8 hiệp sĩ lừng danh thời trung cổ
Hiệp sĩ thời trung cổ là những chiến binh tinh nhuệ góp phần làm nên những chiến thắng lẫy lừng trong lịch sử.
1. Vua Arthur:
Ảnh minh họa.
Vua Arthur là một thủ lĩnh huyền thoại tại Anh, theo lịch sử thời Trung Cổ, ông là người bảo vệ nước Anh chống lại sự xâm lăng của người Saxon thời đầu thế kỷ thứ 6. Chi tiết câu truyện về vua Arthur phần lớn được tổng hợp từ văn học dân gian, và việc ông có thực sự tồn tại trong lịch sử hay không vẫn là một vấn đề gây tranh cãi bởi các sử gia hiện đại.
Nguồn gốc xuất xứ của vua Arthur được lượm lặt từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các cuốn Annales Cambriae, Historia Brittonum, và các ghi chép của tu sỹ Gildas.
2. Richard I của Anh (1157- 1199):
Ông được nhiều người biết đến với biệt danh trái tim sư tử. Richard trở thành vua nối nghiệp vua Henry II vào năm 1189 nhưng phần lớn thời gian ông sống trong lãnh địa của mình ở miền tây nam nước Pháp. Ông còn là một trong những tổng tư lệnh Thiên chúa giáo trong Cuộc thập tự chinh thứ ba (1189- 1192). Sau khi quay trở lại Anh , ông chống lại quân Philip II của Pháp. Ông mất vào năm 1199 do bị trúng tên trong trận vây hãm Chalus ở lâu đài Chabrol. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây với những phân tích về trái tim được ướp của vua lại đưa ra quan điểm rằng, rất có thể, nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông là do hoại tử hoặc nhiễm trùng máu.
3. El Cid (1043- 1099):
Video đang HOT
El Cid là hiệp sĩ Castilian, có tên thật là Rodrigo Diaz de Vivar. Cái tên El Cid của ông là do những người Ma- rốc gọi vì ông chiến đấu chống lại họ trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, người anh hùng Tây Ban Nha này không chống lại những kẻ thống trị Tây Ban Nha thời trung cổ. Công lao lớn nhất của ông là đoạt lại vùng đất Valencia ven Địa Trung Hải vào năm 1094 từ tay người Ma-rốc. Ông chính thức cai quản vùng đất này dưới triều đại vua Alfonso VI. Ông chết một cách tự nhiên chứ không phải bị thương trong một trận chiến như bộ phim về ông năm 1961.
4. Alexander Nevsky (1220-1263):
Ông là đại công tước xứ Novgorod và Vladimir, đồng thời là nhà lãnh đạo quân sự có tài tổ chức bậc nhất nước Nga thời trung cổ. Ông được phong danh hiệu “Nevsky” ( có nghĩa là người anh hùng trên sông Neva) sau chiến thắng vĩ đại trước quân Thụy Điển trên sông Neva vào năm 1240 và đẩy lùi mối đe dọa xâm lược ở phía Bắc nước Nga. Hai năm sau, ông đánh tan Giáo đoàn Hiệp sĩ Teuton (người Đức) và tiêu diệt các lực lượng của Giáo đoàn trong trận chiến Ice. Nhưng ông lại không ngăn cản được Mông Cổ xâm lược Nga, mà ông chỉ dùng được tài nghệ chính trị của mình hòa hoãn với quân Mông Cổ. Sau khi ông mất vào năm 1263, Alexander Nevsky được tôn vinh là anh hùng dân tộc và đứng đầu trong 12 vĩ nhân của nước này.
5. Edward the Black Prince ((1330-1376):
Edward là hoàng tử xứ Wales. Sau trận chiến Crecy (1346) – một trong những trận chiến nổi bật trong 100 năm chiến tranh, ông được gọi là “Black prince” (hoàng tử đen) vì ông luôn mặc áo giáp màu đen.Edward đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng của rận Poitiers (1356). Cuối những năm 1360, ông dẫn đầu một cuộc viễn chinh tới Tây Ban Nha và khôi phục triều đại của Peter of Castile. Sau đó, ông quay trở lại Pháp nhưng do sức khỏe yếu nên ông phải trở về Anh.
