7 thói quen có thể khiến não lão hóa
Lối sống kém lành mạnh tác động xấu đến hệ thần kinh. Theo thời gian, chúng có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và chức năng nhận thức.
Dưới đây là 7 thói quen ảnh hưởng tiêu cực đến não.
Thiếu ngủ
Hầu hết người lớn cần ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm hoặc có thể nhiều hơn tùy theo tình trạng sức khỏe hoặc mức hoạt động thể chất. Nhiều người, nhất là người trẻ, thường đi chơi, tổ chức tiệc tùng vào ban đêm, có thói quen thức khuya, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Thường xuyên ngủ không đủ giấc làm gián đoạn quá trình nghỉ ngơi của não, dễ dẫn đến tổn thương.
Hút thuốc và hít phải nicotin từ khói thuốc có thể gây hại cho các cơ quan trong cơ thể, kể cả não. Nó cũng khả năng làm suy giảm chức năng nhận thức và tăng nguy cơ mắc các bệnh như mất trí nhớ, đột quỵ.
Thường ở nhà một mình
Não bắt đầu phản ứng chậm khi một người dành quá nhiều thời gian ở một mình. Não là một trong những bộ phận cần hoạt động tích cực. Nếu quá trình này chậm lại thì có thể khiến não bị co lại, hay quên. Người ở một mình trong thời gian quá lâu cần giao tiếp xã hội nhiều hơn để giữ cho não hoạt động tối ưu.
Uống quá nhiều rượu có khả năng gây hại cho não. Rượu giết chết và có nguy cơ làm hỏng mạng lưới tế bào trong não. Uống nhiều rượu làm thay đổi tế bào thần kinh, thu nhỏ kích thước của chúng, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đến não.
Màng nhĩ là một trong những bộ phận rất nhạy cảm của cơ thể. Sử dụng tai nghe quá to có thể làm hỏng thính giác. Trường hợp tai nghe với mức âm lượng quá mức, liên tục trong hơn 30 phút không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nghe kém mà còn tác động tới các mô não. Điều này là do não phải làm việc nhiều hơn để hiểu những âm thanh được phát ra xung quanh, khiến các mô phải hoạt động quá mức.
Ăn quá nhiều đồ ăn vặt
Sức khỏe đường ruột có mối liên hệ với não. Do đó, ăn nhiều thực phẩm không lành mạnh khoai tây chiên, bánh mì kẹp thịt, pizza hoặc nước ngọt không tốt cho ruột, có thể khiến não hoạt động chậm hoặc suy giảm chức năng.
Video đang HOT
Ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
Nếu không có đủ ánh sáng tự nhiên, não không hoạt động tối ưu, làm tăng nguy cơ trầm cảm. Ánh sáng mặt trời giúp não thực hiện các chức năng tốt hơn. Người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên ra ngoài thường xuyên hơn, tối thiểu khoảng 30 phút mỗi ngày.
6 dấu hiệu cảnh báo suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch chân là một bệnh lý phổ biến, gây ra sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch chi dưới, dẫn đến máu bị ứ đọng lại ở vùng chân, gây biến đổi về huyết động và làm biến đổi các tổ chức mô xung quanh.
Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân
Bình thường máu từ tĩnh mạch chân trở về tim, được đẩy ngược lại trọng lực bằng nhiều cách khác nhau (sự co cơ bắp của chân hoạt động như 1 máy bơm, lòng bàn chân đè xẹp đẩy máu khi đi bộ...) kèm với các van trong tĩnh mạch ngăn cản sự trào ngược.
Sự xuất hiện của giãn tĩnh mạch thường do các van tĩnh mạch bị suy yếu, không đóng chặt dẫn đến máu quay ngược trở lại, ứ đọng trong các tĩnh mạch và làm giãn tĩnh mạch.
Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch chân thường không rõ, nhưng suy tĩnh mạch có thể là hậu quả từ suy van tĩnh mạch hoặc do sự giãn nở ban đầu của tĩnh mạch do yếu cơ cấu trúc. Ở một số người, suy tĩnh mạch chi dưới thường do chứng suy tĩnh mạch mạn tính và tăng áp lực tĩnh mạch. Hầu hết mọi người không có các yếu tố nguy cơ rõ ràng.
Một số yếu tố nguy cơ của suy giãn tĩnh mạch chân:
Tuổi cao.
Thường gặp ở nữ giới hơn nam giới.
Nghề nghiệp và thói quen đứng lâu một chỗ.
Có thể liên quan di truyền.
Một số thuốc chống trầm cảm có thể tăng nguy cơ mắc suy tĩnh mạch chi dưới.
Dùng thuốc ngừa thai uống và nội tiết tố không có liên quan đến suy tĩnh mạch và giãn tĩnh mạch chân, không làm tăng nguy cơ mắc bệnh này, tuy nhiên có thể liên quan đến tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu.
