8 phụ nữ tiết kiệm hiệu quả chỉ bằng việc thay đổi thói quen chi tiêu hàng ngày trong mùa dịch
Chỉ bằng những hành động thay đổi tích cực đã giúp 8 người phụ nữ này tiết kiệm hiệu quả.
1. Kim Chan (23 tuổi, giám đốc tiếp thị và truyền thông): Tìm kiếm các lựa chọn thay thế rẻ hơn trên mạng hoặc đợi cho đến khi có giảm giá lớn
Kim Chan (23 tuổi, giám đốc tiếp thị và truyền thông).
Đại dịch khiến tôi nhận ra tầm quan trọng của việc tiết kiệm. Tôi đã thấy thị trường việc làm không ổn định như thế nào khi có thể mất việc ngay lập tức. Tôi đã tốt nghiệp Đại học vào tháng 7 năm ngoái, thời điểm bùng dịch bệnh rất lớn. Các công ty không tuyển dụng và tôi lo lắng về việc không thể tìm được việc làm.
May mắn thay, tôi đã giành được suất thực tập sinh vào tháng 10. Mặc dù tiền lương ít hơn những gì tôi mong đợi, nhưng tôi vẫn đảm nhận vị trí này, bởi vì không chắc khi nào mình sẽ có cơ hội khác. Bây giờ, tám tháng sau, công ty đã đề nghị tôi ký hợp đồng chính thức.
Khi bắt đầu làm việc, tôi đã tiết kiệm được 50% thu nhập và gửi 25% vào tài khoản GrabPay của mình. Tôi chỉ chi tiêu từ tài khoản GrabPay đó và khi hết tiền, tôi sẽ nạp thêm 25% thu nhập còn lại khi cần. Bất kỳ khoản tiền nào tôi không tiêu vào cuối chu kỳ đều được chuyển vào khoản tiết kiệm.
Gần đây, tôi cũng bắt đầu thử nghiệm với một ứng dụng đầu tư có tên là Stashaway. Việc bị mắc kẹt ở nhà trong phần lớn thời gian của năm qua đã khiến số dư trong tài khoản của tôi không tốt. Tất nhiên, tôi vẫn mua sắm, nhưng tôi có ý thức hơn về tiền bạc, tôi cố gắng tìm kiếm các lựa chọn thay thế rẻ hơn trên mạng hoặc đợi cho đến khi một món hàng được giảm giá trước khi mua nó.
2. Clara Lau (29 tuổi, hoạt động giáo dục trong mảng môi trường): Chi tiêu hàng tháng của tôi không vượt quá 20% mức lương
Clara Lau (29 tuổi, hoạt động giáo dục trong mảng môi trường)
Năm ngoái, tôi đã kết hôn và sẽ sớm phải bắt đầu trả tiền nhà. Khi dịch bệnh xảy ra, tôi không quá bận tâm đến công việc của mình. Vào thời điểm đó, tôi là một người giảng dạy thuộc biên chế của Bộ Giáo dục và công việc này ổn định.
Tuy nhiên, chính trong khoảng thời gian đó, tôi nhận ra tầm quan trọng của thiên nhiên trong cuộc sống của chúng ta nên khi được một tổ chức phi chính phủ đề nghị trở thành nhà giáo dục môi trường, tôi đã nhận lời. Nhưng, nó đi kèm với một khoản cắt giảm lương.
Kể từ khi bắt đầu công việc mới, tôi đã phải cẩn thận hơn với tiền bạc của mình. Tôi đã bắt đầu đầu tư với AIA (một tập đoàn tài chính và bảo hiểm đa quốc gia tại Hồng Kông do Mỹ thành lập) và cũng đảm bảo rằng chi tiêu hàng tháng của tôi không vượt quá 20% mức lương hiện tại.
Công việc của tôi cũng khiến tôi có ý thức hơn về môi trường, vì vậy tôi suy nghĩ kỹ trước khi mua một thứ gì đó mới. Tôi thích từ chối, giảm thiểu và tái sử dụng. Đó là một chiến lược tiết kiệm tiền tuyệt vời .
3. Yuen Yi Ying (35 tuổi, người sáng tạo nội dung): Lập ngân sách và thuê nhà thay vì mua giúp giảm chi phí cho cả gia đình
Yuen Yi Ying (35 tuổi, người sáng tạo nội dung).
Tôi là người làm sáng tạo nội dung, vì vậy đã có lúc tôi phải làm rất nhiều việc và có những khoảng thời gian không thu được gì nhiều. Công việc đã tăng lên trong những tháng gần đây, nhưng để giúp theo dõi chi tiêu cá nhân và gia đình, hai vợ chồng đã dành thời gian để bắt đầu một bảng tính toán chi tiết.
