Nội tạng nhiều chất dinh dưỡng nhưng ăn bao nhiêu là đủ?
Nội tạng động vật như lòng, gan, dạ dày là món ăn giàu đạm, được nhiều người ưa thích.
Tuy nhiên, đây cũng là thực phẩm gây hại cho sức khỏe nếu ăn quá nhiều.
Theo bác sĩ Trần Đức Cảnh – Khoa Nội soi và thăm dò chức năng, Bệnh viện K ( Hà Nội), nội tạng động vật bao gồm các cơ quan tim, phổi, gan, dạ dày, bầu dục, ruột của động vật được sử dụng làm thực phẩm trong chế độ ăn uống hằng ngày. Những loại động vật hay được người dân lấy nội tạng ăn là bò, gà, lợn, cừu, dê…
Protein trong nội tạng động vật (trừ não và tủy) chiếm khoảng 16-22% trọng lượng. Nội tạng còn chứa nhiều chất béo, vitamin A, sắt, chống thiếu máu thiếu sắt, tăng cường sức đề kháng, duy trì khối lượng cơ bắp, mang lại cảm giác no lâu, nguồn cung cấp choline cho cơ thể. Người dân sử dụng thực phẩm này luộc, xào, nấu cháo hoặc nhiều món khác nhau.
Tuy nhiên, nội tạng động vật cũng chứa nhiều đạm, axit bão hòa, cholesterol. Khi cơ thể hấp thụ nhiều các chất đó gây ra các bệnh lý về thành mạch – xơ cứng thành mạch (đặc biệt mạch vành), cao huyết áp…Bởi vậy, có một số nhóm nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này như người cao tuổi, béo phì, mắc bệnh tim mạch, tiêu hóa, gout.
Nội tạng là thực phẩm nhiều người yêu thích nhưng không nên ăn quá nhiều. Ảnh: P.Thúy
Phụ nữ có thai cũng là nhóm đối tượng thận trọng khi ăn các loại nội tạng dù đó là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào, đặc biệt là gan.
Trong thời kỳ trong bụng mẹ, thai nhi rất cần được cung cấp thêm vitamin A. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy khi bà mẹ hấp thụ hơn 10.000 IU vitamin A mỗi ngày, trẻ bị dị tật bẩm sinh cao hơn 80% với nhóm bà mẹ dùng dưới 5.000 IU. Vì vậy, các thai phụ cần hết sức thận trọng, đặc biệt nếu đang dùng các chất bổ sung chứa vitamin A.
Bác sĩ Cảnh lưu ý, cần chọn nội tạng còn tươi từ động vật có nguồn gốc rõ ràng, không bị bệnh. Thời gian gần đây, cơ quan chức năng đã nhiều lần thu giữ các sản phẩm từ nội tạng động vật không rõ nguồn gốc giấy tờ được đưa ra thị trường. Người tiêu dùng có thể bị ngộ độc ngay hoặc lâu dần mắc các bệnh lý khác nếu dùng thực phẩm không an toàn.
Video đang HOT
Nội tạng mua về cần sơ chế cẩn thận, rửa sạch bằng muối, chanh, chần nước sôi trước khi nấu. Gan, bầu dục, tim cần cắt hết phần hôi, màng mỡ bám vào. Nấu chín kỹ, không ăn lòng tái, sống. Khi lòng thừa, bạn không nên để qua đêm vì đây là thực phẩm giàu đạm dễ nhiễm vi sinh vật.
Bác sĩ Cảnh khuyến cáo không nên ăn lòng hằng ngày. Người lớn nên ăn nội tạng động vật 2-3 bữa/tuần, tương đương 50 – 70g mỗi lần. Trẻ em ăn 1-2 bữa/tuần, tương đương 30 -50g.
Có nên uống nước xạ đen hàng ngày?
Xạ đen là cây thuốc nam quý có nhiều tác dụng với sức khỏe. Nhiều người dùng loại cây này với hy vọng chữa trị được bệnh ung thư... nhưng với người bình thường có nên uống xạ đen hàng ngày hay không?
Xạ đen còn có tên gọi khác là cây bách giải, cây bạch vạn hoa, cây đồng triều, đơn lá chè hoặc cây "ung thư" (dân tộc Mường, Việt Nam). Xạ đen có tên khoa học là Ehretia asperula Zoll. & Mor.
