7 lưu ý quan trọng khi sử dụng giấm táo
Giấm táo được cho là có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe nhưng chúng ta cần lưu ý sử dụng giấm táo đúng cách. Nếu không, bạn có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe.
Theo đó, dưới đây là một số điều nên tránh khi sử dụng giấm táo, theo khuyến nghị của các chuyên gia:
1. Uống giấm táo ngay sau khi ăn
Nếu có thói quen uống giấm táo ngay sau bữa ăn, bạn nên điều chỉnh việc này ngay. Vì uống giấm táo khi đói có lợi cho sức khỏe, theo chuyên gia dinh dưỡng chức năng Elizabeth Abel (Delaware).
Với một số người, đặc biệt khi tuổi tác cao dần, có xu hướng giảm lượng dịch tiêu hóa phân giải thức ăn. Do vậy, hấp thu giấm táo trước khi ăn giúp tăng cường mức dịch này, tạo điều kiện để thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn – giảm tình trạng đầy bụng và khó tiêu. Vì vậy, bạn có thể cho giấm táo vào món rau trộn để phát huy công dụng này, theo chuyên gia.
2. Hít sâu giấm táo vào đường thở
Giấm táo có thể gây kích ứng và phản ứng khó chịu cho mũi và mắt, tốt nhất bạn không nên ngửi sâu loại thực phẩm này.
Về bản chất, giấm táo có mùi và cơ thể xem đây là chất gây khó chịu. Lưu ý không nên hít hoặc ngửi sâu giấm táo khi uống, có thể pha loãng giấm táo bằng một ít nước để giảm bớt sự xộc mùi của giấm táo.
Ngoài ra, làm loãng giấm táo bằng nước cũng tốt cho răng và thực quản. Theo đó, bạn có thể pha khoảng 100ml nước cho 1-3 muỗng cà phê giấm táo để sử dụng – đây là tỉ lệ pha loãng an toàn với nhiều người.
3. Uống với tốc độ nhanh
Uống giấm táo với tốc độ nhanh (hay còn gọi là tu, nốc) là điều không nên. Vì thậm chí khi đã được pha loãng, giấm táo vẫn là một axit mạnh nên có thể làm hỏng men răng.
Video đang HOT
Để tránh hỏng men răng, bạn nên uống dung dịch giấm táo pha loãng bằng ống hút, với diện tích tiếp xúc với răng miệng càng ít càng tốt. Ngoài ra, cũng nên tránh chải răng ít nhất trong thời gian 30 phút sau khi uống giấm táo.
4. Uống với số lượng lớn trong một lần
Khi mới bắt đầu sử dụng giấm táo, bạn nên hấp thu với lượng vừa phải. Điều này giúp cơ thể có thời gian tiếp nhận và phản ứng với sự có mặt của giấm táo trong cơ thể.
Sau khi uống, nếu bạn bị đau bụng hoặc cảm giác nóng rát trong bụng, hãy giảm lượng giấm táo xuống cho đến khi các cảm giác này biến mất – lời khuyên của chuyên gia.
Và dù không có các bất ổn này khi uống, bạn cũng không uống quá 2 muỗng canh giấm táo một lần vì “bạn nên uống giấm táo ở mức vừa phải để tránh sự khó chịu cho cơ thể và các tác dụng phụ”.
5. Uống giấm táo trước khi đi ngủ
Uống giấm táo trước khi ăn tốt cho sức khỏe; tuy nhiên, uống giấm táo ngay trước giờ đi ngủ lại không được các chuyên gia khuyến nghị vì điều này ảnh hưởng xấu đến thực quản.
Dù được làm loãng bằng nước, giấm táo vẫn có thể gây hại nếu axit tiếp xúc với thực quản khi chúng ta nằm xuống. Bất kể vào thời gian nào trong ngày, bạn nên giữ thẳng người trong 30 phút sau khi uống giấm táo để tránh trào ngược axit dạ dày và kích ứng thực quản.
Do vậy, bạn nên uống giấm táo ít nhất 1 giờ đồng hồ trước khi đi ngủ.
6. Khi bị nhiễm H.pylori
Giấm táo tuy có khả năng thúc đẩy sức khỏe tiêu hóa nhưng một số bất ổn dạ dày làm cho việc hấp thu giấm táo trở nên nguy hiểm hơn cho sức khỏe.
