7 thói quen nguy hại khi tắm
Tắm quá lâu hay gội đầu thường xuyên là những thói quen không tốt, thậm chí có thể dẫn tới đột quỵ, tử vong.
Tắm đêm: Nhiều người có thói quen tắm khuya, sau 22h. Tạp chí Time dẫn lời GS.BS Brandon Mitchell, Đại học George Washington, cho biết tắm đêm dù bằng nước nóng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hại. Đêm là thời điểm nhiệt độ xuống thấp. Những người có miễn dịch yếu sẽ dễ bị cảm lạnh và viêm phổi. Tắm khuya còn có thể gây đau đầu, sốt, nhiễm trùng phổi, đột quỵ và nguy cơ tử vong cao. Ảnh: Bustle.
Để tóc ướt đi ngủ: Một số người có thói quen để tóc khô tự nhiên. Để tóc ướt đi ngủ là sai lầm nghiêm trọng. GS.TS George Cotsarelis, Đại học Pennsylvania, cảnh báo không sấy khô tóc trước khi đi ngủ có nhiều tác hại như cảm lạnh, nhiễm nấm, gãy tóc hoặc chứng đau đầu kinh niên. Ảnh: Bustle.
Không chà sát bàn chân: Theo Huffpost, không rửa sạch chân mỗi khi tắm khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm nấm, vi khuẩn bởi đây là nơi tiếp xúc với mặt đất nhiều nhất. Ngoài ra, lòng bàn chân cũng có rất nhiều huyệt, dây thần kinh nên việc massage, thư giãn sẽ giúp bạn thoải mái hơn sau một ngày làm việc căng thẳng. Viện Sức khỏe và Phòng ngừa Bàn chân Mỹ khuyến cáo chúng ta nên rửa sạch bằng xà bông và lau khô chân mỗi ngày, nhất là các kẽ ngón chân. Ảnh: Bustle.
Video đang HOT
Tắm quá nhiều và lâu: Theo GS Robert H. Shmerling, giảng viên Đại học Y – Đại học Harvard, tắm nhiều lần mỗi ngày sẽ khiến da trở nên thô ráp và khô. Bởi lượng dầu tự nhiên hay độ ẩm của da bị loại bỏ quá mức trong quá trình tắm. Vi sinh vật, bụi bẩn có vai trò kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể. Tắm quá nhiều lần có thể gây ảnh hưởng tới cơ chế này. Ảnh: Bustle.
Chà xát da mạnh: Tẩy tế bào chết là thói quen nên duy trì bởi nó giúp các lỗ chân lông thông thoáng, loại bỏ các lớp sừng dày gây bít tắc da. Tuy nhiên, chà xát da mạnh hoặc tẩy da chết nhiều hơn một lần mỗi tuần có thể gây khô da, kích ứng. Ảnh: Bustle.
Không vệ sinh hoặc thay bông tắm, khăn mặt thường xuyên: Ở trong môi trường nhà tắm, bông tắm ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm sinh sôi. WebMD khuyến cáo khăn ẩm còn là nơi sinh sản của vi khuẩn, nấm và virus. Chính vì thế, chúng ta nên thay mới bông tắm sau 4 tuần sử dụng hoặc giặt sạch, phơi nơi thoáng mát, khô ráo hàng tuần. Ảnh: Bustle.
Không tắm sau khi tập thể dục: Tiến sĩ Julia Tzu, người sáng lập và Giám đốc Y khoa của thương hiệu Da liễu Wall Street, cảnh báo không tắm sau khi luyện tập thể thao sẽ tạo môi trường cho nhiều vi khuẩn, nấm sinh sôi. “Mồ hôi, dầu trên da kết hợp quần áo bó sát là công thức gây ra viêm nang lông, mụn trứng cá trên cơ thể. Đây cũng là nơi tuyệt vời để các nấm mốc, vi khuẩn sản sinh”. Ảnh: Bustle.
