8 kiểu thông minh của trẻ mà cha mẹ dễ bỏ qua
Tiến sĩ Howard Gardner chỉ ra rằng trí thông minh của con người rất đa dạng, bao gồm 8 loại trẻ em có 8 kiểu thông minh khác nhau, chứ không đơn thuần là IQ và EQ.
(Ảnh minh hoạ)
Từ những năm 1980, tiến sĩ Howard Gardner, nhà tâm lý học phát triển nổi tiếng người Mỹ kiêm giáo sư ĐH Harvard đã đưa ra lý thuyết về “đa trí tuệ”. Lý thuyết này sau đó đã được sử dụng rộng rãi trong giáo dục mầm non ở các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Á.
Theo tiến sĩ Howard, trẻ em có 8 kiểu trí thông minh, bao gồm:
Thông minh ngôn ngữ: Trẻ có khả năng sử dụng hiệu quả ngôn ngữ để diễn đạt suy nghĩ của bản thân. Trẻ điều khiển linh hoạt lời nói, ngữ nghĩa và ngữ pháp nhằm biểu đạt cảm xúc.
Các nghề nghiệp phù hợp: nhà hoạt động chính trị, giáo viên, luật sư, biên tập viên, diễn giả, phóng viên…
Cha mẹ nên chú ý: Hướng dẫn bé nhìn tranh và nói, rèn luyện kỹ năng tư duy, ngôn ngữ. Dạy bé biết chữ bằng đồ vật, bằng thẻ chữ, khuyến khích trẻ giao tiếp với người khác, đồng thời phát triển ngôn ngữ thứ hai của bé (đặc biệt từ giai đoạn 3-6 tuổi).
Thông minh logic toán học: Thể hiện qua khả năng tính toán, đo lường, lý luận, phân loại và thực hiện các phép toán phức tạp một cách hiệu quả. Trí thông minh này bao gồm sự nhạy cảm với các cách thức, các mối liên hệ logic.
Nghề nghiệp phù hợp: Nhà khoa học, kế toán, thống kê, kỹ sư, phát triển phần mềm máy tính…
Cha mẹ nên chú ý cho con kết hợp chơi và học, phương pháp giảng dạy Montessori…
Trí thông minh không gian: Đề cập đến khả năng nhận thức chính xác không gian thị giác và mọi thứ xung quanh, bao gồm khả năng thể hiện cảm giác dưới dạng hình ảnh. Trí thông minh này bao gồm sự nhạy cảm với màu sắc, đường nét, hình dạng, các mối quan hệ không gian…
Nghề nghiệp phù hợp: Thiết kế nội thất, kiến trúc sư, nhiếp ảnh gia, họa sĩ, phi công…
Cha mẹ nên chú ý cho trẻ viết, vẽ nguệch ngoạc theo ý thích hay chơi với các khối, các mô hình…
Trí thông minh vận động cơ thể: Đó là khả năng sử dụng toàn bộ cơ thể để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, cũng như việc khéo léo sử dụng đôi tay để chế tạo hoặc điều khiển đồ vật. Trí thông minh này bao gồm các kỹ năng thể chất đặc biệt như có thể giữ cân bằng tốt, có sức mạnh, có tốc độ…
Video đang HOT
Nghề nghiệp phù hợp: Diễn viên, vũ công, vận động viên, bác sĩ phẫu thuật, thợ cơ khí, thợ kim hoàn…
Cha mẹ nên tập cho trẻ chơi các đồ chơi có tính vận động, để trẻ làm việc nhà…
Trí thông minh âm nhạc: Đề cập đến khả năng nắm bắt giai điệu, nhịp điệu, âm sắc. Trí thông minh này giúp trẻ có độ nhạy cao với nhịp điệu, giai điệu, có khả năng sáng tạo với âm nhạc.
Nghề nghiệp phù hợp: ca sĩ, nhạc sĩ, nhà phê bình âm nhạc…
Cha mẹ nên cho trẻ chơi các trò chơi có âm thanh (piano, trống). Huấn luyện trẻ sử dụng các dụng cụ âm nhạc, hay các công cụ phối hợp tay – mắt…
Trí thông minh giao tiếp giữa các cá nhân: Đề cập đến khả năng hiểu và tương tác tốt với người khác. Trí thông minh này liên quan chặt chẽ với việc nhận thức và trải nghiệm cảm xúc của người khác.
