7 lý do gây căng tức, đau ngực ở phụ nữ
Ngực căng đau, tức là tình trạng rất phổ biến do nhiều nguyên nhân như thay đổi nội tiết tố, chọn áo ngực không vừa, nhiễm trùng…
Việc kiểm soát tình trạng này phụ thuộc vào nguyên nhân, thuốc giảm đau và thay đổi lối sống có thể giúp giảm khó chịu trong những trường hợp nhẹ.
Ngực căng tức và đau ảnh hưởng đến khoảng 2/3 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, chủ yếu trong độ tuổi từ 15-40.
Ngực căng đau, tức là tình trạng rất phổ biến, do nhiều nguyên nhân như thay đổi nội tiết tố, chọn áo ngực không vừa vặn và nhiễm trùng. Ảnh minh họa
Biểu hiện ngực căng, đau, tức
Triệu chứng ngực căng đau cần lưu ý bao gồm:
Khó thở: Cảm thấy khó thở hoặc không nhận đủ không khí.
Đổ mồ hôi: Đổ mồ hôi lạnh hoặc đổ mồ hôi quá nhiều.
Buồn nôn hoặc nôn mửa.
Chóng mặt hoặc choáng váng: Cảm thấy chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu.
Đánh trống ngực: Nhịp tim không đều hoặc nhanh.
Mệt mỏi: Cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu bất thường.
Cần đi khám bác sĩ nếu cơn đau vú đi kèm với các triệu chứng khác, chẳng hạn như:
Xuất hiện khối u, vùng mô dày lên ở vú hoặc nách.
Kích ứng da hoặc lúm đồng tiền ở vú.
Video đang HOT
Đau núm vú hoặc núm vú bị thụt.
Viêm, tấy đỏ, đóng vảy hoặc dày lên ở núm vú hoặc da vú.
Tiết dịch núm vú.
Viêm.
Các nguyên nhân khiến ngực căng đau - Nội tiết
Ngực mềm hoặc căng thường liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố trước kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc mãn kinh. Triệu chứng bao gồm đau ở cả 2 vú và có thể lan đến nách.
Ngực căng đau có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt được gọi là đau vú theo chu kỳ, một phần của các triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh hay hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).
PMS chỉ mang tính tạm thời, điều trị các triệu chứng bằng cách dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC), mặc áo ngực thoải mái và chườm nóng nhẹ nhàng để làm dịu cơn đau.
- U nang vú
U nang vú là túi chứa đầy chất lỏng (không phải ung thư) tương đối mềm và phổ biến hơn ở phụ nữ tiền mãn kinh. Một số u nang không có triệu chứng, số khác gây đau và tiết dịch núm vú. Trừ khi các u đặc biệt lớn hoặc gây đau, u nang không cần điều trị. Nếu cần điều trị, bác sĩ sẽ rút chất lỏng ra bằng kim.
Ngực căng tức và đau ảnh hưởng đến khoảng 2/3 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và chủ yếu trong độ tuổi từ 15-40.
- Xơ nang tuyến vú
Những thay đổi về xơ nang tuyến vú thường là những triệu chứng vô hại nhưng gây khó chịu, khiến ngực có cảm giác gồ ghề hoặc mật độ không đều do sự dao động nội tiết tố. Xơ nang vú là tình trạng vú không phải ung thư phổ biến nhất.
- Ung thư vú
Ung thư vú xảy ra khi các tế bào ở vú biến đổi và tiến triển không kiểm soát. Ngực căng đau, tức ít khi do ung thư. Cả phẫu thuật và xạ trị ung thư vú đều làm xuất hiện các mô sẹo, dẫn đến tê, đau làm ngực căng tức và thay đổi kết cấu cũng như hình dáng vú.
- Thuốc
Một số loại thuốc có thể làm ngực căng và đau, bao gồm:
Các chế phẩm digitalis, chẳng hạn như digoxin (Digox), điều trị suy tim sung huyết và nhịp tim bất thường.
Chlorpromazine (thorazine) là loại thuốc điều trị rối loạn sức khỏe tâm thần.
Một số thuốc lợi tiểu như eplerenone (inspra) hoặc spironolactone (aldactone).
Oxymetholone (anadrol) điều trị số lượng hồng cầu thấp.
Methyldopa (aldomet) là thuốc điều trị huyết áp cao.
Người bệnh ngực đau căng tức nên hỏi bác sĩ về các loại thuốc có thể gây ngực bị đau và căng để cân nhắc trước khi sử dụng.