Video đang HOT
Chỉ cần nhìn vào nó là chúng tôi có thể biết tiền của mình đang đi đâu, vì vậy không làm phá vỡ ngân sách hàng tháng. Nó cũng cho chúng tôi một ý tưởng tốt hơn về cách lập kế hoạch cho tương lai. Gần đây, tôi thường tự làm bánh mì, mì ống và sữa chua ở nhà và trồng trọt trong vườn. Nó giúp giảm chi phí mua sắm của gia đình và tôi rất thích quá trình này.
4. Cynthia Jee (đồng sáng lập Venuerific): Cắt giảm mua sắm những món đồ có giá trị lớn
Cynthia Jee (đồng sáng lập Venuerific).
Làm trong ngành tổ chức sự kiện, năm ngoái do dịch bệnh diễn ra mà chúng tôi bị thiệt hại nặng nề. Tất cả các sự kiện đã được tạm dừng và không biết khi nào sẽ tiếp tục. Đó là một khoảng thời gian đầy thử thách, vượt quá bất cứ điều gì tôi từng trải qua trong cuộc đời làm việc của mình.
Là một chủ doanh nghiệp, tôi luôn cẩn thận trong việc chi tiêu, nhưng trong thời gian xảy ra đại dịch, tôi càng phải thận trọng hơn. Mục tiêu lớn nhất của tôi là duy trì việc làm cho tất cả nhân viên của mình cho dù thế nào đi nữa.
Vì vậy đối tác kinh doanh của tôi và tôi đã chuyển nhân viên của mình sang tuần làm việc bốn ngày và điều chỉnh lương của họ cho phù hợp, tức là khoản thu nhập trước dịch sẽ bị khấu trừ 20%. Nhờ điều này mà tôi giảm được số tiền phải trả cho nhân viên. Tôi cũng tạm dừng đăng ký phần mềm của công ty để giảm chi phí nhiều hơn.
Đối với riêng bản thân, trước dịch bệnh tôi thích mua sắm những mặt hàng có giá lớn như đồ nội thất, xe hơi, đồ hiệu.
Bây giờ, khi tôi muốn chi tiêu cho bản thân, tôi có xu hướng mua những món đồ hợp túi tiền hơn, như quần áo tập thể dục, đồ tập yoga, đồ trang sức và những món đồ nhỏ khác miễn là nó khiến tôi cảm thấy thoải mái một chút.
5. Yeeli Lee (ở tuổi 40, người sáng lập công ty chăm sóc da BHuman): Giảm ngân sách cho quần áo của mình xuống 80%
Yeeli Lee (ở tuổi 40, người sáng lập công ty chăm sóc da BHuman).
Tôi và chồng, các con đang trong độ tuổi mới lớn để tâm hơn đến thói quen chi tiêu của mình sau khi dịch bệnh diễn ra và ảnh hưởng tới thu nhập của cả hai.
Chúng tôi đã giảm ngân sách cho quần áo của mình xuống 80% và chuyển sang mua những món thời trang bình dân được yêu thích để giúp kiểm soát chi tiêu tổng thể của cả gia đình.
Dịch bệnh đã mở ra cho tôi một bức tranh thực tế rằng “những ngày mưa khó kiếm ăn” mà người xưa thường ví von đôi khi có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng và thậm chí hàng năm.
Vì vậy khi bạn kiếm được tiền thì cần phải chuẩn bị cho chúng một cách chủ động.
6. Florence Fauls (47 tuổi, lễ tân): Cắt giảm tần suất đi ăn nhà hàng
Florence Fauls (47 tuổi, lễ tân).
Tôi thực sự đã tiêu nhiều tiền hơn kể từ khi dịch bệnh bắt đầu xảy ra. Tôi là một người “làm công ăn lương” và điều cần thiết nhất là cần ăn mặc lịch sự cho công việc của mình.
Vì vậy tôi phải đầu tư vào trang phục đi làm phù hợp. Tôi cũng đã dành một số tiền để mua tất cả các loại mặt nạ. Đây là một sở thích cá nhân.
Nhưng lại rất khó để tìm được loại nào vừa vặn với kích thước mặt của mình, không làm trầy xước hay kích ứng da. Chính vì thế, tôi tốn 1 khoản khá cao.
Để giúp cân bằng tất cả những chi phí phụ phát sinh này, tôi đã tìm cách tiết kiệm. Ví dụ, tôi và gia đình đã từng đi ăn ở nhà hàng rất nhiều lần, nhưng giờ chúng tôi đã cắt giảm việc này đi một chút. Chúng tôi cũng nấu ăn ở nhà và để dành thức ăn thừa cho ngày hôm sau để quản lý chi tiêu.
