8 loại bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) là một nhóm các bệnh nhiễm trùng có thể lây truyền từ người sang người qua hoạt động tình dục.
STI do nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra. Nếu không được điều trị có nguy cơ dẫn đến bệnh tật lâu dài và vô sinh.
Hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục đều có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, để giảm nguy cơ, nên duy trì thực hành tình dục an toàn với các biện pháp bảo vệ, chẳng hạn như bao cao su để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Dưới đây là những điều bạn cần biết về 8 bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến.
1. Virus u nhú ở người (HPV)
HPV (Human papilloma virus) là virus lây qua đường tình dục. Không cần biết số lượng bạn tình là bao nhiêu, chỉ cần có quan hệ tình dục là có khả năng lây nhiễm HPV.
Các loại HPV lây truyền qua đường tình dục được chia thành 2 nhóm, nguy cơ thấp và nguy cơ cao. Trong đó, có khoảng 14 loại HPV nguy cơ cao bao gồm HPV 16, 18, 31, 33, HPV 35, 39, 45, 51, 52, 56, HPV 58, 59, 66 và 68.
Đáng lo ngại hơn là một số chủng virus có thể gây ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật hoặc ung thư miệng và cổ họng. Hai trong số này là HPV16 và HPV18, là nguyên nhân đối với hầu hết các bệnh ung thư liên quan đến HPV.
Herpes có thể gây ra các mụn rộp đau đớn trên bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc miệng.
Herpes là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục dễ lây lan nhất và chi phí điều trị tốn kém nhất. Một nghiên cứu của tạp chí Y khoa Anh quốc BMJ Open năm 2022 ước tính rằng chi phí hàng năm cho liệu pháp ức chế có thể dao động từ 240 USD đến 2.580 USD mỗi năm.
Có 2 chủng virus: herpes simplex type 1 (HSV-1) và herpes simplex type 2 (HSV-2), cả hai đều lây truyền qua đường tình dục và gây ra mụn rộp sinh dục. Mụn rộp miệng có thể xuất hiện dưới dạng vết loét lạnh hoặc mụn nước, cũng như vết loét ở bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Giống như bệnh giang mai, mụn rộp có thể ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt là sau khi bị nhiễm trùng mới trong 3 tháng đầu.
3. Bệnh giang mai
Bệnh giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai có hoạt động tình dục, bao gồm cả nam giới, phụ nữ và những người chuyển giới. Một nghiên cứu về bệnh lây truyền qua đường tình dục năm 2022 chỉ ra rằng tình trạng vô gia cư, chẩn đoán HIV và tiền sử sử dụng thuốc lá hoặc ma túy là những yếu tố nguy cơ mắc bệnh giang mai.
Bệnh giang mai có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với vết loét của người bị nhiễm bệnh. Các vết loét này thường xuất hiện trên bộ phận sinh dục, nhưng cũng có thể xuất hiện ở các bộ phận khác trên cơ thể, chẳng hạn như miệng, hậu môn hoặc trực tràng.
Theo dữ liệu sơ bộ của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) về bệnh lây truyền qua đường tình dục năm 2021, hơn 2.000 trẻ sơ sinh được sinh ra mắc bệnh giang mai do lây truyền từ mẹ.
4. Viêm gan – bệnh lây truyền qua đường tình dục
Video đang HOT
Viêm gan, một căn bệnh dẫn đến viêm và xơ hóa gan, có thể lây truyền qua đường tình dục và các con đường khác. Nó có nhiều dạng, mặc dù các triệu chứng đều giống nhau: mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau dạ dày, nước tiểu sẫm màu, vàng da và mắt.
Virus viêm gan B (HBV) lây truyền qua đường tình dục. Nhiễm trùng thường xảy ra thông qua trao đổi chất dịch cơ thể, nhưng nó cũng có thể xảy ra do dùng chung kim tiêm hoặc truyền từ mẹ sang con trong khi sinh. Viêm gan B mạn tính có thể dẫn đến tổn thương gan nghiêm trọng bao gồm sẹo, ung thư, suy gan và tử vong.
HBV gây bệnh viêm gan B có thể lây truyền qua đường máu, dịch cơ thể và quan hệ tình dục.
Giống như HBV, quan hệ tình dục cũng có thể lây lan virus viêm gan C (HCV), loại virus này lây truyền qua máu, tinh dịch và các chất dịch cơ thể khác. Mặc dù đã có phương pháp điều trị, bệnh lây truyền qua đường tình dục này cũng có thể dẫn đến suy gan và tử vong.
5. Bệnh Trichomonas
Bệnh Trichomonas là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do ký sinh trùng Trichomonas vaginalis gây ra. Ký sinh trùng này có thể gây nhiễm cho cả nam và nữ. Mặc dù là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể chữa được nhất, bệnh Trichomonas có ảnh hưởng nghiêm trọng đến phụ nữ mang thai, theo Tạp chí Quốc tế năm 2021. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bệnh nhiễm ký sinh trùng này có thể dẫn đến sinh non, nhẹ cân và vỡ ối trước khi chuyển dạ.
