7 lỗi phổ biến cần tránh trong hồ sơ xin việc
Hồ sơ xin việc tốt sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng cũng như tạo cơ hội tốt để tìm kiếm việc làm.
Hồ sơ xin việc là ấn tượng đầu tiên mà nhiều nhà tuyển dụng có về bạn. Ảnh: Majerrecruitment.
Theo Business News Daily, khoảng 70% nhà tuyển dụng nói những sai sót trong hồ sơ xin việc có thể dẫn đến việc bạn bị từ chối.
Dưới đây là một số lỗi trong hồ sơ xin việc phổ biến nhất mà mọi người thường mắc phải và cách để tránh chúng.
Lỗi chính tả hoặc ngữ pháp
Lỗi chính tả trong hồ sơ xin việc có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn không dành thời gian để đọc lại trước khi gửi nó. Bạn nên đọc kỹ hồ sơ xin việc và dùng ứng dụng kiểm tra ngữ pháp để phát hiện những lỗi sai.
Bạn cũng nên nhờ bạn bè, thành viên trong gia đình hoặc người cố vấn xem qua hồ sơ xin việc. Họ sẽ giúp bạn phát hiện lỗi.
Định dạng quá phức tạp
Hồ sơ tốt nên có một bố cục trình bày rõ ràng và hợp lý để bất cứ ai khi đọc vào đều biết được tổng quan về quá trình làm việc của bạn.
Khi trình bày hồ sơ, bạn tránh sử dụng màu sắc quá tươi sáng, phông chữ phức tạp hoặc bất kỳ thứ gì khác có thể làm phân tán nội dung trong hồ sơ xin việc.
Bạn nên sử dụng mực đen và phông chữ cơ bản như Times New Roman hoặc Arial. Cỡ chữ trong hồ sơ nên được để ít nhất là 10 cho dễ đọc .
Quá dài hoặc quá ngắn
Hồ sơ chỉ nên dài một hoặc 2 trang. Nếu nó quá dài, nhà tuyển dụng không có thời gian để đọc đến hết phần cuối. Nếu hồ sơ quá ngắn, họ sẽ lầm tưởng bạn không có kinh nghiệm cho vị trí này.
Video đang HOT
Nếu là sinh viên mới ra trường hoặc kinh nghiệm chuyên môn hạn chế, bạn hãy cân nhắc đến việc liệt kê các công việc tình nguyện hoặc công việc thực tập trước đây. Bạn cũng có thể ghi từng tham gia các hoạt động xã hội, nhóm chuyên nghiệp và các tổ chức khác.
Trải nghiệm không liên quan
Việc cắt bỏ những điều không liên quan có thể làm cho hồ sơ xin việc của bạn ngắn gọn hơn. Ví dụ, nếu ứng tuyển vào vị trí quản lý cấp cao, bạn không cần nói công việc bắt đầu là bán hàng khi tốt nghiệp đại học.
Trong trường hợp đề cập đến công việc, bạn hãy nêu bật các kỹ năng lãnh đạo có liên quan đến vấn đề này.
Không đủ hoặc quá nhiều người tham chiếu
Nhiều nhà tuyển dụng quan tâm nội dung người tham chiếu chuyên môn từ đồng nghiệp, cố vấn, giám sát mà bạn từng làm việc cùng trong quá khứ. Họ cho đây là cách tốt để đánh giá bạn có làm hài lòng cấp trên, cộng sự hay không.
Trước khi ghi tên và thông tin liên hệ của bất kỳ ai là người tham chiếu, bạn nên xin phép họ. Một số người có thể quá bận rộn để nói chuyện với nhà tuyển dụng. Những người khác có thể không sẵn sàng đánh giá tích cực cho bạn.
Bạn không nên sử dụng người tham chiếu như bạn bè, thành viên gia đình hoặc những người chưa từng làm việc. Thay vào đó, hãy chọn những người đã khen ngợi công việc của bạn trong quá khứ.