7. Ginny Eckblad (COO và đồng sáng lập GorillaSpace): Nấu ăn ở nhà, giảm hóa đơn điện nước
Ginny Eckblad (COO và đồng sáng lập GorillaSpace):
Chồng tôi, hai đứa con sinh đôi đang 13 tuổi và tôi đã nấu hầu hết các bữa ăn của chúng tôi thay vì đi ăn ngoài tiệm.
Đây là cơ hội tuyệt vời để gắn kết với nhau, học cách lập ngân sách để tạo ra các món ăn tiết kiệm, khám phá các món ăn mới và thử nghiệm các kỹ thuật nấu ăn khác nhau.
Chúng tôi cũng cẩn thận hơn về cách sử dụng một số tài nguyên thiên nhiên nhất định, như nước và điện, để giúp giảm hóa đơn điện nước.
8. Agnes Gerrits-Lim (49 tuổi, nhà tư vấn tiếp thị tự do): Chuyển các chi phí du lịch cho chăm sóc và nâng cao chất lượng ngôi nhà
Agnes Gerrits-Lim (49 tuổi, nhà tư vấn tiếp thị tự do).
Đại dịch không ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của gia đình chúng tôi, nhưng nó ảnh hưởng đến cách quản lý ngân sách của mình.
Chúng tôi dành nhiều thời gian hơn ở trong nhà nên tôi và chồng đã chuyển những chi phí sẽ dành cho việc đi du lịch sang chăm sóc và nâng cao chất lượng cho ngôi nhà để khiến hai con (11 tuổi và 15 tuổi) vui vẻ và thoải mái hơn.
Ưu tiên của chúng tôi là nâng cấp mạng wifi, bảo trì, nội thất mới, thiết bị điện tử mới và hệ thống giải trí mới, bao gồm cả việc lắp đặt loa thông minh trong phòng. Chúng tôi cũng mua những thứ có thể giúp ích khi ở nhà, chẳng hạn như nguyên liệu để nướng bánh hạnh nhân và bánh quy, sách cho con gái và trò chơi ghép hình cho con trai.
Mặc dù nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng tôi không quá lo lắng. Tôi đã từng trải qua những cuộc khủng hoảng kinh tế lớn lúc trước, tôi đã mất việc trong cuộc suy thoái năm 2008 nhưng luôn hồi phục. Điều tôi học được từ những cuộc suy thoái kinh tế trong quá khứ là đừng sống vượt quá khả năng của mình và luôn dành một quỹ khẩn cấp trong trường hợp bạn cần thứ gì đó ngay lập tức.
Mẹ đảm tiết kiệm "cực đỉnh", 3 năm bỏ két được 700 triệu
Người mẹ này chọn lối sống bền vững trong 3 năm để tốt cho bản thân và tiết kiệm được nhiều hơn.
Sian Young (47 tuổi, đến từ West Sussex, Anh), đã sử dụng rất nhiều phương pháp để giúp cô tiết kiệm được một khoản tiền lớn. Với công việc là một nhà tư vấn tài chính bền vững, Sian sống với chồng là James và cô con gái hai tuổi Analicia.
Khi bắt đầu nghiên cứu về lối sống bền vững, Sian Young hoàn toàn ngạc nhiên về kết quả khi bắt đầu thực hiện các phương pháp mới. Cô giải thích: "Khi tôi bắt đầu mua với suy nghĩ nhiều hơn về môi trường, điều đó khiến tôi tìm ra lý do tại sao mình muốn và phát hiện rất nhiều lựa chọn thay thế được miễn phí.
Tôi càng khỏe mạnh, hạnh phúc và càng tiết kiệm được nhiều tiền, tôi càng say mê sống bền vững. Nó bắt đầu bằng việc tiết kiệm tiền, mong muốn giảm tác động đến sức khỏe và hành tinh của chúng ta. Sức khỏe của chúng tôi cũng trở nên tốt hơn. Chúng tôi cũng đã biến khoản tiết kiệm tài chính thành thu nhập bằng cách sử dụng nó để đầu tư vào công việc kinh doanh của mình".
Sian Young bên cạnh chồng mình là James, con gái Analicia, các con trai Jordan và Cameron.
Hầu hết các vật dụng trong nhà của Sian và James đều được mua từ các chợ online và họ thậm chí còn tiết kiệm được tiền cho đám cưới của mình bằng cách tự tổ chức ở nhà. So với chi phí trung bình 12.000 bảng (hơn 300 triệu) cho một đám cưới ở Anh, cặp đôi chỉ tốn 2.500 bảng (78 triệu) để tự trang trí mọi thứ.
