7 trở ngại cho kỳ trăng mật Mỹ – Nga dưới thời Donald Trump
Để thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp dưới thời Tổng thống Donald Trump, Nga và Mỹ sẽ phải vượt qua nhiều trở ngại cả chủ quan và khách quan do sự khác biệt giữa hai nước trong quá trình khẳng định vị thế.
Ông Trump và ông Putin. Ảnh: AP
Do những thiện cảm dành cho Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chiến dịch tranh cử, chiến thắng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được nhiều chuyên gia nhận định sẽ giúp Moscow thoát khỏi thế cô lập, thiết lập quan hệ hữu nghị vớ i Washington và tăng cường ảnh hưởng trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, chuyên gia về Nga Taras Kuzi thuộc Đại học Alberta, Canada, nhận định, hai siêu cường quân sự thế giới này sẽ phải vượt qua 7 trở ngại để có thể chia sẻ những lợi ích trong thời gian tới.
Thứ nhất, giữa hai nước đang tồn tại quá nhiều bất đồng sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014 và Moscow bị cáo buộc bắn hạ máy bay MH-17 cũng như xúi giục lượng ly khai ở miền đông Ukraine nổi dậy chống chính phủ.
Lợi ích của Nga và phương Tây trong hồ sơ Syria cũng đối nghịch nhau về dài hạn. Trong khi ông Trump từng tuyên bố sẽ ném bom diệt sạch IS thì mục tiêu chiến lược của Nga là hỗ trợ chế độ của chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad và củng cố vị thế tại Trung Đông.
Thứ hai, những nỗ lực tái thiết quan hệ giữa hai nước trong thời gian qua đều không thành công do quan điểm và lập trường khác nhau. Ông Putin luôn cho rằng Washington phải là bên chủ động bởi Moscow không làm điều gì sai để phương Tây có thể đổ lỗi cho tình trạng lạnh nhạt trong quan hệ giữa hai bên.
“Rất tiếc, quan hệ giữa Nga và phương Tây đang ở trong trạng thái tồi tệ nhưng tôi nghĩ rằng đó không phải là lỗi của chúng tôi”, Tổng thống Nga từng khẳng định.
Video đang HOT
Thứ ba, tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và các cơ quan tình báo phương Tây gần đây ngày càng chú trọng đến mối đe dọa từ Nga và cho rằng mức báo động từ mối đe dọa này đã cao tương đương thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Cơ quan tình báo nội địa (MI5) của Anh cáo buộc Nga đang sử dụng tổng lực sức mạnh và các cơ quan nhà nước nhằm triển khai chính sách đối ngoại một cách “hung hăng” thông qua các hoạt động tuyên truyền, lật đổ, gián điệp và tấn công mạng.
Thứ tư, việc cải thiện quan hệ với Mỹ cũng khiến ông Putin gặp nhiều khó khăn trong vấn đề đối nội.
Kể từ khi giá dầu liên tục sụt giảm, để tạo dựng uy tín đối với dư luận Nga, Tổng thống Putin đã xây dựng chính sách đối ngoại dựa trên nền tảng tư tưởng rằng Washington chính là đối thủ chủ yếu và duy nhất của Moscow. Mọi chính sách, tuyên bố quốc tế của ông đều xoay quanh luận điểm này.
Nhưng nếu Trump và Putin xích lại gần nhau, Tổng thống Nga sẽ buộc phải từ bỏ quan điểm chống Mỹ và không tuyên truyền về một nước Mỹ ngạo mạn, nhiều tham vọng và luôn bị ám ảnh bởi quyền lực.
“Điện Kremlin cần Donald Trump, nhưng với tư cách là một người thua cuộc chứ không phải là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua”, tờ Guardian nhận định.
Thứ năm, ông Putin từng rất tức giận khi ông Obama gọi Nga là một cường quốc khu vực và đang nỗ lực buộc Mỹ phải đối xử với Nga một cách bình đẳng và tôn trọng. Một tổng thống theo chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ như ông Trump có rất ít khả năng sẽ công nhận vị thế cường quốc thế giới và tôn trọng Nga hơn ông Obama.