Nghề nghiệp phù hợp: Chính trị gia, nhà ngoại giao, lãnh đạo, nhà tâm lý học, bán hàng…
Cha mẹ nên cung cấp cơ hội tương tác với trẻ em cùng độ tuổi, qua đó rèn luyện các kỹ năng giao tiếp.
Trí thông minh tự nhận thức: Đề cập đến khả năng tự hiểu biết để hành động phù hợp. Trí thông minh này đồng nghĩa với khả năng nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của chính mình, nhận ra sở thích, cảm xúc, ý định và khả năng suy nghĩ độc lập.
Nghề nghiệp phù hợp: triết gia, chính trị gia, nhà tư tưởng…
Cha mẹ nên cho trẻ không gian và thời gian riêng để nhìn nhận, suy ngẫm. Tăng cường giao tiếp để lắng nghe, khuyến khích những cảm nhận của trẻ.
Trí thông minh khám phá tự nhiên: Đề cập đến khả năng quan sát, khám phá thế giới tự nhiên, từ đó phân loại các vật thể. Trí thông minh này thể hiện ở sự tò mò mạnh mẽ, khả năng quan sát nhạy bén và hiểu được các sắc thái khác nhau của một sự vật, sự việc nào đó trong tự nhiên.
Nghề nghiệp phù hợp: nhà thiên văn học, nhà sinh học, nhà địa chất, nhà khảo cổ học, nhà môi trường…
Cha mẹ nên cho trẻ tham gia các hoạt động gần gũi với thiên nhiên, giúp trẻ quan sát và khám phá động vật, thực vật, các hiện tượng tự nhiên, hoặc nuôi động vật, trồng hoa… trong nhà.
Theo nghiên cứu này, rất ít người có đầy đủ 8 loại trí thông minh này. Trí thông minh ở trẻ không phải lúc nào cũng phát triển cao độ nếu không được phát hiện, chú ý và rèn giũa hàng ngày. Việc cha mẹ phát hiện và đồng hành, hướng dẫn các kỹ năng và cách phát triển trí thông minh đặc thù của con là vô cùng quan trọng.
Tại sao giáo dục Phần Lan lại để trẻ phải nếm mùi thất bại liên tục?
Nền giáo dục Phần Lan luôn khiến mọi người trên thế giới ngưỡng mộ và muốn học hỏi theo. Cách giáo dục của người Phần Lan rất khác biệt, đi ngược lại với xu hướng chung nhưng lại mang đến những hiệu quả không ngờ.
Giáo sư Paul Stozmin, một học giả nổi tiếng người Mỹ nói rằng: "IQ và EQ rất quan trọng, nhưng mức độ thành công trong cuộc sống còn tùy thuộc vào chỉ số nghịch cảnh".
Vậy thì chỉ số nghịch cảnh là gì? Nó được định nghĩa là chỉ số đo lường khả năng của một người có thể đối phó với những nghịch cảnh trong cuộc sống.
Tại Phần Lan, kiểu giáo dục này không chỉ dạy trẻ hiểu nghịch cảnh là gì, mà còn chỉ cho chúng làm thế nào để vượt qua. Đây là chìa khóa thành công giúp nền giáo dục Phần Lan luôn vượt trội so với những quốc gia khác. Bí mật làm nên sự thành công của nền giáo dục Phần Lan được biểu hiện cụ thể như sau:
Giáo dục mầm non
Khi mọi người tập trung vào việc làm thế nào trẻ em có thể thành công, giáo dục Phần Lan tập trung vào mục tiêu để trẻ em nếm trải thất bại và trải nghiệm thất bại nhiều hơn.
Giáo viên mẫu giáo sẽ cho trẻ tập trượt tuyết. Tất nhiên, việc trượt tuyết chỉ là những mô phỏng của giáo viên, họ sẽ giả vờ ngã và cố gắng hết sức để đứng dậy lại.
Đồng thời, giáo viên sẽ cho trẻ biết đâu là chiến thắng thực sự, dạy trẻ cách đối xử đúng đắn, nhận ra ưu điểm và thiếu xót của bản thân, cố gắng tránh sự tự tin mù quáng.
Chỉ bằng cách này, trẻ em mới có thể biết rằng chiến thắng không đơn thuần là chiến thắng, mà còn là sự dũng cảm đứng dậy từ thất bại.