Ví dụ, nếu bạn nhiễm Helicobacter pylori, loại vi khuẩn có liên quan đến khối u dạ dày, giấm táo có thể gây khó chịu nhiều hơn. Nếu e ngại bất cứ vấn đề gì, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
7. Bôi trực tiếp lên da
Bạn có thể sử dụng giấm táo để làm đẹp như trị mụn, trị gàu hoặc làm dịu vết bỏng nắng. Khi sử dụng giấm táo để làm sáng da, loại bỏ các vết thâm nám hay trị viêm nhiễm, bạn cần làm loãng giấm táo để giảm thiểu mức độ tương tác với da – theo chuyên gia Caleb Backe (Maple Holistics).
Kéo dài sự tiếp xúc với giấm táo có mức axit cao sẽ làm hủy hoại tế bào da, gây bào mòn da và để lại các vết bỏng da. Các chuyên gia khuyên nên pha 1 phần giấm táo với khoảng 8-10 phần nước.
10 mẹo giúp bạn đẩy lùi cơn đau bụng tại nhà
Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng. Vào dịp Tết, các vấn đề về tiêu hóa và dạ dày lại đặc biệt nhiều. Dưới đây là mẹo giúp bạn đẩy lùi cơn đau bụng.
Dùng nhiệt: Có nhiều cách để sử dụng nhiệt làm giảm cơn đau bụng như dùng chăn điện hoặc dùng chai nước nóng để chườm lên vùng bụng đau.
Bạc hà: Bạc hà là một trong những vị thuốc chữa đau bụng hiệu quả và phổ biến nhất. Bạn có thể nhai lá bạc hà tươi hoặc uống trà bạc hà để làm dịu cơn đau bụng.
Chanh: Chanh cũng là một bài thuốc chữa đau bụng phổ biến nhờ chứa nhiều axit citric giúp dạ dày sản sinh nhiều axit hơn. Tuy nhiên, cần tránh dùng chanh nếu cơn đau bụng là do trào ngược axit dạ dày.
Thì là: Thì là là một loại thảo dược đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là đối với đường tiêu hóa. Nó có công dụng giống như bạc hà, giúp giảm đầy hơi và đau bụng. Bạn có thể uống trà thì là để đẩy lùi cơn đau bụng.
Gừng: Gừng là một trong những bài thuốc dân gian trị đau bụng hiệu quả nhất. Cách đơn giản nhất là nhai gừng tươi, hoặc bạn có thể đập dập và thái lát gừng để pha trà nóng để đẩy lùi cơn đau bụng.
Nước gạo: Các chất được rửa trôi khỏi gạo có thể bám vào thành dạ dày, tạo một lớp màng bảo vệ giúp làm dịu cơn đau do viêm loét hoặc trào ngược dạ dày.
Giấm táo: Dù có tính axit và có mùi vị khó chịu, giấm táo lại là một bài thuốc phổ biến cho mọi vấn đề liên quan đến dạ dày và ruột. Giấm táo chứa các thành phần kháng khuẩn giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây đau bụng, đồng thời giúp cân bằng pH dạ dày.
Baking soda: Baking soda chứa canxi bicarbonate - thành phần chính trong các loại thuốc chữa ợ nóng. Nếu bạn gặp phải các vấn đề do axit dạ dày, hãy hòa nửa thìa cà phê baking soda vào nước rồi uống để giảm cảm giác khó chịu.
Than hoạt tính: Trong các trường hợp đau bụng nặng, than hoạt tính được sử dụng để hút các độc tố và các thành phần gây đau đớn ra khỏi dạ dày, giúp làm sạch dạ dày và giảm khó chịu do axit.
Quế: Quế cũng là một loại thảo dược có nhiều lợi ích đối với đường tiêu hóa, giúp giảm đầy hơi và khó tiêu. Bạn có thể uống trà quế hoặc uống dưới dạng thuốc bổ./.
CTV Ngọc Diệp/VOV.VN (biên dịch)
Theo 10faq
Sai lầm khi ăn dưa hấu làm mất tác dụng lại sinh bệnh Dưa hấu có tác dụng giải nhiệt, bù nước cho cơ thể nhưng không phải lúc nào ăn dưa hấu cũng tốt. Ăn dưa hấu vào buổi tối Theo các chuyên gia dinh dưỡng khi bạn ăn dưa hấu vào buổi tối sẽ không tốt cho sức khỏe. Bởi buổi tối quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn bình thường, nên tránh...