Ở phụ nữ, các triệu chứng của bệnh Trichomonas có thể bao gồm ngứa, rát, đỏ hoặc đau nhức bộ phận sinh dục. Cảm giác khó chịu khi đi tiểu là phổ biến, cũng như chất dịch loãng có thể trong, trắng, hơi vàng hoặc hơi xanh với mùi bất thường.
Ở nam giới, các triệu chứng có thể bao gồm ngứa hoặc kích ứng bên trong dương vật, nóng rát sau khi đi tiểu hoặc xuất tinh hoặc tiết dịch từ dương vật. Bởi vì đàn ông thường không có các triệu chứng nên họ thường không biết mình bị nhiễm bệnh, không tìm kiếm sự chăm sóc y tế và vô tình lây bệnh này sang các bạn tình khác. Nếu không điều trị, tình trạng nhiễm trùng này có thể kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm.
6. Bệnh lậu
Vi khuẩn lậu cầu Neisseria phát triển mạnh ở những vùng ấm, ẩm như niệu đạo, mắt, cổ họng, âm đạo, hậu môn, cơ quan sinh dục và đường sinh sản nữ… là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Trong số các dấu hiệu phổ biến là dịch tiết sinh dục và cảm giác nóng rát hoặc đau khi đi tiểu.
Phụ nữ không được điều trị có thể mắc bệnh viêm vùng chậu (PID), dẫn đến vô sinh… nếu không có sự can thiệp điều trị kịp thời.
Một số biến chứng nghiêm trọng của bệnh lậu ở nam giới như:
Vô sinh.Hẹp niệu đạo.Viêm tinh hoàn.Đau và viêm tuyến tiền liệt.Nhiễm trùng lan ra khắp cơ thể, dẫn đến hiện tượng sưng, đau khớp, viêm gan, viêm van tim và tổn thương não.
7. Chlamydia
Vi khuẩn Chlamydia trachomatis là nguyên nhân gây ra bệnh Chlamydia và thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng đặc hiệu. Tuy nhiên, một số người cảm thấy nóng rát khi đi tiểu hoặc tiết dịch âm đạo hoặc dương vật bất thường. Giống như bệnh lậu, Chlamydia cũng có thể dẫn đến bệnh PID ở phụ nữ và sau đó là vô sinh, chửa ngoài tử cung hoặc đau vùng chậu mạn tính.
8. Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV)
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) nếu không được điều trị sẽ dẫn đến AIDS – hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, đe dọa đến tính mạng. Lây nhiễm HIV có thể xảy ra khi quan hệ tình dục, bằng cách dùng chung kim tiêm, hoặc từ phụ nữ mang thai bị nhiễm virus truyền bệnh sang con.
Khi có các dấu hiệu bất thường ở vùng sinh dục, tiết niệu cần đi khám ngay để chẩn đoán bệnh lây truyền qua đường tình dục và có hướng điều trị tích cực.
Bất kỳ ai có hoạt động tình dục đều có nguy cơ mắc STI. Tuy nhiên, có một số điều bạn có thể làm để giảm nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
Quan hệ tình dục an toàn: Bao cao su là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa STI.Hạn chế số lượng bạn tình: Có càng ít bạn tình, bạn càng ít có nguy cơ mắc STI.Kiểm tra STI thường xuyên: Nếu bạn có hoạt động tình dục, điều quan trọng là phải kiểm tra STI thường xuyên, ngay cả khi bạn không có bất kỳ triệu chứng nào.Tiêm chủng đầy đủ: Hiện đã có vaccine ngừa viêm gan B. Vaccine HPV cũng bảo vệ bạn khỏi một số chủng virus HPV có thể gây ra mụn cóc sinh dục và ung thư.
Nếu bạn có các dấu hiệu cảnh báo rằng mình có thể mắc STI hoặc các bất thường vùng sinh dục, niệu đạo, cần phải đi khám ngay lập tức. STI có thể được điều trị hiệu quả, nhưng nếu không được điều trị, chúng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Các triệu chứng của các bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến, chẳng hạn như cảm giác nóng rát khi đi tiểu, ngứa và lở loét ở bộ phận sinh dục, cần được lưu ý và tới bác sĩ thăm khám ngay. Tuy nhiên, một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể không có triệu chứng, do đó cần thiết phải thăm khám và xét nghiệm định kỳ.
10 bệnh lây truyền qua đường tình dục hàng đầu
Mặc dù các thông tin truyền thông giáo dục sức khỏe ngày càng phổ cập và đa dạng nhưng thực tế số ca mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục không giảm, trong đó có những bệnh hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa.
1. Bệnh lây truyền qua đường tình dục thường lây lan như thế nào?
Các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết có hơn 30 loại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng khác nhau được biết là lây truyền qua quan hệ tình dục, bao gồm cả quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và miệng. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai, sinh nở và cho con bú.
Năm 2020, WHO ước tính có 374 triệu ca nhiễm mới với 1 trong 4 bệnh lây truyền qua đường tình dục: Chlamydia (129 triệu ca), lậu (82 triệu ca), giang mai (7,1 triệu) và Trichomonas (156 triệu). WHO cũng cho biết, hơn 1 triệu ca bệnh lây truyền qua đường tình dục mắc phải mỗi ngày trên toàn thế giới, phần lớn trong số đó không có triệu chứng.
