7 sai lầm khi chế biến rau xanh làm thất thoát hết dinh dưỡng nhiều mẹ Việt đang mắc
Việc chế biến rau xanh không đúng sẽ làm mất chất dinh dưỡng, thậm chí còn ẩn chứa các nguy cơ gây bệnh.
Sai lầm khi chế biến rau xanh có thể khiến mọi chất dinh dưỡng từ món ăn biến mất hoàn toàn, thậm chí chuyển hóa thành chất độc gây hại cho cơ thể.
Để bảo vệ sức khỏe gia đình, khi chế biến rau, chị em cần đặc biệt tránh những điều sau đây:
Không tích trữ rau quá lâu
Ảnh minh họa
Để tiết kiệm thời gian, nhiều bà nội trợ thường chỉ đi chợ một lần cho cả tuần, mua đủ loại thực phẩm và rau quả về “chất” trong tủ lạnh. Mặc dù tiết kiệm được thời gian nhưng lại là nguyên nhân mất đi nhiều dinh dưỡng.
Ví dụ, các loại rau giàu vitamin C như rau ngót, rau cải sẽ hao tổn 84% vitamin C nếu để ở nhiệt độ 20oC trong 1 ngày. Nếu cần thiết phải “tích trữ” thì nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát và không có ánh mặt trời.
Không kéo dài thời gian xào nấu
Ảnh minh họa
Các vitamin có trong rau củ rất “nhạy cảm”, nếu được đun nấu dưới ngọn lửa nhỏ trong thời gian dài, nó rất dễ bị phân hủy.
Vì thế chuyên gia dinh dưỡng khuyên thời gian xào nấu rau củ không nên kéo dài, tốt nhất nên đun với ngọn lửa lớn và không nên cho quá nhiều nước để giảm thiểu tổn thất vitamin.
Không cắt rau trước khi rửa
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Đây là thói quen cực kỳ sai lầm mà nhiều bà nội trợ mắc phải. Lý giải cho trường hợp này đó là vitamin tồn tại ở trong rau dưới dạng nước nên dễ bị hòa tan trong nước khi rửa.
Việc cắt rau và rửa rau xong mà không nấu ngay cũng khiến cho lượng vitamin có trong rau thất thoát khá lớn qua quá trình bốc hơi nước.
Không ăn rau để qua đêm
Ảnh minh họa
Sau khi nấu, rau sẽ mất đi khoảng 15% lượng vitamin và các chất dinh dưỡng. Lượng dưỡng chất này sẽ mất dần theo thời gian khoảng 25% sau 30 phút và 75% sau 1 giờ.
Hơn nữa, do hàm lượng nitrat trong các loại rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn phân hủy, lượng nitrat sẽ lại tạo thành nitrite – chất gây ung thư, cho dù là bạn có đun lại cũng không thể khử được. Vì vậy không nên ăn rau đã để qua đêm.
Không phải rau nào nấu chín cũng tốt
Ảnh minh họa
Một số loại rau củ như súp lơ xanh, cà rốt, hành tây,… chứa nhiều dinh dưỡng hơn khi chưa chế biến. Vì vậy, chị em hãy tận dụng đặc tính này của chúng mà thiết kế thực đơn với các món salad, kho quẹt chấm rau sống,… để giữ lại nhiều nhất những dưỡng chất thiết yếu của món ăn.
Chỉ ăn 1-2 loại rau quen thuộc
Ảnh minh họa
Nhiều người do thói quen ăn uống nên chỉ biết hoặc thích ăn 1-2 loại rau quen thuộc mà không biết rằng mỗi loại rau có rất nhiều các vitamin khác nhau đều tốt và cần thiết cho cơ thể. Cần ăn thật đa dạng các loại rau theo mùa và theo đủ màu sắc tự nhiên của rau củ để luôn có nguồn vitamin tươi dồi dào bổ sung cho cơ thể.
Chỉ ăn cái, bỏ nước
Ảnh minh họa
Khi chế biến rau, đại đa phần dinh dưỡng ở trong rau đều “hóa giải” vào hết trong nước, không uống thật là đáng tiếc.