6. William Wallace (1272-1305):
Ông là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong chiến tranh giành độc lập của người Scotland. Vào năm 1297, ông giết quận trưởng người Anh của Lanark và nắm vai trò lãnh đạo trong cuộc bạo loạn chống lại người Anh. Vào ngày 11/09/1297, bằng sự kết hợp giữa 2 lực lượng của William Wallace and Andrew Moray, ông đã đánh bại quân đội siêu đẳng của Anh trong trận chiến trên cầu Stirling. Ngày nay, ông được người Scotland nhớ đến như một nhà yêu nước và anh hùng dân tộc.
7. Henry ‘Hotspur’ Percy (1364-1403):
Henry Percy có biệt danh là “hotspur” ( người nóng vội) bởi tính cách nóng nảy của ông. Henry được vua Edward III phong tước hầu khi mới 13 tuổi. Giữa những năm 1380, ông theo chân vua Richard II trong cuộc viễn chinh tới Scotland. Tại đây ông đã chứng minh được tài năng quân sự xuất chúng của mình. Tài năng của ông càng được biết đến sau khi ông được cử sang Pháp.
Tuy nhiên, gia đình Henry đã xung đột với vị vua mới đăng quang Henry IV. Hiệp sĩ nổi tiếng nhất nước Anh thời bấy giờ đã nổi loạn chống lại vua. Năm 1403, ông bị lực lượng hoàng gia đánh bại và giết chết trong trận chiến Shrewsbury.
8. Bertrand du Guesclin (1320-1380):
Ông được xem là hiệp sĩ vĩ đại nhất của Pháp thời bấy giờ. Ông bảo vệ vững vàng thành phố Rennes (năm 1364) trước quân Anh xâm lược. Sau này, ông được vua Charles V của Pháp cử đi chiến đấu với Charles II của Navarre và một lần nữa, ông lại chiến thắng lẫy lừng. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, ông bị quân Anh bắt làm tù nhân. Vua Pháp đã chuộc ông và cử ông sang Tây Ban Nha để giúp vua Henry của Trastamar chống lại Peter của Castile. Cuộc chiến thành công và Trastamar bảo toàn được ngai vàng.
Nhưng Bertrand du Guesclin lại bị quân Anh (đến Tây Ban Nha hỗ trợ vua Peter) bắt làm tù nhân lần 2. Vì vậy, vua Charles V đã quyết định chuộc ông lần thứ hai với hy vọng hiệp sĩ này sẽ giúp ông đoạt lại đất đai của Pháp từ tay Anh. Du Guesclin chết trong chiến dịch quân sự ở Languedoc năm 1380.
Đàm Thị La
Theo Kiến thức
Tây Ban Nha giải cứu 24 người di cư trên biển
Ngày 27/12, lực lượng cứu hộ bờ biển Tây Ban Nha giải cứu một chiếc thuyền chở 24 người di cư trên biển Địa Trung Hải đang trên đường tới châu Âu.
Trong ngày 27/12, lực lượng cứu hộ bờ biển Tây Ban Nha đã giải cứu một chiếc thuyền chở 24 người di cư trên biển Địa Trung Hải đang trên đường tới châu Âu.
Một tàu chở người di cư vượt biển ở Lybia. (Ảnh minh họa: CNN)
Những người di cư này được xác nhận đều đến từ châu Phi, bao gồm 18 nam, 3 nữ, một trẻ vị thành niên và hai trẻ nhỏ. Tất cả họ bắt đầu cuộc hành trình đầy nguy hiểm với hy vọng sẽ đến được châu Âu và có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Tại thời điểm được giải cứu, tất cả 24 người đều trong tình trạng sức khỏe tốt.
Tây Ban Nha là quốc gia "cửa ngõ" đón số lượng người vượt biển để di cư tới châu Âu đông thứ 3, sau Italy và Hy Lạp. Những người di cư châu Phi, trong đó phần đông là người Libya, tìm cách vượt Địa Trung Hải để vào châu Âu.
Theo số liệu của Bộ Nội vụ Tây Ban Nha, tính đến ngày 01/12, đã có tổng cộng hơn 24.000 người di cư đến Tây Ban Nha bằng đường biển, con số này ít hơn 29% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo NGỌC HUÂN/VOV (Nguồn: Reuters)
Bão Elsa và Fabien càn quét khắp châu Âu, cuốn trôi người xuống biển Số người chết vì cơn bão tàn phá Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp đã tăng lên chín vào ngày 22/12 khi khu vực chuẩn bị đón những cơn gió dữ dội hơn và mưa lớn. Bão Elsa và Fabien đã làm ngập các dòng sông, đổ sập nhiều đường dây điện, cây cối, gián đoạn đường sắt và đường hàng...