Một số có thể lây lan qua máu như chlamydia, lậu, virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), mụn rộp, virus nhú ở người (HPV) và virus viêm gan B.
Những người thường có nguy cơ là:
Bất kỳ người nào có hoạt động tình dục.Những người thường xuyên thay đổi đối tác.Những người không sử dụng bao cao su.Nam giới quan hệ tình dục đồng giới có tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) cao hơn.Người mắc bệnh đã được điều trị khỏi vẫn có thể bị nhiễm trùng lại.
2. Những bệnh lây truyền qua đường tình dục được ghi nhận nhiều nhất
Nhiều ca bệnh lây truyền qua đường tình dục không có triệu chứng. Ảnh minh họa.
Theo Tổ chức Y tế Xã hội Hoa Kỳ, mỗi năm cứ bốn thanh thiếu niên ở Hoa Kỳ thì có một người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Một nửa số thanh niên có quan hệ tình dục mắc bệnh ở tuổi 25. Danh sách 10 bệnh lây truyền qua đường tình dục nhiều nhất là:
Bệnh zona sinh dục
Virus u nhú ở người (mụn cóc sinh dục)
Bệnh viêm gan B
Chlamydia
Giang mai
Lậu
HIV/AIDS
Trichomonas
Viêm âm đạo do vi khuẩn
Ghẻ
Các bệnh như chlamydia, lậu, trichomonas và giang mai là bốn bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất có khả năng chữa khỏi khi phát hiện và điều trị sớm.
Ước tính toàn cầu mới, mỗi ngày có hơn một triệu ca mắc mới các bệnh lây truyền qua đường tình dục này. Điều đáng lo ngại là mặc dù có biện pháp để ngăn ngừa những bệnh nhiễm trùng này nhưng tỷ lệ lây nhiễm vẫn rất cao trên toàn thế giới.
3. Hãy chủ động ghi nhớ cách phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục
Theo kết quả nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 1.251 người bệnh mắc STI từ tháng 9/2018 đến tháng 10/2020 của PGS.TS Nguyễn Hoài Bắc và các cộng sự về đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân gây nhiễm trùng qua đường tình dục (STI) ở nam giới tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho thấy: Không dùng bao cao su và quan hệ qua đường miệng là hai hành vi tình dục chiếm tỷ lệ cao trong nhóm nghiên cứu, tương ứng chiếm 84,2% và 71,8%.
Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của các STI là triệu chứng tiểu tiện và triệu chứng tiết dịch (32,1%), khoảng 14,6% người bệnh có đồng thời cả ba loại triệu chứng (triệu chứng dương vật, triệu chứng tiểu tiện và triệu chứng tiết dịch). Có khoảng 14,7% các trường hợp nhiễm trùng qua đường tình dục hoàn toàn không có triệu chứng.
PGS.TS Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng khoa Nam học và Giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Việc giáo dục giới tính, tuyên truyền về tình dục an toàn và chung thủy là rất quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng trong công tác phòng tránh và giảm thiểu các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Quan hệ tình dục an toàn là chìa khóa khi đề cập đến việc phòng ngừa. Đôi khi, bạn thường không biết rằng mình mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, do đó việc sử dụng bao cao su là điều quan trọng. Khi sử dụng đúng cách, bao cao su là một trong những phương pháp bảo vệ hiệu quả nhất chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Bao cao su dành cho nữ cũng có hiệu quả và an toàn.
Đồng thời luôn nhớ các nguyên tắc phòng bệnh dưới đây:
Truy cập các nguồn giáo dục sức khỏe tình dục đáng tin cậy.Thực hiện xét nghiệm và điều trị kịp thời nếu bạn có nguy cơ.Hãy nhớ rằng nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục không có triệu chứng.Hạn chế quan hệ tình dục thông thường và sử dụng bao cao su với bạn tình mới.Chỉ quan hệ tình dục với một người, điều này có thể làm giảm nguy cơ mắc STD.Hãy xét nghiệm STD giữa các bạn tình và sau khi quan hệ tình dục không an toàn nếu cảm thấy mình có nguy cơ bị nhiễm hoặc tái nhiễm.Nói chuyện về nguy cơ tiềm ẩn mắc STD với đối tác của bạn.Nếu bạn đang mang thai và có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD), điều quan trọng là phải được xét nghiệm và điều trị trước khi sinh con.Tái nhiễm có thể xảy ra ngay cả sau khi điều trị thành công.Đảm bảo đối tác của bạn được điều trị để ngăn ngừa tái nhiễm.
Nam giới mắc bệnh lây qua đường tình dục sẽ có biểu hiện gì? Bệnh lây truyền qua đường tình dục ngày càng gia tăng và do tâm lý e ngại, nhiều nam giới đã tới các phòng khám không đảm bảo chất lượng khiến bệnh tình ngày càng nặng hơn. Một số bệnh lây qua đường tình dục thường gặp ở nam giới là: lậu, giang mai, virus HPV, herpes sinh dục... Triệu chứng khi mắc...