70% nhân viên Intel Việt Nam đã tiêm vaccine Covid-19
Intel cho biết đã tiêm phòng vaccine Covid-19 cho 71% nhân viên nhà máy tại TP HCM.
“ Việt Nam đã đặt nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho người dân lên hàng đầu và điều này rất tốt”, bà Uyên Hồ, Giám đốc đối ngoại của Intel tại Việt Nam và Malaysia, đánh giá. “Tuy nhiên, chúng tôi cũng phải đảm bảo các hoạt động kinh doanh để duy trì cạnh tranh của Intel tại Việt Nam”.
Việt Nam hiện là nơi có địa điểm lắp ráp và thử nghiệm chip lớn nhất của Intel. Nhà máy của hãng tại TP HCM cũng đảm nhận sản xuất các sản phẩm 5G, bộ xử lý Intel Core với Công nghệ Intel Hybrid và bộ xử lý Intel Core thế hệ thứ 10. Công ty Mỹ hiện cũng chiếm 64% kim ngạch xuất khẩu trong nửa đầu năm 2021.
Ngoài đẩy mạnh việc tiêm vaccine, Intel cũng hỗ trợ công nhân lưu trú trong khách sạn thay vì về nhà nhằm thực hiện Chỉ thị 16, trong đó quy định giãn cách xã hội và hạn chế di chuyển mà TP HCM đang thực hiện.
Trước đó, Chính phủ đã bổ sung công nhân nhà máy vào danh sách đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine Covid-19, bao gồm công nhân sản xuất của Samsung và Apple. Đây là chiến lược nhằm đối phó với khả năng dịch bệnh có thể đe dọa phá vỡ chuỗi cung ứng công nghệ.
Video đang HOT
Tiêm vaccine là một trong những cách mà các công ty nước ngoài tại Việt Nam thực hiện nhằm đối phó với đợt bùng phát Covid-19 lớn nhất từ trước đến nay, đặc biệt là tại TP HCM – nơi có số ca nhiễm vượt 22.000. Các công ty khác cũng sử dụng tiền thưởng cho công nhân lưu trú tại khách sạn, hoặc cho họ làm việc và nghỉ ngơi tại nhà máy để ngăn sự lây nhiễm Covid-19.
Jonathan Moreno, Tổng giám đốc công ty công nghệ y tế Diversatek Việt Nam, cho biết đã chuyển một nửa nhân công ra bên ngoài TP HCM cách đây nhiều tuần. Đối với những người ở lại, công ty thực hiện chính sách tăng giờ làm kèm các khoản phụ cấp, tăng lương gấp đôi và nhiều chế độ đãi ngộ khác.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp đang khuyến nghị với chính quyền nới lỏng một số hạn chế để tạo thuận lợi cho sản xuất. Trong đó, các doanh nghiệp cũng đề nghị cơ quan chức năng dỡ bỏ một số quy định về giấy xét nghiệm Covid-19 đối với công nhân và các chuyên gia.
70% nhân viên Intel Việt Nam đã tiêm vaccine Covid-19 https://vnexpress.net/70-nhan-vien-intel-viet-nam-da-tiem-vaccine-covid-19-4325711.html
Thêm giải pháp thanh toán không tiếp xúc tại Việt Nam
Thay vì dùng máy POS, nhà bán hàng có thể cài đặt ứng dụng lên thiết bị di động để biến nó thành điểm chấp nhận thanh toán không tiếp xúc.
Visa vừa kết hợp với Sacombank ra mắt ứng dụng cài đặt trên thiết bị Android, cho phép doanh nghiệp sử dụng điện thoại, máy tính bảng như một điểm chấp nhận thanh toán không tiếp xúc. Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới được Visa triển khai giải pháp này.
Với ứng dụng được cài đặt, nhân viên có thể sử dụng điện thoại hay máy tính bảng đi gặp khách hàng để "quẹt" thẻ, không cần phải mang theo một máy thanh toán (POS) như trước. Nhà bán hàng cũng có thể thay máy POS tại chỗ bằng một thiết bị Android có cài đặt ứng dụng chấp nhận thanh toán.