- Cho con bú
Cho con bú đôi khi là nguyên nhân gây đau căng tức ngực, nguyên nhân cụ thể là:
Núm vú bị đau do bé ngậm vú không đúng cách.
Cảm giác ngứa ran khi bé bú (khi sữa bắt đầu chảy).
Núm vú đau nhức do bị cắn hoặc da khô, nứt nẻ hoặc nhiễm trùng.
- Nhiễm trùng vú
Phụ nữ cho con bú có nhiều khả năng bị nhiễm trùng vú (viêm vú). Đôi khi, vấn đề cũng xảy ra ở những phụ nữ khác. Nếu bị nhiễm trùng vú, người bệnh có thể bị sốt và có các triệu chứng ở 1 bên vú, bao gồm:
Đau 1 bên vú.
Đỏ.
Sưng tấy.
Hai người bị lở loét nặng sau khi đi tắm biển về
Bệnh viện Da liễu TP HCM đang cứu chữa nhiều người bị tổn thương nặng, lở loét phù nề sau khi đi biển về.
Chiều 24-7, ThS-BS Phạm Thị Uyển Nhi, Phó trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp - Bệnh viện Da liễu TP HCM, cho hay vừa tiếp nhận chữa trị nhiều trường hợp tổn thương nặng do sứa biển.
Bệnh nhân đến bệnh viện trong tình trạng lở loét tay
Trường hợp thứ nhất là nam bệnh nhân 47 tuổi, ở TP HCM, đến khám trong tình trạng chân xuất hiện nhiều vết thương dài, mảng hồng ban sưng nề, có những vùng bị loét sâu kèm mủ vàng đục.
Người bệnh cho biết cách đây vài ngày có đi chơi biển đau ngứa chân. Sau khi lên bờ, da vùng chân bên trái bị sưng nề, nổi bóng nước.
Người thứ hai là nữ bệnh nhân 55 tuổi, ngụ TP HCM, cũng đến bệnh viện điều trị trong tình trạng da nổi hồng ban, sưng phù, kèm lở loét, chảy mủ và có dấu hiệu hoại tử sau khi đi biển về.
Theo bác sĩ Nhi, sứa biển có chứa nhiều nọc độc có thể gây ra các triệu chứng như bỏng rát, sưng tấy, mẩn đỏ, ngứa ngáy, thậm chí là loét da, hoại tử nếu không được xử lý kịp thời.
"Nếu bệnh nhân đến sớm, sẽ được điều trị bằng các thuốc uống và thoa đặc hiệu sẽ giúp phục hồi nhanh tình trạng viêm da. Tuy nhiên, nếu tự điều trị có thể gặp biến chứng nhiễm trùng, chảy dịch, loét da, tổn thương lan rộng khiến điều trị khó khăn, buộc phải dùng thuốc toàn thân như kháng sinh, kháng viêm" - bác sĩ Nhi nói.
Sau khi tiếp xúc với sứa biển, cần phải rửa sạch vùng da tiếp xúc bằng nước muối sinh lý; sử dụng nhíp hoặc đeo găng tay để loại bỏ các xúc tu sứa còn bám trên da. Lưu ý không dùng tay trần vì có thể bị dính nọc của sứa và làm lây lan vùng da bệnh; dùng khăn lạnh hoặc túi chườm đá chườm lên vết thương trong 20 phút để giảm đau và sưng tấy.
Bác sĩ Nhi lưu ý thêm không được tự điều trị bằng các phương pháp dân gian, đắp lá, đắp thuốc không rõ loại vì có thể gây ra tình trạng nặng hơn, thương tổn lan rộng hoặc nhiễm trùng vùng da bị sứa đốt.
"Cần tham khảo thông tin dự báo về nguy cơ xuất hiện sứa lửa tại vùng biển sẽ đến Tuân theo hướng dẫn của nhân viên cứu hộ hoặc người địa phương về nguy cơ sứa lửa. Bên cạnh đó, có thể quần áo bơi dài tay, quần dài và vớ chân khi tắm biển để che chắn da khỏi nọc độc của sứa lửa. Sử dụng mũ rộng vành để che chắn da mặt và cổ" - bác sĩ Nhi khuyến cáo.
Những cấm kỵ khi uống bia vào mùa hè Uống nhiều rượu bia không tốt cho sức khỏe, tuy nhiên trong những ngày nắng nóng kéo dài, nhiều người thích uống bia. Mọi người cần lưu ý những cấm kỵ để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vừa uống bia vừa ăn hải sản có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút cấp tính Tránh uống bia ăn với hải...