78,5% học sinh Hà Nội bị tâm lý căng thẳng vì thi cử
Trả lời câu hỏi “Yếu tố nào ảnh hưởng đến căng thẳng của học sinh?”, qua khảo sát, học sinh ở Hà Nội thì có đến 65,5% học sinh được hỏi chia sẻ nguyên nhân từ học hành và 78,5% từ việc thi cử…
Thầy Đỗ Văn Đoạt (Trường ĐH SP Hà Nội) thực hiện một khảo sát nhỏ trên 290 học sinh THCS và THPT của Hà Nội về cách ứng phó với căng thẳng trong kỳ thi chuyển cấp. Kết quả nghiên cứu ban đầu đã tạo cơ sở khoa học cho các biện pháp hình thành kĩ năng ứng phó với căng thẳng cho học sinh trong các trường học.
Phần lớn học sinh cho rằng căng thẳng là một khuynh hướng, một phản ứng tâm lí của cơ thể.
Chủ yếu căng thẳng do học và thi
Chia sẻ của thầy Đỗ Văn Đoạt, 290 học sinh được khảo sát có độ tuổi trung bình 16, có hơn 90% khẳng định có các giai đoạn căng thẳng trong quá trình học thi chuyển cấp ở một hoặc nhiều thời điểm nào đó. Học sinh ngoại thành cảm thấy căng thẳng nhiều hơn một chút so với học sinh nội thành.
Những học sinh được hỗ trợ tài chính nhiều căng thẳng hơn so với những học sinh được hỗ trợ tài chính ít hơn. Điều này thể hiện sự kiểm soát về tài chính, những cam kết được thiết lập trong gia đình cũng là yếu tố gia tăng mức độ căng thẳng ở học sinh.
Các biểu hiện căng thẳng như: tâm trạng kém, không có khả năng tập trung, ưu phiền, thay đổi giấc ngủ thường xuyên và cô đơn chiếm tỷ lệ cao hơn so với các vấn đề khác.
Trả lời câu hỏi “Yếu tố nào ảnh hưởng đến căng thẳng của học sinh?”, qua khảo sát, có đến 65,5% học sinh được hỏi chia sẻ nguyên nhân từ học hành và 78,5% từ việc thi cử. Một số học sinh (6,8%) không nhận diện được lý do nào khiến mình căng thẳng…
Theo thầy Đỗ Văn Đoạt, thực tế cho thấy, phần lớn học sinh cho rằng căng thẳng là một khuynh hướng, một phản ứng tâm lí của cơ thể. Căng thẳng bắt nguồn từ những áp lực bên ngoài tác động đến công việc học hành, sức ép tâm lí, sự bất lực, không có khả năng ứng phó, khối lượng bài vở gia tăng và có kì vọng cao.
Số học sinh khác ví căng thẳng như là sự phá vỡ các thói quen thông thường, sự thiếu tập trung, nỗi thất vọng, phản ứng với môi trường nhiều áp lực, mất hứng thú, tự ti, trầm cảm,… Số ít học sinh lại nghĩ rằng, căng thẳng là vấn đề vượt quá sức chịu đựng về mặt cơ thể và tinh thần của cá nhân, làm cho cá nhân bị kiệt sức.
Chiến lược của học sinh ứng phó với căng thẳng
Số học sinh được điều tra có các chiến lược ứng phó khá đa dạng, như dành thời gian cho bạn bè, ngủ, nghe nhạc, chơi thể thao, tự cô lập bản thân, lao vào học tập… Bên cạnh đó, những chiến lược như: cầu nguyện, thiền định, thăm người thân, thay đổi thói quen ăn uống, xem phim và trò chuyện trực tuyến cũng được học sinh quan tâm chú ý.
Video đang HOT
Kết hợp với quan sát, phỏng vấn sâu, kết quả: nữ sinh thích học và ngủ, trong khi nam sinh thích đi chơi với bạn bè, chơi thể thao hoặc cô lập bản thân. Đối với những học sinh ngoại thành và nội thành, việc dành thời gian cho bạn bè và chơi thể thao chiếm số lượng nhiều hơn cả. Có sự khác biệt đáng kể giữa những học sinh ngoại thành và nội thành khi coi “hút thuốc” là một chiến lược ứng phó với căng thẳng.
Trong số được khảo sát, có 76% học sinh hài lòng với các chiến lược ứng phó với căng thẳng của mình. Học sinh nam ứng phó đa dạng với nhiều kĩ thuật hơn học sinh nữ; học sinh ngoại thành hài lòng hơn với chiến lược ứng phó của mình so với học sinh nội thành.
