8 điều được và mất khi học Ngoại Thương
Đây là những kinh nghiệm từ một sinh viên trường Đại học Ngoại Thương đúc kết được sau một khoảng thời gian dài học tập tại đây.
Học ở Ngoại thương được gì?
Môi trường để phát triển cá nhân hướng ngoại
Ở Ngoại Thương rất có nhiều cơ hội để giúp sinh viên phát triển theo hướng cá nhân. Có nghĩa là dù một anh chàng hay cô nàng mọt sách yêu màu tím thích sự thủy chung sống nội tâm và hay khóc thầm khi bị ném vào môi trường này thì không ít hay nhiều cũng phải bộc lộ tính cách của mình và sống dần hướng ngoại hơn.
Tại sao vậy?
Với 38 câu lạc bộ trong trường, trung bình 1 tuần ít nhất 3, 4 cái talkshow, hội thảo chia sẻ. Trung bình 1 tháng ít nhất cũng 5, 6 cái cuộc thi to nhỏ khác nhau. 1 kỳ học thì cũng có 3 – 4 môn có cơ hội được thuyết trình. Với tần suất đó thì không muốn hướng ngoại thì cũng phải hướng ngoại. Quan trọng là nếu bạn nhìn ra được cơ hội đó thì sẽ phát triển tốt hơn mà thôi.
Video đang HOT
Cơ hội phát triển network cực lớn
Không thể phủ nhận 1 điều rằng: giá trị của thương hiệu “sinh viên Ngoại thương” không phải nhỏ. Đó là một lợi thế nếu bạn có được nó để phát triển được mạng lưới mối quan hệ của mình ở thời điểm ban đầu. Có khác chăng là biết tận dụng nó ra sao và duy trì nó như thế nào để bền vững và lớn mạnh bằng chính năng lực thật sự của mình hay thôi. Bởi mác thì vẫn là mác. Nó không phản ánh được bản chất và rất dễ bị “bóc” nếu dính không chặt.
Cơ hội tác động tới tư duy và tầm nhìn lớn về con đường tương lai
Đó là nền tảng của thế hệ sinh viên Ngoại Thương đi trước, tác động tới thế hệ sau. Hãy thử hình dung nếu bạn bị “vất” vào một môi trường mà chịu tác động bởi kết quả thành công khá lớn của thế hệ đi trước, bạn có cảm thấy ái ngại nếu mình không làm được điều gì đó không? Dĩ nhiên thì không ít hay nhiều bạn cũng sẽ bị tác động mà thôi thúc mình nhấc mông lên mà làm một điều gì đó để xứng xứng với danh hiệu.
Môi trường cực tốt để trau dồi vốn tiếng Anh
Dẫu biết tiếng Anh là điều đã quá phổ biến hiện nay và bất kể trường nào giờ đây cũng đã phổ cập. Nhưng nếu phát triển ở Ngoại Thương, cơ hội khiến bạn tốt về tiếng Anh sẽ nhiều hơn.
Sao lại vậy?
Cũng đơn giản bắt đầu từ một cái mác mà thiên hạ đồn thổi: “Dân Ngoại Thương “siêu” tiếng Anh”. Nên không ép cho bản thân cũng phải có tiếng Anh thì cũng hơi thấy ái ngại. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những vấn đề về mặt tâm lý. Còn yếu tố quan trọng là với việc học 7 phần tiếng Anh cơ sở, 3 phần tiếng Anh chuyên ngành và những lần thuyết trình bằng tiếng Anh cũng đủ làm bạn được tràn ngập tiếng Anh quanh mình rồi.
Tuy nhiên, ở Ngoại Thương bạn vẫn có nhiều cái mất…
Cái tôi quá lớn
Cái tôi của đa phần sinh viên Ngoại Thương đều khá lớn. Nó như một con dao hai lưỡi vậy, nếu biết cách kiểm soát sẽ giúp bản thân nổi bật giữa hàng ngàn người, còn không rất dễ sinh ra tự phụ mà ảo tưởng.
Để tránh được điều đó không dễ nhưng cũng chẳng khó. Đi ra ngoài nhiều, tiếp xúc với nhiều bạn trường khác hoặc những người có năng lực chắc chắn một lúc nào đó sẽ có thể biết cách kiểm soát được cái tôi đó của mình.
Rất dễ vô định trong việc xác định giá trị bản thân
Một điều vừa lợi nhưng rất hại đó là môi trường nhiều cuộc thi và các câu lạc bộ tuyển thành viên ngay từ năm nhất. Với lượng câu lạc bộ khá nhiều mà tuyển thành viên ngay từ năm nhất sẽ rất dễ gây ra cho bản thân khi bước vào trường không biết lựa chọn ra sao.
Nếu muốn tham gia vào một tổ chức nào đó để phát triển bản thân mà không có một tìm hiểu về tổ chức đó hay một mục đích khi tham gia sẽ rất dễ xa ngã vào khoảng thời gian vui chơi của câu lạc bộ.
Có một thực tế đau lòng là không nhiều câu lạc bộ ở Ngoại Thương làm việc đủ chuyên nghiệp nhằm giúp thành viên phát triển đúng theo định hướng của tên gọi câu lạc bộ.
Theo Nguyễn Viết Thủy / Trí Thức Trẻ