7 sai lầm trong cuộc sống khiến hệ miễn dịch của bạn bị kiệt quệ, không sớm thay đổi sẽ rút ngắn tuổi thọ
Ngoài việc bồi bổ dinh dưỡng cho hệ miễn dịch thì việc có lối sống không lành mạnh cũng sẽ phá hủy hệ miễn dịch của bạn. Xem ngay những lối sống dưới đây
Việc có một cuộc sống thiếu lành mạnh không chỉ ảnh hướng đến sức khỏe tổng thể mà còn có thể phá hủy hệ miễn dịch của bạn. Hãy đọc những sai lầm dưới đây và những gợi ý về cách khắc phục để giữ cho mình một hệ miễn dịch tốt.
7 sai lầm phá hủy hệ miễn dịch của bạn
1. Bỏ bê bản thân, đắm chìm trong sự căng thẳng
Stress gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng miễn dịch. Nhà nghiên cứu miễn dịch học Kathleen Dass cho hay: “Khi bạn bị căng thẳng, cơ thể bạn sẽ tiết ra cortisol và adrenaline, loại hormone làm giảm mức độ tế bào lympho và phagocytes”. Với số lượng tế bào bạch cầu giảm, cơ thể sẽ gặp khó khăn hơn trong việc chống lại sự đổ bộ của vi khuẩn và virus.
Hơn nữa, stress còn gây ra một loạt các tác dụng phụ không lành mạnh. Uống rượu, hút thuốc, mất ngủ, tất cả những điều này đều khiến hệ thống miễn dịch suy yếu trầm trọng hơn.
Khắc phục
Hãy kết thúc những mối quan hệ không lành mạnh, chuyển đổi công việc nếu nơi làm việc độc hại hoặc làm việc quá nhiều.
Tập luyện thở sâu và tập thiền cũng là cách giúp bạn giải tỏa căng thẳng trong đời sống thường ngày.
2. Ăn quá nhiều đồ ăn sẵn
Một chế độ ăn nhiều carbs tinh luyện, đường nhân tạo và đường sẽ làm cho hệ thống miễn dịch của bạn khó khăn hơn để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Thực phẩm đã qua chế biến sẽ tấn công các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, nhường chỗ cho vi khuẩn gây hại xâm nhập làm suy yếu hệ miễn dịch.
Khắc phục
Bổ sung thêm các thực phẩm có chất xơ tốt nhất là táo, lúa mạch, yến mạch, các loại hạt, hạt và đậu lăng.
Video đang HOT
Bổ sung vitamin C, D cũng như thêm hành, tỏi và gừng vào bữa ăn của bạn để tăng sức đề kháng.
3. Thức khuya
Nếu bạn không ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm, thì chắc chắn cơ thể bạn vô cùng mệt mỏi.
Khi bạn đang ngủ, cơ thể bạn giải phóng các cytokine – loại protein bảo vệ bạn khỏi viêm và nhiễm trùng. Nếu không nghỉ ngơi đầy đủ, bạn không thể sản xuất cytokine đủ để chống lại virus và vi khuẩn.
Khắc phục
Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ, bởi chúng có thể phá vỡ nhịp sinh học của bạn.
4. Lạm dụng bia rượu, chất kích thích
Thói quen xấu này sẽ phá vỡ hệ vi sinh vật đường ruột, thứ đóng vai trò chính trong chức năng miễn dịch. Bên cạnh đó, còn làm mất cân bằng giữa vi khuẩn lành mạnh và không lành mạnh trong ruột. Nó loại bỏ các vi khuẩn khỏe mạnh và kết quả khiến cho nhiều vi khuẩn xấu xâm nhập vào đường máu dẫn đến viêm gan.
Viêm gan sẽ khiến việc thải độc tố trở nên khó khăn hơn, ngoài ra, nó còn làm suy yếu các globulin miễn dịch. Kháng thể bảo vệ chức năng miễn dịch trong ruột và nước bọt của bạn.
Khắc phục
Hạn chế rượu bia hết mức tối đa. Nếu như bắt buộc phải dùng đến rượu bia thì nên có chế độ uống hợp lí và điều độ.
5. Hút thuốc
Các hợp chất hóa học trong thuốc lá sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc đường hô hấp, từ mũi đến phổi. Khi hút thuốc, cơ thể sẽ tiết ra chất nhầy, làm hẹp đường thở và khiến phổi khó thải độc tố. Từ đó gia tăng khả năng bị nhiễm trùng.
Hút thuốc cũng làm giảm mức độ chất chống oxy hóa bảo vệ trong máu. Điều này làm tăng nguy cơ về mọi thứ, từ viêm phổi đến viêm phế quản.
Khắc phục
Tốt nhất bạn nên hạn chế hoặc bỏ hút thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đem lại hiệu quả tối ưu nhất.
6. Không tiêm phòng cúm
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), việc tiêm vắc-xin sẽ giảm khoảng một nửa nguy cơ mắc bệnh cúm. Tiêm phòng cúm tạo ra kháng thể với virus cúm để nếu bạn bị phơi nhiễm, bạn sẽ không bị nhiễm bệnh gì cả hoặc các triệu chứng sẽ rất nhẹ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn trên 50 tuổi và những người có vấn đề về phổi như hen suyễn.
7. Lười tập thể dục
Theo một đánh giá được công bố vào tháng 4 năm 2018 trên Frontiers of Immunology, tập luyện một cách thường xuyên – dù ở mức độ vừa phải hay cao hơn cũng đều giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Tập thể dục giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể và tế bào bạch cầu, cho phép cơ thể ngăn ngừa và phòng chống virut hiệu quả hơn. Thêm vào đó, nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên khi tập thể dục, có thể giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và tiêu diệt các mầm bệnh.