Mặc dù có tới 80,7% học sinh thích ngồi một mình ở nhiều thời điểm, nhưng trong những tình huống căng thẳng, có 71,6% học sinh muốn nói chuyện với ai đó.
80% học sinh lớp 9 được khảo sát thể hiện sự háo hức muốn nói chuyện với ai đó, trong khi học sinh lớp 12 chỉ có 67%. Nam giới có xu hướng thích điều này hơn nữ giới.
Trong số 22,7% học sinh thích tham khảo ý kiến của gia đình thì nữ thích làm việc này hơn nam. Học sinh nội thành tham khảo ý kiến của gia đình ít hơn học sinh sống ở ngoại thành. Những học sinh không tìm bạn bè, người thân chia sẻ thì họ tìm đến các chuyên gia tâm lý hoặc giáo viên chủ nhiệm.
Học sinh cần sẵn sàng đối diện với những thay đổi
Dưới góc độ nhà nghiên cứu, thầy Đỗ Văn Đoạt cho biết, căng thẳng là hiện tượng phổ biến, đương nhiên xuất hiện trong cuộc sống của bất cứ lứa tuổi nào. Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi cao ở người học, tạo sức cạnh tranh lớn. Do đó, yêu cầu giáo dục một mặt định hướng tốt cho sự phát triển của học sinh, mặt khác, học sinh có thể có căng thẳng nếu không có những chiến lược ứng phó phù hợp.
Căng thẳng có nhiều trường hợp tạo động lực phấn đấu và phát triển cho cá nhân. Tuy nhiên, căng thẳng kéo dài, liên tục, đột ngột và không thể quản lý được sẽ gây tổn hại. Do đó, để ứng phó tốt, học sinh cần sẵn sàng đối diện với những thay đổi và giải quyết vấn đề gây căng thẳng.
Cuộc sống của HS có nhiều yếu tố cấu thành, trong đó có những yếu tố gây căng thẳng ở họ. Những học sinh phải đối mặt với các vấn đề xã hội, tình cảm, thể chất và gia đình có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập và thành tích học tập
Cho nên, nhận thức rõ biểu hiện căng thẳng của bản thân và tìm cách ứng phó phù hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm căng thẳng, tạo lập cuộc sống khỏe mạnh cả thể chất và tinh thần. Đặc biệt, đối với các kỳ thi chuyển cấp – kỳ thi có tính cạnh tranh cao và thường là yếu tố tạo áp lực, căng thẳng cho học sinh.
“Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào được tiến hành để đánh giá căng thẳng và các chiến lược ứng phó với căng thẳng của học sinh thi chuyển cấp ở thành phố Hà Nội. Bởi thế, tôi cho rằng, khảo sát chiến lược ứng phó với căng thẳng trong kỳ thi chuyển cấp của học sinh ở Hà Nội là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu vừa làm cơ sở cho quá trình tác động, giáo dục ở các nhà trường, vừa làm cơ sở so sánh giữa học sinh ở Hà Nội với học sinh ở các vùng khác trên toàn quốc.
Từ kết quả thực tiễn, nhà trường và gia đình cần thường xuyên tương tác với học sinh để giúp họ cải thiện thói quen học tập, quản lý thời gian hiệu quả, cách tự học, cách thư giãn và các kĩ thuật quản lý căng thẳng thiết thực, nhằm đạt hiệu quả của kỳ thì chuyển cấp” – thầy Đỗ Văn Đoạt cho hay.
Bùi Dũng ( ghi)
Theo Dân trí
Quảng Bình: Quy chế "tréo ngoe", hàng trăm học sinh bơ vơ!
Do số lượng thí sinh lớn nên việc tuyển sinh vào lớp 10 tại Quảng Bình năm nay khá căng thẳng. Bên cạnh đó, điều "tréo ngoe" thay, thí sinh chỉ được nộp duy nhất một bộ hồ sơ nên đã xảy ra tình trạng học sinh khi không đậu trường ứng tuyển đã không kịp rút hồ sơ để nộp vào trường khác.
Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí, số lượng học sinh vào lớp 10 năm nay tại Quảng Bình tăng đột biến. Cũng chính vì vậy mà việc tuyển sinh vào các trường THPT khá căng thẳng.
Lượng thí sinh lớn trong khi chỉ tiêu vào trường công lập không thể đáp ứng đã khiến hàng trăm thí sinh buộc phải học nghề hoặc hệ GDTX, bổ túc.
Bên cạnh đó, theo quy chế tuyển sinh vào lớp 10 tại Quảng Bình, học sinh chỉ được nộp duy nhất một bộ hồ sơ để ứng tuyển vào một trong các trường THPT trên địa bàn. Nếu không đậu, thí sinh đó sẽ rút lại hồ sơ để ứng tuyển vào trường khác.