Mang thai và sinh đẻ nhiều lần cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc suy dãn tĩnh mạch chi dưới.
Béo phì.
Hút thuốc lá.
Táo bón kinh niên.
Suy giãn tĩnh mạch chân là một bệnh lý phổ biến.
Biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch chân
Trước khi xuất hiện các tĩnh mạch giãn, suy tĩnh mạch chân có thể biểu hiện nhiều triệu chứng khác như:
Cảm giác nặng bắp chân.
Cảm giác khó chịu hoặc co giật bắp chân.
Cảm giác bất thường (nóng rát, điện giật, dị cảm...) ở chi dưới.
Ngứa, chuột rút trong bắp chân, thường xảy ra vào ban đêm.
Phù mắt cá, bắp chân hoặc đùi, tăng lên khi nhiệt độ nóng.
Tĩnh mạch mạng nhện: Là mạng lưới các mạch máu nhỏ, màu đỏ, dưới da, đôi khi có dạng hình sao.
Những triệu chứng này giảm đi khi nằm, khi chân được nâng lên, khi tiếp xúc với lạnh hoặc khi tập thể dục.
Ngược lại chúng sẽ tăng lên trong suốt ngày, khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng (phòng xông hơi, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sưởi ấm sàn nhà...), khi đứng hoặc ngồi lâu, khi tăng cân, khi mang thai hoặc trong kỳ kinh nguyệt.
Ở giai đoạn đầu của giãn tĩnh mạch, ta có thể quan sát thấy sự giãn nở của một hoặc nhiều tĩnh mạch, ban đầu chúng là mảnh vải mong manh (dưới 3 mm đường kính). Sau đó, chúng trở nên rõ ràng hơn và có màu xanh da trời và uốn cong, có thể cảm nhận được dưới da của bắp chân hoặc đùi.
Ở giai đoạn muộn của bệnh có thể xuất hiện các vết loét, hoại tử bàn chân, cẳng chân.
Suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm?
Cuộc sống của mỗi người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch là khác nhau. Bệnh có thể ổn định suốt cuộc đời hoặc tiến triển dần, thậm chí là gây ra các biến chứng.
Biến chứng cấp tính của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân:
- Huyết khối tĩnh mạch nông hoặc viêm tĩnh mạch nông.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc viêm tĩnh mạch sâu.
- Vỡ giãn tĩnh mạch.
Biến chứng mạn tính của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân:
- Sự chậm lại trong tuần hoàn tĩnh mạch hoặc tắc nghẽn tĩnh mạch, gây ra biến chứng trên da như viêm da cơ địa, phù hoặc ngứa trên chân.
- Rối loạn dinh dưỡng da và mô dưới da.
- Loét ở chân, đây là biến chứng đáng sợ nhất và là giai đoạn cuối của bệnh. Thường xuất hiện vết loét ở mắt cá chân, có thể đi kèm với phù. Nếu không được điều trị, loét trở nên mạn tính. Bệnh không lành và gây ra nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu, trong một số trường hợp hiếm có thể sẽ biến đổi thành ung thư.
Lời khuyên thầy thuốc
Bệnh suy giãn tĩnh mạch tiến triển chậm, các triệu chứng ở giai đoạn sớm rất khó phát hiện. Vậy nên người dân nếu có các yếu tố nguy cơ cao thì nên để ý đến các triệu chứng ban đầu như: Nóng đỏ chân, cảm giác tê bì hoặc nặng chân khi đứng lâu thì cần kịp thời đến thăm khám để được điều trị sớm, tránh để bệnh tiến triển đến các biến chứng làm giảm chất lượng cuộc sống. Siêu âm mạch chi dưới là chỉ định cận lâm sàng đầy tay nhằm chẩn đoán xác định bệnh.
Ở các giai đoạn đầu, các bác sĩ khuyến cáo nên điều trị bằng các phương pháp nội khoa kết hợp thay đổi lối sống như: Nâng cao chân khi ngủ hoặc khi ngồi, mang tất áp lực, tránh đứng trong thời gian dài, giảm ân nếu thừa cân, tập thể dục để cải thiện sức mạnh của đôi chân.
Nếu thay đổi lối sống mà không làm giảm triệu chứng bệnh, cần lựa chọn các biện pháp điều trị can thiệp khác như: Tiêm xơ tĩnh mạch; Điều trị suy tĩnh mạch bằng sóng cao tần (RFA) hay tia laser hay điều trị ngoại khoa.
8 thói quen gây hại thận nhiều người mắc phải Thận là một cơ quan quan trọng của cơ thể con người. Thận sẽ tổn thương khi hoạt động bình thường của thận bị ảnh hưởng, dẫn đến suy thận và có thể tử vong. Những tổn thương hoặc suy giảm chức năng thận có thể diễn ra trong thời gian dài mà không được chú ý tới. Vì thế các bệnh về...