Thứ sáu, ông Trump cũng sẽ phải làm việc với nhiều nghị sỹ đảng Cộng hòa có lập trường cứng rắn với Nga ở cả hai viện Quốc hội Mỹ, điển hình như Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan, người từng cáo buộc ông Putin là “lãnh đạo hiếu chiến không có chung quan điểm”.
Phó Tổng thống đắc cử Mike Pence cũng từng cho rằng ông Putin là “lãnh đạo nhỏ nhen và thích bắt nạt người khác”.
Nghị sĩ theo trường phái diều hâu Newt Gingrich, người ủng hộ ông Trump lâu năm, từng tuyên bố trong Hội nghị thượng đỉnh châu Âu Yalta tại Ukraine hồi tháng 9/2016 rằng nếu đắc cử, ông Trump có thể sẵn sàng cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Nghị sĩ Mitt Romney, ứng viên sáng giá cho chức ngoại trưởng Mỹ dưới thời Trump từng tuyên bố trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2012 rằng Nga là kẻ thù địa chính trị số một của nước Mỹ.
Thứ bảy, ông Trump không thể đơn phương bãi bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow do sự ràng buộc của luật pháp Mỹ. Các nghị sĩ đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ viện và Thượng viện sẽ phản đối việc gỡ bỏ này.
“Nếu ông Trump cố gắng cải thiện quan hệ với Nga, ông thậm chí sẽ có ít cơ hội thành công hơn hai người tiền nhiệm”, chuyên gia Taras Kuzi nhận định.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Mỹ tính thành lập cơ quan ngăn chặn ảnh hưởng của Nga
Hạ viện Mỹ vừa thông qua dự luật dài 93 trang về thiết lập cơ quan liên ngành mới nhằm ngăn chặn ảnh hưởng chính trị của Nga ở cấp độ toàn cầu.
Một phiên họp quốc hội Mỹ. Ảnh: Reuters
Dự luật trên được Hạ viện Mỹ thông qua hôm qua với 390 phiếu thuận, 30 phiếu chống, theo Washington Post.
Cơ quan dự tính được thiết lập có nhiệm vụ "đối phó với các biện pháp của Nga nhằm gây ảnh hưởng bí mật lên các chính phủ và người dân, phát hiện các thông tin sai lệch, tham nhũng, vi phạm nhân quyền, khủng bố, ám sát do lực lượng an ninh hoặc giới tinh hoa chính trị hay những người ủy quyền" của Moscow thực hiện.
Thượng viện Mỹ dự kiến bỏ phiếu về dự luật này trước khi năm 2016 kết thúc. Dự luật được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Donald Trump có kế hoạch thắt chặt quan hệ với Nga.
6 thành viên đảng Dân chủ trong Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ hôm qua cũng gửi một bức thư tới Tổng thống Obama, đề nghị giải mật các thông tin về cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử vừa qua tại Mỹ.
"Chúng tôi tin rằng các thông tin lo ngại về chính phủ Nga và cuộc bầu cử Mỹ nên được giải mật và công bố cho dân chúng", thư viết.
Tổng thống Putin gọi các cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ là "phi lý" và nhằm mục đích đánh lạc hướng cử tri Mỹ khỏi các vấn đề trong nước.
Văn Việt
Theo VNE
Trump có thể đẩy quân nổi dậy Syria vào bước đường cùng Phong trào nổi dậy Syria có thể sẽ bị bỏ rơi và bị xóa sổ sau khi Trump, người có thiện cảm với Nga, trở thành Tổng thống Mỹ. Giao tranh nổ ra dữ dội ở Aleppo, Syria. Ảnh: Reuters Trong tuần qua, quân đội chính phủ Syria đã chiếm được ít nhất 1/3 khu vực do phe nổi dậy kiểm soát ở...