7 nhân tố tạo nên chế độ ăn uống cân bằng bạn cần biết
Một chế độ ăn uống cân bằng có vai trò rất quan trọng. Vậy, một chế độ ăn uống cân bằng cần có những gì?
Carbohydrate: Carbohydrate cung cấp năng lượng cho các tế bào, nội tạng và mô dưới dạng đường glucose. Một số thực phẩm chứa carbohydrate bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả, rau và đậu.
Carbohydrate cũng có trong bánh kẹo và nước ngọt. Đây là một thành phần quan trọng của một chế độ ăn uống cân bằng. Trung bình một người lớn nên hấp thu 45 đến 65% lượng calo từ carbohydrate.
Vitamin: Vitamin hỗ trợ các phản ứng hóa học trong cơ thể. Mỗi loại vitamin có một chức năng riêng biệt: vitamin A cải thiện thị giác, vitamin C duy trì làn da khỏe mạnh, vitamin D giúp xương và răng chắc khỏe. Bạn có thể hấp thu vitamin từ hoa quả và rau tươi hoặc từ thuốc bổ vitamin.
Chất xơ: Chất xơ là một loại carbohydrate có trong các món ăn từ thực vật. Cơ thể chúng ta không thể tiêu hóa hay hấp thụ chất này. Tuy vậy, bạn cần một chế độ ăn uống giàu chất xơ để giúp các hệ thống của cơ thể hoạt động bình thường và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Video đang HOT
Chất béo: Chất béo là một phần quan trọng của chế độ ăn uống. Nó chiếm 25-35% lượng calo hấp thu mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng chất béo bão hòa chỉ nên chiếm dưới 10% tổng lượng chất béo mà bạn ăn. Các chất béo lành mạnh nhất là chất béo bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa từ quả hạch, dầu ô-liu và cá.
Chất khoáng: Chất khoáng rất quan trọng đối với cơ thể và cần được hấp thu từ thức ăn vì cơ thể không tự sản sinh ra chất khoáng. Nhiều chất khoáng như canxi, kali hay sắt có vai trò thiết yếu trong việc vận hành cơ thể. Các chất khoáng vi lượng khác như kẽm, selen và đồng chỉ cần một lượng nhỏ để duy trì sức khỏe tốt.
Nước: Nước có vai trò thiết yếu đối với cơ thể và cơ thể cần được cung cấp đủ nước. Nước giữ ẩm cho cơ thể và giúp các cơ quan hoạt động hiệu quả. Nước chiếm 55%-65% khối lượng cơ thể, nhưng vì cơ thể không có khả năng dự trữ nước, chúng ta cần bổ sung nước liên tục.
Protein: Protein là chất dinh dưỡng quan trọng đối với sự hình thành, duy trì và hồi phục các mô của cơ thể như da, nội tạng và cơ. Trong số 22 loại protein, cơ thể chỉ tự sản sinh được 14 loại. 8 loại protein còn lại, được gọi là các axit amin thiết yếu, cần được hấp thu từ thức ăn. Thịt, cá, thịt gia cầm, trứng và phô mai là những nguồn axit amin dồi dào.
Theo VOV
Giao mùa thu đông, mẹ làm ngay 4 điều giúp trẻ tránh được tối đa các bệnh liên quan đến hô hấp
Mẹ chỉ cần lưu ý một chút là đã có thể giúp con tránh được những bệnh liên quan đến đường hô hấp rồi.
Đeo khẩu trang cho bé khi ra đường
Ngoài đường thường có nhiều bụi, tạp chất, khí độc và vi khuẩn trôi nổi trong không khí. Hệ hô hấp của em bé lại kém hơn so với người lớn. Do đó trong thời tiết này, nhiễm trùng đường hô hấp dễ xảy ra. Khi đưa em bé đi ra ngoài mẹ phải mang theo khẩu trang cho con.
Giữ không khí lưu thông trong nhà
Một số bà mẹ thấy thời tiết lạnh thường nhanh chóng đóng cửa ra vào và cửa sổ trong nhà, không để gió lọt vào. Mặc dù phương pháp này khiến ngôi nhà ấm áp hơn. Tuy nhiên không khí trong nhà không được lưu thông trong một thời gian dài, cơ thể con người thở ra nhiều khí thải hơn và oxy ngày càng ít đi dễ gây chóng mặt và dễ sinh ra vi khuẩn. Đối với một em bé có đường hô hấp yếu sẽ dễ bị tấn công. Do đó, bất kể ngày lạnh như thế nào, mẹ nên có khoảng thời gian nhất định mở cửa sổ để lưu thông gió. Khi không khí khô, tốt nhất nên đặt máy tạo độ ẩm trong nhà để giúp điều chỉnh độ ẩm không khí.
Đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng
Một chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, cân bằng cũng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng phòng chống được các bệnh liên quan đến hô hấp khi giao mùa.
Các bà mẹ cũng có thể cho bé ăn nhiều trái cây, bổ sung vitamin cho cơ thể để giúp ích rất nhiều cho việc tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Ít đến nơi đông người
Các mầm bệnh của nhiễm trùng đường hô hấp thường tập trung ở những nơi có lưu lượng lớn như trung tâm mua sắm và siêu thị. Đặc biệt là khi trời lạnh vào mùa thu và mùa đông, cửa ra vào và cửa sổ của những nơi này bị đóng lại, vi khuẩn nhiều hơn và em bé có sức đề kháng cơ thể yếu là dễ dàng mắc bệnh. Vì vậy, các bà mẹ nên hạn chế cho bé tới những nơi này để tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh.
Moon
Theo Sohu/emdep
Nên thay đổi cách sống như thế nào để trẻ lâu? Lão hóa là một thực tế của cuộc sống và chúng ta phải già đi từng ngày. Shutterstock Nhưng bằng cách thực hiện một số điều chỉnh nhất định cho thói quen và chế độ ăn uống hằng ngày của bạn, bạn có thể kéo dài sự trẻ trung và trì hoãn sự khởi đầu của tuổi già và các vấn đề liên...