8 cách giúp bạn ngăn ngừa sỏi thận
Một trong những bệnh về lối sống phổ biến ở mọi lứa tuổi là sỏi thận.
Một trong những bệnh về lối sống phổ biến ở mọi lứa tuổi là sỏi thận. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Sỏi thận là dạng kết tinh của các chất khoáng có trong nước tiểu. Những viên sỏi này bắt nguồn từ thận và đi qua niệu quản, cuối cùng đến bàng quang.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể đào thải những viên sỏi thận nhỏ ra ngoài một cách tự nhiên, trong khi những viên sỏi lớn hơn có thể bị mắc kẹt tại một điểm nào đó trong thận hoặc đường tiết niệu và cần phải can thiệp.
Đối với phần lớn bệnh nhân, sỏi thận có thể gây đau dữ dội, bao gồm đau mạn sườn, đau lan ra lưng, bụng dưới hoặc háng, đau hoặc rát khi đi tiểu, và các triệu chứng khác, gồm có máu trong nước tiểu, nước tiểu đậm màu, nước tiểu có mùi hôi, sốt hoặc ớn lạnh, buồn nôn và ói mửa
Làm gì để ngăn ngừa sỏi thận?
Phòng bệnh vẫn hơn là chữa bệnh. Vì vậy, tiến sĩ Priyank Salecha, bác sĩ tiết niệu tại Bệnh viện Apollo Spectra, Hyderabad (Ấn độ) đề xuất một số thay đổi lối sống có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận như sau, theo The Health Sites.
1. Uống nhiều nước
Để ngăn ngừa bị sỏi thận nên đảm bảo uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Ảnh SHUTTERSTOCK
Uống nước giúp thải các khoáng chất dư thừa trong cơ thể ra ngoài. Việc không uống đủ nước có thể dẫn đến hình thành sỏi thận.
Để ngăn ngừa bị sỏi thận nên đảm bảo uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
2. Ăn ít muối
Chế độ ăn nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận vì lượng natri dư thừa trong nước tiểu khiến máu hấp thụ canxi từ nước tiểu. Điều này làm tăng mức độ canxi trong nước tiểu và làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
Video đang HOT
Cố gắng tránh thực phẩm chế biến sẵn và ăn nhiều rau để giữ mức natri trong tầm kiểm soát.
3. Giảm ăn thịt
Thịt có thể làm tăng nồng độ axit uric. Axit uric cũng có thể khiến cơ thể có nguy cơ bị sỏi thận khi chất này hòa lẫn với oxalat trong nước tiểu, theo The Health Sites.
4. Hạn chế tiêu thụ caffeine hoặc đồ uống có ga
Caffeine làm tăng tốc độ trao đổi chất và có thể gây mất nước. Tương tự như vậy, đồ uống có ga chứa chất làm ngọt nhân tạo thúc đẩy hình thành sỏi thận.
5. Ăn vừa phải thực phẩm chứa oxalat
Hạn chế ở mức vừa phải các thực phẩm giàu oxalat, bao gồm sô cô la, trà, đại hoàng và rau bó xôi.
6. Tránh thừa vitamin C
Đừng lạm dụng việc bổ sung vitamin C.
Nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin C liều cao làm tăng gấp đôi nguy cơ hình thành sỏi thận, đặc biệt là ở nam giới.
7. Ăn thực phẩm giàu canxi
Ưu tiên các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, như các sản phẩm sữa, cá mòi, cá hồi, các loại đậu, các loại hạt, rau lá xanh và rau dền, ngũ cốc, các sản phẩm đậu nành vào chế độ ăn hằng ngày.
8. Ngủ đủ giấc và tập luyện thường xuyên
Thực hiện những thay đổi đơn giản trong lối sống có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận một cách dễ dàng. Những thay đổi này khi kết hợp với giấc ngủ ngon và thói quen tập luyện có thể là bí quyết cho một cuộc sống và cơ thể khỏe mạnh.
Những nguyên nhân gây ra sỏi thận
Giải thích về những nguyên nhân phổ biến gây ra sỏi thận, bác sĩ Salecha cho biết, những người đã từng bị sỏi thận có nguy cơ tái phát rất cao.
Một vài nguyên nhân khác gây ra sỏi thận là thừa cân, ăn nhiều muối, tiền sử phẫu thuật đường ruột, rối loạn thận đa nang và tiền sử gia đình bị sỏi thận.
7 dấu hiệu của bệnh thận bạn không nên bỏ qua
Thận thực hiện nhiều chức năng khác nhau và nếu không để ý đến vấn đề sức khỏe thận có thể dẫn đến một số biến chứng không thể phục hồi.