Giáo dục tiểu học
Sau khi trẻ vào trường tiểu học, nhà trường sẽ sắp xếp các nhiệm vụ khác nhau để trẻ hoàn thành một cách độc lập. Nhiều nhiệm vụ trong số đó thậm chí còn vượt quá khả năng của trẻ.
Tại thời điểm này, mục đích của trường học không phải để trẻ trải nghiệm niềm vui, mà còn giúp trẻ dám chấp nhận thử thách thất bại. Không ít những đứa trẻ đã bật khóc vì chúng thất bại liên tục.
Vào thời điểm này, cho dù đó là trường học hay cha mẹ, khi nhìn thấy trẻ đang khóc, mọi người cũng chọn cách kiềm chế cảm xúc và dạy trẻ với thái độ lạnh lùng rằng: thất bại là không thể tránh khỏi.
Các phương pháp giáo dục của người Phần Lan
Cuộc sống của một người sẽ luôn phải đối mặt với thất bại. Không ai có thể đảm bảo rằng cuộc sống lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió được. Những người nếm trải cay đắng trước sẽ tận hưởng sự ngọt ngào về sau, còn ai muốn tận hưởng sự ngọt ngào trước chắc chắn sau này sẽ trải qua nhiều đau thương.
Thay vì để trẻ em nhận được quá nhiều sự bảo bọc khi chúng còn nhỏ và không thể nếm mùi thất bại, giáo dục Phần Lan sẽ cho trẻ nếm mùi vị của thất bại và học cách trưởng thành từ những thất bại. Sau đây là một số phương giáo giáo dục mà người Phần Lan đã áp dụng:
1. Dạy trẻ chấp nhận bản thân
Cha mẹ thường đặt kỳ vọng cao ở con cái nên vô tình khiến chúng chịu nhiều áp lực. Thay vì dạy con kiểu "con chỉ có thắng chứ không được thua" hoặc "mọi thứ đều phải là số 1", cha mẹ Phần Lan luôn muốn con cái hiểu rằng mọi người đều không hoàn hảo, thất bại là điều không thể tránh trong cuộc sống. Vì thế, mỗi người cần phải dũng cảm chấp nhận năng lực của bản thân trong giới hạn nhất định.
2. Khuyến khích trẻ học cách kiên trì
Định nghĩa về sự thất bại có thể khác nhau trong sự hiểu biết của từng đứa trẻ. Đôi lúc vì thiếu kiên trì mà bỏ cuộc giữa chừng, điều này dẫn tới thất bại và khiến trẻ cảm thấy thua kém người khác.
Vào lúc này, cha mẹ chỉ cần thêm một chút khích lệ, động việc, cho trẻ biết được thất bại này không phải là điều gì quá khủng khiếp, miễn là chúng kiên trì thì sẽ thành công.
Cha mẹ Phần Lan dạy trẻ hiểu rằng nếu từ bỏ giữa chừng, mọi thứ sẽ kết thúc. Nhưng nếu kiên trì đến cùng, dù ngay cả khi phải đối mặt với thất bại thì ít nhất bản thân sẽ không cảm thấy hối hận.
3. Dạy trẻ cách vượt qua thất bại
Cha mẹ Phần Lan muốn con cái họ biết rằng thất bại không có gì là khủng khiếp. Những người thành công là người đã từng trải qua vô số lần thất bại. Do đó, thay vì tránh thất bại một cách có chủ ý, tốt hơn là đối mặt và coi mỗi thất bại là sự tích lũy kinh nghiệm, cuối cùng dẫn đến thành công.
Sau thất bại, trẻ không thể suy đồi, nhưng dưới sự hướng dẫn của cha mẹ và giáo viên trẻ sẽ biết mình sai ở đâu, tại sao sai... và tìm ra giải pháp khắc phục.
Nếu trả lời được những câu hỏi IQ này, bạn đủ sức gia nhập Mensa - Tổ chức dành cho những người thông minh nhất thế giới Nếu trả lời được những câu hỏi "hack não" này, bạn nằm trong số những người có trí thông minh "không phải dạng vừa". Mensa là một tổ chức xã hội lớn và lâu đời nhất trên thế giới dành cho những người sở hữu chỉ số IQ cao. Nó được thành lập vào năm 1946 bởi Luật sư người Úc Roland Berrill...