Bên cạnh đó, nhiều người có thói quen rửa và chần qua rau rồi mới nấu nhằm bảo đảm vệ sinh vừa đẹp màu khi ăn. Đây là điều không cần thiết, thậm chí là phí. Cách chần này vừa làm giảm vitamin vừa làm mất các chất giúp phòng ngừa bệnh ung thư có trong rau.
M.H (th)
Theo giadinh.net.vn
Cây rau ngót
Rau ngót là loại cây dùng để nấu canh rất thông dụng. Rau này có được dùng làm thuốc?
( Ngô Thị Mỹ - Tây Ninh)
Cây rau ngót còn gọi là bồ ngót, bù ngót, hắc diện thần (Trung Quốc).
Tên khoa học Sauropus androgynus (L) Merr.
Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.
Tên cây rau ngót trước đây được xác định là Phyllanthus elegans Wall. Hiện nay tên này được dành cho cây rau sắng Phyllanthus elegans L. thuộc cùng họ. Nhưng gần đây nhất, trong quyển Arbres forestiers du Việt Nam, tome V., 198 tr. 147, rau sắng lại được xác định là Meliantha suavis Pierre thuộc họ Opiliaceae.
Mô tả cây
Cây nhỏ, nhẵn, có thể cao tới 1,50 - 2m, có nhiều cành mọc thẳng. Vì người ta hái lá luôn cho nên thường chỉ thấp 0,90 - 1m. Vỏ thân cây màu xanh lục, sau màu nâu nhạt. Lá mọc so le, dài 4 - 6cm, rộng 15 - 30mm cuống rất ngắn 1 - 2mm có 2 lá kèm nhỏ, phiến lá nguyên hình trứng dài hoặc bầu dục, mép nguyên. Hoa đực mọc ở kẻ lá thành xim đơn ở phía dưới, hoa cái ở trên. Quả mang hình cầu, hạt có vân nhỏ.
Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam để lấy lá nấu canh. Khi làm thuốc thường chọn những cây rau ngót đã sống 2 năm trở lên. Hái lá tươi về dùng ngay.
Công dụng và liều dùng
Lá rau ngót ngoài công dụng dùng nấu canh, còn là một vị thuốc nhân dân dùng chữa sót nhau và chữa tưa lưỡi. Cách dùng như sau:
Chữa sót nhau: Hái độ 40g lá rau ngót. Rửa sạch giã nát, thêm ít nước đã đun sôi để nguội vào. Vắt lấy chừng 100ml nước. Chia làm 2 lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15 - 20 phút nhau sẽ ra.
Có người dùng đơn thuốc này chữa chậm kinh có kết quả. (Đỗ Tất Lợi)
Có người chỉ giã nhỏ đắp vào gan bàn chân (Y học thực hành, 2/1969 - Đỗ Tất Lợi).
Chữa tưa lưỡi: Giã lá rau ngót tươi độ 5 - 10g, vắt lấy nước. Thấm vào bông đánh lên lưỡi, lợi và vòm miệng trẻ em, chỉ hai ngày sau là bú được.
Chữa hóc: Giã cây tươi, vắt lấy nước ngậm.
Chú ý nghiên cứu thêm.
Chú thích: Để chữa sót nhau, có người chỉ dùng 15 hạt thầu dầu (xem vị này) giã nát đắp ở gan bàn chân, trong vòng 15 phút nhau sẽ ra. Sau khi nhau ra, cần rửa chân ngay (Y học thực hành, tháng 10/1961).
GS. ĐỖ TẤT LỢI
Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam/suckhoedoisong
Gợi ý chế độ ăn uống nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu để phòng tránh virus corona Mẹ bầu có sức đề kháng tương đối yếu. Để hệ miễn dịch được hoạt động tốt hơn thì chế độ ăn uống hàng ngày đóng một vai trò khá quan trọng. Trong tình hình bệnh do virus corona như hiện nay, phụ nữ mang thai với hệ miễn dịch yếu là một trong nhiều đối tượng hết sức lo lắng. Bên cạnh...