Bệnh thận mãn tính thường gặp ở những người bị tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc tiền sử gia đình mắc các bệnh về thận. Các yếu tố khác khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh gồm lớn tuổi, sinh con nhẹ cân, sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài, nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính, sỏi thận và thậm chí béo phì.
Làm thế nào để bạn có thể phát hiện ra liệu mình đang mắc phải bất kỳ vấn đề nào liên quan đến thận? Sau đây là những dấu hiệu phổ biến nhất bạn cần lưu ý.
Các vấn đề về giấc ngủ
Ngủ không ngon giấc là vấn đề thường gặp ở những người bị bệnh thận. Khi thận của bạn không lọc đúng cách, các chất độc có xu hướng lưu lại trong máu, thay vì ra khỏi cơ thể qua nước tiểu, theo đó ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngưng thở khi ngủ cũng thường gặp ở những người bị bệnh thận mãn tính so với dân số chung.
Các vấn đề về da
Thận của bạn đóng nhiều vai trò quan trọng khác nhau. Nếu bạn đang đối mặt với các vấn đề về da, đó có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Da khô và ngứa có thể là dấu hiệu của bệnh về xương và khoáng chất, cũng có liên quan đến các bệnh thận cấp tính. Điều này xảy ra khi thận không thể cân bằng khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu.
Mắt bị sưng
Các bệnh về thận có thể gây sưng quanh hốc mắt. Hiện tượng này có thể là do sự rò rỉ một lượng lớn protein trong nước tiểu từ thận thay vì giữ nó trong cơ thể. Tình trạng này có thể phát triển ở một hoặc cả hai mắt.
Chuột rút
Chuột rút là tình trạng phổ biến ở những người bị bệnh thận, do sự mất cân bằng của chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể. Chuột rút cũng do tổn thương dây thần kinh và các vấn đề về lưu lượng máu. Điều này có thể do chức năng thận bị suy giảm. Mức canxi và phốt pho thấp trong cơ thể cũng dẫn đến chuột rút.
Sưng tấy
Bạn có nhận thấy sưng ở bàn chân và mắt cá chân của mình không? Nếu có, đó có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Khi thận không thể loại bỏ chất lỏng dư thừa, nó sẽ dẫn đến sưng phù ở chân, mắt cá chân, bàn chân và thậm chí cả bàn tay trong một số trường hợp. Bạn nên giảm lượng muối và chất lỏng hàng ngày, bao gồm chất lỏng trong thực phẩm như xúp và sữa chua, để giúp giảm sưng.
Nhiều thay đổi về vấn đề đi tiểu
Thận tạo ra nước tiểu, vì vậy khi thận của bạn không hoạt động bình thường, nước tiểu có thể thay đổi. Thường xuyên đi tiểu có thể là dấu hiệu của các bệnh về thận. Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm, đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Điều này xảy ra do các bộ lọc của thận có thể gặp vấn đề, làm tăng cảm giác muốn đi tiểu.
Chán ăn
Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia, sự suy giảm của mức lọc cầu thận tiến triển ở bệnh nhân bệnh thận mãn tính có liên quan đến việc giảm lượng thức ăn đáng kể. Chán ăn và sụt cân cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thận.
Mẹo duy trì sức khỏe thận
- Vận động cơ thể và tập thể dục hàng ngày.
- Tập yoga và thiền.
- Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách ăn một chế độ ăn uống cân bằng với ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi, rau, đậu và các loại đậu.
- Nói không với đồ ăn vặt, nhiều gia vị và đồ ăn chế biến sẵn.
- Không uống quá nhiều nước vì nó có thể gây áp lực cho thận.
- Nói không với rượu bia và hút thuốc lá. Hút thuốc có thể phá hủy các mạch máu và giảm lưu lượng máu trong thận.
- Không dùng thực phẩm chức năng mà không tham khảo ý kiến bác sĩ vì chúng có thể ảnh hưởng đến thận của bạn.
Uống thứ này có thể giúp giảm đến 65% nguy cơ tăng huyết áp Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ góp phần gây ra bệnh tim, vì vậy bắt buộc phải hạ thấp mức huyết áp cao. Uống 120 đến 599 ml trà ô long mỗi ngày, nguy cơ bị huyết áp cao có thể giảm tới 65%. Ảnh SHUTTERSTOCK Huyết áp cao nghĩa là áp lực của máu lên thành động mạch luôn ở...