Xạ đen là loại dược liệu có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số loại bệnh như giúp cơ thể thanh nhiệt và giải độc, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm, đái tháo đường, máu nhiễm mỡ, dùng trong giảm đau, tăng sức đề kháng của cơ thể...
1. C ông dụng của xạ đen với sức khỏe
- Hỗ trợ điều trị u bướu: Trong xạ đen có chứa 2 hợp chất fanavolnoid và quinon có tác dụng hóa lỏng các tế bào loạn phát. Hai dược chất giúp làm chậm sự phát triển các khối u khi mới hình thành. Đã có một số nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị u bướu. Mặc dù vậy, mọi thứ vẫn chỉ nằm ở giai đoạn nghiên cứu.
- Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Xạ đen có tác dụng hỗ trợ điều hòa huyết áp không ổn định. Sử dụng xạ đen trong hỗ trợ điều trị tăng huyết áp cũng rất đơn giản, chỉ cần đun lá cây xạ đen với nước uống mỗi ngày, hoặc pha trà uống hàng ngày.
- Hỗ trợ trị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ: Sử dụng xạ đen tốt cho người bệnh máu nhiễm mỡ đã được minh chứng từ công trình nghiên cứu của Học Viện Quân Y: Sử dụng nước đun sắc từ cây thuốc nam này mỗi ngày, tình trạng máu nhiễm mỡ hay mỡ có trong gan được cải thiện khá tốt.
- Cải thiện giấc ngủ, trị suy nhược thần kinh: Cây xạ đen vị hơi chát, đắng, tính hàn có tác dụng rất tốt với người bị mất ngủ thường xuyên do suy nhược thần kinh hoặc thiếu máu (dạng âm hư hỏa vượng theo đông y). Ngoài ra giúp tăng cường tuần hoàn máu não, giúp điều trị chứng hoa mắt chóng mặt.
Cây xạ đen
2. Một số bài thuốc có xạ đen
- Bài 1: Xạ đen 100g, xạ vàng 100g, cây B1 (một trong những vị thuốc bổ quý của rừng Tây Bắc, có tác dụng giống vitamin B1) 30g, cây máu gà (kê huyết đằng). Đun với 1,5 lít nước uống trong ngày.
Tác dụng: Hỗ trợ giải độc gan, mát gan, hỗ trợ tiêu hoá
Vị thuốc cây B1.
- Bài 2: Lá xạ đen 50g, bạch hoa xà thiệt thảo 20g, bán chi liên 10g, cây hoàn ngọc 50g, cây xương khỉ 30g. Rửa sạch dược liệu, cho vào nồi đun với 1lít nước lọc đến khi cạn còn khoảng 300ml thì tắt bếp, chia làm 2 lần uống. Uống sau khi ăn 30 phút, nên uống khi thuốc còn ấm nóng.
Tác dụng: Hỗ trợ gan, bệnh về phổi.
Lá xạ đen.
3. Người bình thường có nên uống xạ đen?
Theo Đông y, xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng thông kinh, lợi tiểu, chữa ung nhọt, lở loét, tiêu viêm, mát gan mật, giảm tiết dịch và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Do đó, với những người bị mụn nhọt, lở loét thì có thể đun nước xạ đen uống hàng ngày.
Với người bình thường, vẫn có thể sử dụng xạ đen đun nước uống hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, tăng cường tuần hoàn máu não. Uống theo nhu cầu hoặc 100g/ngày.
Tuy nhiên, cần lưu ý các thông tin tham khảo để áp dụng cần phải có sự tư vấn của thầy thuốc chuyên môn, đặc biệt với các trường hợp mắc bệnh thận, huyết áp thấp, phụ nữ mang thai, trẻ em...
Bên cạnh đó, khi uống nước xạ đen cần lưu ý không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá... hay các chất kích thích khác vì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tác dụng của xạ đen.
Người bình thường có thể uống nước xạ đen hàng ngày.
Còn ăn thứ này vào buổi tối là bạn đang tự tay "phá nát" lá gan của chính mình: Số 1 ai cũng nghĩ là tốt Muốn bảo vệ lá gan khoẻ mạnh, hãy nói "không" với những thực phẩm này vào buổi tối. Gừng Gừng là gia vị có tính nhiệt, có tác dụng làm ấm cơ thể, xua tan lạnh giá, làm ấm dạ dày và phát huy tác dụng lưu thông máu. Buổi sáng ăn gừng, có thể tăng tốc lưu thông máu, giúp cơ thể...