Bệnh viện Trung ương Huế cứu sống bệnh nhi 8 tháng tuổi với phương pháp phẫu thuật hiếm gặp
Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công phương pháp phẫu thuật Hybird để cứu sống bệnh nhi 8 tháng tuổi bị bệnh tim bẩm sinh , được biết, đây là lần đầu tiên phương pháp này thực hiện tại Việt Nam và rất hiếm khi được thực hiện trên thế giới vì kỹ thuật này rất phức tạp.
Các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật
Chiều 16/8, GS.TS Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, bệnh viện vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi bịbệnh tim bẩm sinh , kết hợp đặc biệt giữa can thiệp tim mạch và phẫu thuật tim mạch để cứu sống bệnh nhân với sự hỗ trợ của PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Theo bệnh án, bệnh nhi Lê Khánh T (8 tháng tuổi, nặng 4,5kg, quê Phong Điền, Thừa Thiên - Huế), nhập viện ngày 3/6, được chẩn đoán thông liên thất phần cơ bè kích thước rất lớn khoảng 11 mm, áp lực động mạch phổi gần bằng áp lực hệ thống và tăng sức cản động mạch phổi nặng trên nền suy dinh dưỡng, nhiễm trùng phổi.
Bệnh nhi đang được theo dõi sức khỏe sau ca phẫu thuật
Qua siêu âm và thông tim cho thấy vị trí rất đặc biệt và phức tạp của dị tật tim bẩm sinh. Do vị trí và kích thước lỗ thông rất lớn nên việc thực hiện can thiệp đóng dù qua đường mạch máu ở chân là không khả thi. Ngoài ra, vị trí lỗ thông liên thất rất gần mỏm tim nên rất khó khăn cho bác sĩ phẫu thuật tim tiếp cận lỗ thông liên thất để khâu lại.
Chiều 14/8, sau khi hội chẩn đa chuyên khoa dưới sự đồng chủ trì của PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu và GS.TS Phạm Như Hiệp- Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, các bác sĩ đi đến thống nhất phương án kết hợp vừa can thiệp đóng dù lỗ thông vừa kết hợp phẫu thuật bộc lộ tim.
Ngày 15/8, bệnh nhi được chuyển vào phòng phẫu thuật Hybrid. Tại đây, các bác sỹ ngoại lồng ngực tim mạch tiến hành mở lồng ngực để bộc lộ tim. Sau đó các bác sỹ tim mạch can thiệp đã tiến hành đưa dụng cụ đóng dù xuyên qua thành tim được bộc lộ dưới hướng dẫn của siêu âm tim và màn tăng sáng DSA.
Trong suốt quá trình phẫu thuật, trẻ được gây mê và hỗ trợ tim bởi các thiết bị đặc biệt của hồi sức tim mạch. Sau 2 giờ can thiệp, bệnh nhi đã được đóng dù thành công lỗ thông liên thất và đóng thành ngực an toàn.
PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu cho biết, phương pháp phẫu thuật Hybird trong điều trị bệnh nhân này lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam vì lỗ thông liên thất rất lớn và chỉ chụp qua đuờng tĩnh mạch (thông thường các nơi khác thực hiện qua đường động mạch) và rất hiếm được thực hiện trên thế giới vì tính phức tạp của kỹ thuật này.
Hiện, bệnh nhi đang được theo dõi sức khỏe tại Khoa Hồi sức tim mạch, Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Trung ương Huế với huyết động ổn định.
Khi môi trường luôn ô nhiễm và bệnh COVID-19 vẫn "rình rập", hãy nhớ 3 việc cần tránh xa và 9 việc cần làm để phổi luôn khỏe mạnh Sức khỏe của phổi càng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19 vẫn "rình rập" như hiện nay. Phổi là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống hô hấp của con người. Vai trò chủ yếu của phổi là trao đổi các khí - đem oxy từ không khí vào tĩnh mạch...