẽ gây ra vô sinh.
Tiểu dắt
Thói quen nhịn tiểu lâu còn làm cơ thể mất phản xạ tiểu theo đúng chu kỳ dẫn tới tiểu són, tiểu dắt. Đối với những người mắc bệnh mạn tính thì nhịn tiểu càng nguy hiểm.
Đơn cử như bệnh nhân tăng huyết áp nếu nhịn đi tiểu sẽ khiến thần kinh hưng phấn, dẫn đến huyết áp tăng, tim đập nhanh, lượng oxy tiêu hóa gia tăng, gây ra xuất huyết não hoặc nhồi máu cơ tim.
Một ngày nên đi tiểu bao nhiêu lần?
Theo tiến sĩ Neil Grafstein, khoa Tiết niệu Bệnh viện Mount Sinai (Mỹ), không có quy định chính xác số lần một người bình thường nên đi tiểu mỗi ngày, nhưng hầu hết mọi người thường sẽ “xả lũ” với tần suất dao động từ 4 -7 lần/ngày. Con số này có thể thay đổi ở từng đối tượng, lượng chất lỏng nạp vào cơ thể hay mức độ nhạy cảm của bàng quang…
Theo www.phunutoday.vn
Ca ghép cùng lúc 3 tạng đầu tiên ở châu Á
Sau gần hai thập kỷ bị bệnh tật hành hạ, Rachanond Rungsawang (Thái Lan) được ghép cùng lúc tim, gan, thận và hiện đã hồi phục.
"Bệnh nhân tương đối ổn định, không có dấu hiệu đào thải và tim, gan, thận mới đang hoạt động hiệu quả", bác sĩ Yongyut Sirivatanauksorn, Phó Giám đốc Bệnh viện Ririraj (Thái Lan), nơi diễn ra ca phẫu thuật, tiết lộ trong họp báo ngày 2/5.
Đại diện Bệnh viện Ririraj công bố ca ghép 3 tạng đầu tiên ở châu Á. Ảnh: Bangkok Post.
Theo SCMP, Rachanond gặp vấn đề về thận từ năm 8 tuổi dẫn đến tổn thương nghiêm trọng ở tim và gan. Mỗi tuần, anh phải chạy thận 3 lần.
Tháng 8/2017, Rachanond nhập viện Siriraj trong tình trạng nguy kịch do suy đa tạng. Ngày 3/12 năm ngoái, may mắn đến với chàng trai trẻ khi có nội tạng phù hợp. Đội ngũ y tế do bác sĩ Yongyut dẫn đầu tiến hành ca phẫu thuật lịch sử kéo dài 12 giờ để ghép các nội tạng cho bệnh nhân. Đây là trường hợp ghép 3 tạng đầu tiên ở châu Á và thứ 15 trên thế giới.
Ngày 23/2, Rachanond xuất viện. Bác sĩ Yongyut khẳng định bệnh nhân hồi phục rất tốt và "không có gì đáng lo". Bên cạnh đó, ông giải thích Bệnh viện Ririraj muốn chờ Rachanond khỏe hẳn nên sau 5 tháng mới công bố ca phẫu thuật.
Cũng có mặt tại buổi họp báo, Rachanond bày tỏ lòng biết ơn đến người hiến tạng cũng như đội ngũ y bác sĩ. Từng trải qua quãng thời gian tuyệt vọng đến mức muốn tự tử, giờ đây chàng thanh niên 26 tuổi đã có thể đi lại và sống cuộc đời bình thường. "Tôi không còn là một gánh nặng nữa", Rachanond xúc động.
Minh Nguyên
Theo vnexpress.net
5 thời điểm không nên uống nước Uống nước khi ăn đồ cay không những không xua tan cảm giác nóng rát mà còn khiến tình hình tệ hơn. Ảnh: Secondwind Water Systems. Nước cần thiết cho cơ thể song không phải uống lúc nào cũng tốt. Dưới đây là 5 thời điểm bạn không nên uống nước, theo Bright Side. Trước khi đi ngủ Bạn nên tránh uống nước...