Người sử dụng phải có thẻ thanh toán tích hợp công nghệ không tiếp xúc của Visa để thực hiện giao dịch.
Giải pháp thanh toán không tiếp xúc trên di động có thể thay thế máy POS di động như trong ảnh
Tiki, Prudential Việt Nam, Dai-ichi Life là các doanh nghiệp đầu tiên áp dụng giải pháp này. Chẳng hạn, nhân viên giao hàng của Tiki có thể mang theo điện thoại thay vì máy POS di động để khách hàng thanh toán khi nhận hàng. Nhân viên kinh doanh bảo hiểm cũng có thể mang điện thoại có cài ứng dụng gặp khách khi cần thu phí.
Việc không phải trang bị máy POS giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị.
Bà Nguyễn Thị Ánh Vân, Giám đốc Tài chính tại Tiki cho biết, tỉ lệ thanh toán không tiền mặt trên nền tảng này chiếm hơn 40%. Từ năm 2019, doanh nghiệp này đã triển khai giải pháp thanh toán không tiền mặt qua máy mPOS khi giao hàng. Việc có thêm giải pháp thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động sẽ tiện lợi và an toàn cho đội ngũ giao vận của công ty.
Trong khi đó, số liệu từ Bộ Công thương cho thấy, năm 2019 vẫn có tới 86% người mua hàng thương mại điện tử vẫn sử dụng thanh toán COD. Do đó, việc thêm các giải pháp thanh toán điện tử cho nhân viên giao hàng chắc chắn sẽ thêm lựa chọn cho khách hàng, giúp đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam.
Báo cáo mới đây của Visa cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2020, tỷ lệ thanh toán không tiếp xúc qua nền tảng này tại Việt Nam tăng trưởng mạnh, hơn 500% so với 6 tháng đầu năm 2019. Tổng giá trị giao dịch không tiếp xúc tăng hơn 600% trong cùng kỳ.
Thống kê này bao gồm phương thức thanh toán dùng điện thoại hoặc thẻ thanh toán chạm vào máy POS có hỗ trợ giao dịch không tiếp xúc.
Phương thức thanh toán này giúp người dùng chỉ cần chạm thẻ vào máy đọc, không phải đưa cho nhân viên bán hàng, góp phần hạn chế rò rỉ thông tin thẻ. Bên cạnh đó, thanh toán không tiếp xúc dạng này giúp hạn chế lây lan dịch bệnh trong bối cảnh Covid-19.
Tại các quán cà phê Starbucks Việt Nam, giá đỡ máy thanh toán có thể xoay được để khách kiểm soát giao dịch tốt hơn. Hơn một nửa giao dịch Visa tại chuỗi cà phê này được thanh toán không tiếp xúc.
Hệ thống siêu thị Lotte Mart, chuỗi The Pizza Company, rạp chiếu phim BHD, Co.op Mart là các đơn vị đang triển khai máy thanh toán không tiếp xúc.
Khảo sát do Visa thực hiện cho thấy, hiện tại có 37% người tiêu dùng Việt Nam đang sử dụng thanh toán thẻ không tiếp xúc. Đối với nhóm sử dụng thanh toán thẻ không tiếp xúc, có 85% người cho rằng, họ thường xuyên sử dụng phương thức thanh toán này, với tần suất ít nhất một lần một tuần.
Cơ hội nào cho ứng dụng thanh toán qua mạng xã hội tại Việt Nam? Thanh toán trên mạng xã hội (Social Payment) có tiềm năng rất lớn, do lượng người dùng áp đảo tại Việt Nam. Tuy nhiên để thu hút lượng người dùng này trong bối cảnh hiện nay không hề dễ dàng. Giả sử bạn mua hàng của một người bán trên Facebook. Sau khi thoả thuận giá xong, người bán gửi một yêu cầu...