Khắc phục
Nên có ít nhất 150 phút hoạt động aerobic vừa phải hoặc 75 phút hoạt động cường độ cao mỗi tuần, cộng với hai hoặc nhiều buổi rèn luyện sức bền.
Chất độc phá hủy tế bào gan mỗi ngày: 5 việc nhỏ cần làm để ngăn chặn nguy cơ hỏng gan
Nếu gan của bạn có vấn đề, phải làm cho bằng được 5 việc nhỏ này hàng ngày, gan sẽ đỡ bị xuống cấp nhanh chóng.
Trung y cho rằng, mùa xuân là thời điểm tốt nhất để bồi bổ gan, nhưng mùa đông, thời tiết giá lạnh, bạn cũng cần phải chú ý đặc biệt.
Trên thực tế, chăm sóc gan là một quá trình đòi hỏi bạn phải thực hiện nghiêm túc và kiên trì trong lối sống hàng ngày, trong đó cần thực hiện tốt chế độ ăn uống, luyện tập để tăng cường thể lực, giảm thiểu khả năng lây nhiễm vi rút, vi khuẩn.
Với chức năng chuyển hóa phức tạp, gan thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại, tế bào gan bị chất độc tấn công hàng ngày thông qua các bữa ăn và thói quen hàng ngày của chúng ta. Nếu muốn "cứu" tế bào gan khỏi các chất độc, đây là cách duy trì sức khỏe cho bệnh nhân bị bệnh gan.
1. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý
Bệnh nhân mắc bệnh gan nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, ăn nhiều thực phẩm bổ gan vàcó tác dụng bảo vệ gan, ăn uống đa dạng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cơ thể cần để không chỉ nâng cao hệ miễn dịch mà còn thúc đẩy quá trình phục hồi tế bào gan, có tác dụng quan trọng trong công việc nuôi dưỡng và bảo vệ gan.
2, Chế độ ăn uống nên thanh đạm, tránh đậm vị
Đối với bệnh nhân mắc bệnh gan, không nên ăn đồ quá cay, kích thích, nếu không sẽ khiến các loại hơi ẩm tích tụ trong cơ thể gây rối loạn gan khí.
Ngoài ra, cần tránh những thực phẩm gây kích ứng nhất định đến đường tiêu hóa, nếu không sẽ gây khó chịu cho đường tiêu hóa, đau bụng, quá tải cho chức năng hoạt động của gan.
3, Hạn chế uống bia rượu
Việc ăn uống tiệc tùng là không tránh khỏi, đặc biệt là ở nam giới với đặc thù nghề nghiệp và thói quen ăn nhậu thường xuyên. Do vậy, hãy tránh hết sức có thể.
Mặc dù thực tế, bằng cách ăn uống, nếu có một chút rượu bia có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, tiêu trừ huyết ứ, thông kinh, cũng giúp gan tăng cường dương khí, nhưng bạn không được tham lam, lạm dụng rượu.
Vì rượu được chuyển hóa chủ yếu ở gan nên uống nhiều rượu nhất định sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và gây hại cho gan với mức độ tăng dần theo thời gian.
4. Ăn nhiều thực phẩm protein chất lượng cao
Đối với người bệnh gan nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm chất lượng cao như đậu nành chứa nhiều vitamin B, canxi và khoáng chất có lợi cho quá trình phục hồi của gan.
Đậu phụ cũng là một lựa chọn tốt, y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng đậu phụ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ cơ thể, dưỡng ẩm, nếu dùng chung với chạch thì có thể trừ ẩm, loại bỏ chứng vàng da.
5. Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi
Rau xanh có tác dụng làm dịu gan, dưỡng huyết, đặc biệt thích hợp với người bị gan khí khó chịu, ngoài ra bạn cũng nên ăn thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam quýt, cà chua, cải thảo... có tác dụng kháng vi rút rất tốt.
Bạn cũng nên chọn những thực phẩm giàu vitamin E như hạt vừng hoặc bắp cải để cải thiện hệ miễn dịch và tăng khả năng kháng bệnh.
Lời khuyên thêm
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải làm tốt công việc nuôi dưỡng và bảo vệ gan, uống một cốc nước mật ong vào mỗi buổi sáng lúc bụng đói và trước khi đi ngủ vào buổi tối vì đường fructose và glucose có trong mật ong có thể thúc đẩy quá trình sửa chữa và tái tạo tế bào gan, có tác dụng nuôi dưỡng và bảo vệ gan.
Mỗi sáng đều đặn ăn một bát cháo nấu cùng với táo tàu đỏ có tác dụng bổ khí bổ huyết, ích gan thận, đặc biệt phù hợp với trường hợp khí huyết không đủ do tỳ vị hư yếu, viêm gan mãn tính và thiếu máu.
Ngoài ra, cần tăng cường rèn luyện thân thể, tham gia các hoạt động ngoài trời như đi bộ, chơi bóng, Thái Cực Quyền để thúc đẩy tuần hoàn máu toàn thân, không chỉ bồi bổ cơ thể mà còn có tác dụng bảo vệ gan mật.
Nhận diện bệnh gan nguy hiểm khiến hơn 20.000 người Việt tử vong mỗi năm Tại Việt Nam, gần 20 năm qua, ung thư gan gia tăng rất nhanh: Năm 2000, chỉ có 5.700 ca ung thư mới mắc, tăng lên 9.400 ca năm 2010, đến năm 2018, ung thư gan mới mắc ở hai giới là 25.335 ca. Ung thư gan là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới với trên 782.000 người...