7 tháng, tín dụng tăng trưởng chỉ bằng 50% so với cùng kỳ năm ngoái
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đến cuối tháng 7 tín dụng toàn hệ thống tăng 3,45% so với cuối năm 2019, chỉ bằng gần một nửa so với cùng kỳ năm ngoái (tăng 7,13%).
Theo báo cáo từ NHNN, đến giữa tháng 7, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho hơn 272.000 khách hàng với dư nợ hơn 210.000 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 435.000 khách hàng với dư nợ hơn 1,27 triệu tỷ đồng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5% – 2,5% so với trước khi dịch COVID-19 bùng phát.
Về tỷ giá, trong 7 tháng đầu năm, NHNN cho biết đang điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt theo tín hiệu thị trường, phù hợp với cung cầu ngoại tệ, đảm bảo thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả, thông suốt, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức và cá nhân; củng cố dự trữ ngoại hối nhà nước khi điều kiện thị trường thuận lợi.
Về lãi suất, NHNN cũng giữ ổn định phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ. Tính đến cuối tháng 7/2020, lãi suất tiền gửi bằng VND phổ biến ở mức 0,1% – 0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,7% – 4,25%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,4% – 6,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; 6% – 7,3%/năm đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.
Lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức khoảng 6% – 9%/năm đối với ngắn hạn; 9% – 11%/năm đối với trung và dài hạn; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với khách hàng có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh thuộc lĩnh vực ưu tiên ở mức 5,0%/năm. Lãi suất thị trường liên ngân hàng duy trì ổn định ở mức thấp.
Video đang HOT
Từ nay đến cuối năm, cơ quan này cho biết sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phục hồi sản xuất kinh doanh, giảm thiểu tác động của dịch Covid-19.
Tăng trích lập dự phòng, Sacombank đã hoàn thành 55% kế hoạch lợi nhuận năm
Do trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng tới 49,6% so với cùng kỳ năm trước nên kết thúc 6 tháng đầu năm, Sacombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế giảm nhẹ 2,3%.
Ảnh minh họa.
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Sacombank (mã STB) vừa công bố BCTC hợp nhất quý II/2020.
Theo đó, tính đến ngày 30/6, tổng tài sản của ngân hàng đạt gần 481,9 nghìn tỷ đồng, tăng 6,24% so với đầu năm.
Cho vay khách hàng tăng trưởng 4,95%, lên mức 310,7 nghìn tỷ đồng vào cuối tháng 6 trong khi tiền gửi khách hàng tăng 6,33% so với đầu năm, lên 426,2 nghìn tỷ đồng.
Các mảng kinh doanh chính trong kỳ của ngân hàng có sự tăng trưởng khá tốt, trong đó, thu nhập lãi thuần tăng 22,3% so với cùng kỳ, đạt 5.477 tỷ đồng.
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng tăng 2,5%, lên 1.419 tỷ đồng; hoạt động kinh doanh ngoại hối báo lãi tăng 35,5%, đạt hơn 298 tỷ đồng.
Riêng hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư của ngân hàng trong kỳ có lợi nhuận sụt giảm khá mạnh, lỗ 33 tỷ đồng, so với mức lãi 25 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Lãi thuần từ hoạt động khác cũng giảm mạnh từ mức 730 tỷ đồng xuống còn 181 tỷ đồng, tương đương mức giảm 75,2%.
Tổng thu nhập hoạt động trong kỳ của ngân hàng đạt 7.344 tỷ đồng, tăng 7,3% trong khi chi phí hoạt động chỉ tăng 2,7%, ở mức 4.451 tỷ đồng giúp Sacombank thu về khoản lợi nhuận thuần trước chi phí dự phòng hơn 2.994 tỷ đồng, tăng 19,4% so với cùng kỳ.
Dù vậy, do trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng tới 49,6% so với cùng kỳ năm trước nên kết thúc 6 tháng đầu năm, Sacombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế 1428 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,3% so với kết quả đạt được cùng kỳ 2019.
Tính đến cuối tháng 6/2020, tổng nợ xấu nội bảng của Sacombank ở mức 6.682 nghìn tỷ đồng, tăng 16,6% so với đầu năm. Trong đó, nợ nhóm 3 tăng tới 186%, lên 851 tỷ đồng, nợ nhóm 4 cũng tăng 31,5%, lên 543 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu/cho vay của ngân hàng theo đó tăng lên 2,15%, so với mức 1,94% hồi đầu năm.
Năm 2020, Sacombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 2.573 tỷ đồng, giảm 20% so với năm 2019; tổng tài sản dự kiến đạt 498,4 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 10%; tổng huy động đạt 457,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10%; tổng dư nợ tín dụng 329,4 nghìn đồng, tăng trưởng 11% và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.
Như vậy, với kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm, Sacombank đã hoàn thành 55% kế hoạch lợi nhuận năm.
VDSC: Thu nhập dịch vụ của Vietcombank sẽ tăng tốc kể từ năm nay Trong khi thu nhập lãi thuần của Vietcombank trong năm nay sẽ bị ảnh hưởng do miễn giảm lãi, cơ cấu nợ; VDSC kỳ vọng thu nhập dịch vụ của ngân hàng sẽ tăng tốc sau khi chính thức triển khai thỏa thuận bancassurance với FWD. Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa có báo cáo nhận định về ngân hàng Vietcombank....