Trong khi đó, cộng các chi phí trung bình của các mặt hàng bao gồm tủ TV, bàn cà phê, bộ bàn ăn và các loại đồ nội thất khác, Sian ước tính gia đình đã tiết kiệm được tổng cộng 21.000 bảng Anh (gần 700 triệu) kể từ ba năm trước. Giờ đây, người mẹ 3 con này muốn chia sẻ những mẹo sống bền vững hàng đầu của mình.
1. Thay đổi suy nghĩ của bạn
Lời khuyên đầu tiên của cô ấy là hãy thay đổi suy nghĩ của bạn khi nói đến sự bền vững. Cô nói: "Quyết định tiêu tiền đầu tiên bắt đầu trong suy nghĩ của bạn, chúng ta mua đồ vì hai lý do chính: nghĩ rằng cần nó, hoặc nên mua nó. Nhưng chính xác thì bạn cần đặt câu hỏi về nhu cầu này đến từ đâu hay chỉ là vừa lướt qua một quảng cáo hoặc nhìn thấy điều gì đó trên phương tiện truyền thông xã hội khiến bạn nghĩ đến?".
Đừng bao giờ mua thứ gì đó vì bạn nghĩ rằng nó sẽ gây ấn tượng với người khác. Khi bạn hạnh phúc, bạn không cần phải mua những thứ vô nghĩa và thường là những thứ mà bạn không thể mua được. Bạn phản ánh ra bên ngoài những gì đang diễn ra bên trong và khi tâm trí bạn không vui, bạn có xu hướng mua những thứ mà bạn cho rằng sẽ khiến bạn hạnh phúc.
Sian Young với chồng James kết hôn tại nhà và tự làm mọi thứ.
2. Chọn những thứ từ tự nhiên
Thay vì mua các sản phẩm làm đẹp thông thường, cô tự làm kem dưỡng thể bằng dầu dừa, dầu hạnh nhân ngọt, dừa và bơ hạt mỡ, các loại tinh dầu. Thêm vào đó, cô cũng tạo ra các sản phẩm tẩy rửa của riêng mình.
"Tôi không muốn có nhiều hóa chất độc hại trong nhà nên đã bắt đầu tự làm chất tẩy rửa. Chúng có hiệu quả cao và giá thành rẻ đến khó tin. Nó giúp tôi không phải đến các cửa hàng, tiết kiệm tiền hiệu quả".
Trong khi nhiều người chọn tã lót và các sản phẩm vệ sinh dùng một lần, Sian tiết kiệm được tổng cộng 1.562 euro (40 triệu) mỗi năm bằng cách chọn các sản phẩm thay thế bền vững. Cô giải thích: "Chúng tôi sử dụng tã vải cho con mình và điều này giúp tiết kiệm hơn rất nhiều. Nếu bạn bắt đầu sử dụng tã lót tái sử dụng, bạn sẽ giảm được 25% ảnh hưởng ra môi trường".
3. Tự làm mọi thứ
Phần lớn tiết kiệm của Sian đến từ việc tránh mua sắm số lượng lớn và thay vào đó là cải tạo những thứ cũ thành thứ mới. "Chúng tôi đã nâng cấp hoặc tìm thấy hầu hết đồ đạc cũ được cho miễn phí. Chiếc bảng chúng tôi sử dụng trong ngày cưới đã tìm thấy nó trên mạng với giá 10 bảng Anh (312k). Tôi bỏ lớp giấy cũ ở đó, lau sạch, quét phấn lên và dùng sáp đánh bóng để phủ một lớp bảo vệ. Tôi thích sự sáng tạo và nâng cấp những món đồ cũ. Sau đó bạn sẽ có được thứ trông thật tuyệt vời".
4. Mua đồ cũ
Thay vì mua mới, Sians thường chọn cách mua sắm tại các cửa hàng tiết kiệm và từ thiện để vẫn tìm được món đồ tốt nhưng với giá ít hơn.
Bật mí cách giúp bạn thoát khỏi tình trạng túng thiếu kể cả khi thu nhập không ổn định Nếu thu nhập vẫn còn bấp bênh thì đây là cách quản lý tài chính tốt nhất. Nếu bạn đang làm nghề tự do, điều hành một doanh nghiệp nhỏ hoặc làm dịch vụ để kiếm sống, thu nhập của bạn có thể không thể đoán trước được từ năm này sang năm khác. Vì thế bạn cần quản lý và phân bổ...