Em Nguyễn Tấn Dũng buồn bã vì không thể vào nổi bất cứ một trường THPT nào
Điều này đã dẫn đến tình trạng hàng trăm học sinh dù đã chạy đua để rút hồ sơ nhưng vẫn không kịp tìm cho mình một trường học ưng ý. Những học sinh này hiện chỉ có thể lựa chọn học nghề hoặc chờ đợi để ứng tuyển trong năm tới.
Tại Trường THPT Phan Đình Phùng (TP Đồng Hới), năm nay có tất cả 680 thí sinh nộp hồ sơ dự tuyển, trong đó chỉ tiêu tuyển sinh của ngôi trường này là 495 em, thời gian nhận hồ sơ là từ 1/6 đến 9/7. Kết quả, 185 em không trúng tuyển.
Sau khi có kết quả, các học sinh không đậu đã vội đến Trường THPT Phan Đình Phùng rút lại hồ sơ, chạy đua để mang đi ứng tuyển ở nhiều trường THPT khác. Thế nhưng vào thời điểm này, các trường THPT trên địa bàn đã ngừng nhận hồ sơ hoặc đã đủ thí sinh.
Dũng và các thí sinh vào lớp 10 tại Quảng Bình chỉ được nộp duy nhất một bộ hồ sơ. Nếu không đậu mới được rút lại để ứng tuyển trường khác
Em Nguyễn Tấn Dũng (SN 2003), trú TDP 1, phường Nam Lý, TP Đồng Hới là một trong những thí sinh không thể vào nổi một trường THPT nào dù điểm tổng kết 4 năm THCS của em trên 6 chấm.
Dũng cho biết, em nộp hồ sơ ứng tuyển vào Trường THPT Phan Đình Phùng từ ngày 2/6. Đến đầu tháng 7, khi được thông báo không đạt chỉ tiêu, Dũng đã vội rút hồ sơ để nộp vào Trường THPT Đồng Hới nhưng vì đã quá thời hạn nên không thể ứng tuyển, trong khi đó nhiều trường THPT cũng đã đủ học sinh nên không tiếp tục tuyển sinh.
"Khi biết tin không đậu vào trường Phan Đình Phùng, em đã đến rút lại hồ sơ để nộp vào trường khác. Thế nhưng thời điểm em rút hồ sơ thì các trường THPT còn lại không nhận hồ sơ nữa.
Nếu được nộp hồ sơ vào hai trường thì có lẽ em đã đậu vào một trường THPT công lập rồi. Giờ em cũng chưa biết nên đi học nghề hay chờ sang năm", Dũng buồn rầu nói.
Trường THPT Phan Đình Phùng năm nay có lượng thí sinh ứng tuyển tăng đột biến
Cũng như em Dũng, em Nguyễn Thành Đạt tại TDP 3, phường Nam Lý cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Hiện Đạt đành phải nộp hồ sơ để theo học nghề. "Nguyện vọng của em là vào trường THPT công lập, thế nhưng em chỉ được nộp duy nhất hồ sơ vào Trường Phan Đình Phùng, nên khi biết không đậu, em đã đi rút hồ sơ nhưng không còn kịp để nộp trường khác. Giờ cũng đành học nghề thôi", Đạt chia sẻ.
Trao đổi với Dân trí, cô Nguyễn Thị Hải Yến, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng cho biết, vì số lượng học sinh lớn, trường này cũng đã đề xuất xin mở thêm lớp bởi tại ngôi trường này đang thừa giáo viên.
"Năm nay số lượng thí sinh lớn nên tỷ lệ chọi của trường tôi cũng như các trường THPT khác đều cao hơn các năm trước.
Cũng như các trường, dù học sinh có giỏi hơn, hay điểm học cao hơn thì khi đủ học chỉ tiêu học sinh thì chúng tôi sẽ không tiếp nhận hồ sơ nữa. Việc tiếp nhận hồ sơ và xét tuyển đều theo quy chế của Sở GD&ĐT đề ra", cô Yến nói.
Tiến Thành - Hùng Trần
Theo Dân trí
Căng thẳng thi tuyển giáo viên ở TPHCM Gần 1.700 giáo viên, sinh viên ra trường tham gia kỳ thi tuyển dụng để trở thành giáo viên bậc THPT ở TPHCM. Đây là năm đầy tiên ngành giáo dục thành phố thực hiện tuyển dụng giáo viên không cần hộ khẩu nên tỷ lệ cạnh tranh rất căng thẳng. Kỳ thi tuyển dụng giáo viên ở TPHCM diễn ra tại Trường...