7 nhóm người được ưu tiên khám chữa bệnh theo luật mới
Từ năm 2024, ngoài người bệnh trong tình trạng cấp cứu, 6 nhóm đối tượng khác được ưu tiên khám chữa bệnh theo luật mới.
Từ 1/1/2024, Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) chính thức có hiệu lực. Luật nêu rõ điều đầu tiên trong nguyên tắc khám chữa bệnh là tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
Ngoài ra, 7 nhóm đối tượng được ưu tiên khám chữa bệnh gồm: Người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám chữa bệnh.
So với Luật Khám bệnh, chữa bệnh cũ (hiệu lực từ năm 2011), nhóm các đối tượng ưu tiên gồm: trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai.
Video đang HOT
Ngoài bệnh nhân cấp cứu, có 6 nhóm đối tượng được ưu tiên khám chữa bệnh theo luật mới. Ảnh: Thạch Thảo
Tình trạng cấp cứu theo định nghĩa của Luật mới là sức khỏe hoặc hành vi xuất hiện đột ngột của một người mà nếu không được theo dõi, can thiệp kịp thời có thể dẫn đến suy giảm chức năng cơ thể, tổn thương nghiêm trọng và lâu dài đối với cơ quan, bộ phận cơ thể hoặc tử vong ở người đó hoặc đe dọa nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng đối với người khác.
Ngoài ra, Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách cho việc phát triển cơ sở khám chữa bệnh thuộc y tế cơ sở, hệ thống cấp cứu ngoại viện; tập trung đầu tư cho cơ sở khám chữa bệnh tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Ngoài ra, ưu tiên khám chữa bệnh đối với người có công với cách mạng; trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo; người đang sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người mắc bệnh tâm thần, bệnh phong; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực thuộc 6 lĩnh vực gồm: Truyền nhiễm, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, hồi sức cấp cứu; các chuyên ngành, lĩnh vực khác cần ưu tiên để đáp ứng nhu cầu, điều kiện phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Nhà nước cũng ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong khám chữa bệnh.
Tắm đêm có làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim?
Theo TS.BS Đoàn Đức Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, thực tế khi khám chữa bệnh về tim mạch, ông đã gặp bệnh nhân tắm xong bị nhồi máu cơ tim.
Theo TS Dũng, đây là câu hỏi rất phổ biến, là sự quan tâm của rất nhiều người. "Đến thời điểm này chưa có thống kê, bằng chứng khoa học nào về hậu quả của tắm với nhồi máu cơ tim, nhưng thực tế khi khám chữa bệnh về tim mạch, tôi đã gặp bệnh nhân tắm xong bị nhồi máu cơ tim", TS Dũng nói.
Nhiều người băn khoăn, trong mùa đông tắm muộn có làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim (Ảnh minh họa: Getty).
Khi khai thác kỹ người bệnh, thì trong mùa đông, nhiệt độ phòng lạnh tầm 20-23 độ C, khi vào nhà tắm, họ sử dụng nước ấm 37-40 độ C.
"Sự chênh lệch nhiệt độ nước ấm và không khí bên ngoài là hơn 10 độ. Nếu họ mặc đồ ấm ngay từ trong phòng tắm, khi đi ra ngoài sẽ không có biến loạn nhịp tim, huyết áp. Nhưng nếu không mặc đủ ấm ngay, khi ra ngoài sẽ có sự chênh lệch nhiệt độ lớn", TS Dũng giải thích.
Theo đó, người bệnh từ vùng ấm hơn vào vùng lạnh hơn lập tức có phản xạ co mạch, tăng nhịp tim, huyết áp. Vì thế với người có bệnh nền tim mạch, dễ xảy ra biến cố khi tắm đêm, tắm muộn.
Vì thế, khi tắm trong mùa đông cần lưu ý kín gió, không tắm quá lâu. Sau khi tắm xong nên mặc ấm trước khi ra ngoài.
Thời tiết lạnh sâu đang đe dọa sức khỏe của trẻ nhỏ và người già, cần làm gì để phòng tránh? Người dân cần lưu ý các dấu hiệu bất thường của cơ thể như chóng mặt, đau đầu, méo miệng, thất ngôn, tê yếu hoặc liệt tay, chân để đưa người bệnh đến cơ sở y tế kịp thời. Miền Bắc bước vào ngày rét nhất trong đợt này, khi nhiệt độ tại đồng bằng có nơi xuống 8 độ C. Tình trạng...