Nếu là sinh viên mới ra trường, bạn có thể nhờ giáo sư cũ hoặc đồng nghiệp để làm người tham chiếu.
Hồ sơ xin việc của bạn nên nói về những gì bạn có thể cung cấp cho nhà tuyển dụng. Ảnh: Pexels.
Sử dụng một chuỗi các từ khóa
Trước khi nộp đơn ứng tuyển, bạn hãy xem qua hồ sơ xin việc và suy nghĩ có nên tùy chỉnh nó để phù hợp với vị trí này. Bạn hãy sử dụng các từ khóa để mô tả công việc.
Ví dụ, nếu nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm bán hàng và bằng đại học, bạn có thể mô tả mình là người có 10 năm kinh nghiệm bán hàng và bằng cấp trong lĩnh vực kinh doanh. Trong trường hợp công ty nói họ muốn những cá nhân có sức hút, thân thiện, bạn nên đề cập bạn có độ sức hút và thân thiện.
Nhiều doanh nghiệp sử dụng tìm kiếm từ khóa để tìm những cá nhân có năng lực nhất. Nếu không có từ khóa phù hợp, hồ sơ của bạn dễ bị bỏ lỡ.
Bỏ qua thông tin chi tiết
Hồ sơ tốt không được nên có quá nhiều chi tiết vì nó gây khó khăn cho các nhà tuyển dụng trong việc đánh giá bạn có phải là ứng viên thích hợp hay không.
Khi bạn liệt kê từng công việc cũ trên hồ sơ xin việc, hãy bao gồm tháng, năm bạn bắt đầu và ngừng làm việc tại vị trí đó.
Nếu chỉ đề cập đến năm làm việc, có vẻ bạn đang cố gắng che đậy những lỗ hổng trong quá trình làm việc của mình. Thay vì cố gắng che giấu bất kỳ khoảng trống nào, bạn hãy giải thích chúng. Bạn có thể nói đang tìm việc làm hoặc cải thiện trình độ học vấn. Khi đề cập đến mỗi vị trí, bạn hãy ghi 4-5 nhiệm vụ, trách nhiệm hoặc thành tích.
Một ngành học mới xuất hiện trong danh mục đào tạo đại học: Cơ hội việc làm lớn
Đây là ngành học được đánh giá đang tăng trưởng theo cấp số nhân.
Trong thông tư quy định danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học được Bộ GD-ĐT ban hành năm nay, danh mục thống kê ngành đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được bổ sung thêm nhiều ngành học mới.
Cụ thể, danh mục các ngành đào tạo trình độ đại học có thêm các ngành: Công nghệ giáo dục; Sư phạm lịch sử - địa lý; Kinh tế số; Công nghệ tài chính; Khoa học dữ liệu; Trí tuệ nhân tạo; Kỹ thuật hàng hải; Trinh sát kỹ thuật; Kỹ thuật công an nhân dân...
Trong đó, Công nghệ tài chính (Fintech) là ngành "tuy quen mà lạ" nhưng đang làm mưa làm gió trên thị trường giao dịch tài chính. Đây là sự kết hợp của "finance" và "technology" - công nghệ và tài chính. Chẳng hạn, các loại ví điện tử như Zalopay, Momo, Airpay, Moca... đều thuộc Fintech.
Khái niệm về Công nghệ tài chính khá rộng, tuy nhiên, hiểu đơn giản đây là việc áp dụng các công nghệ đổi mới, sáng tạo và hiện đại vào việc cung cấp các giải pháp/dịch vụ tài chính cho khách hàng một cách hiệu quả và thuận tiện với chi phí thấp hơn so với các dịch vụ tài chính truyền thống.
Công nghệ tài chính (Fintech) là ngành "tuy quen mà lạ" nhưng đang làm mưa làm gió trên thị trường giao dịch tài chính.
Hiện nay, nhu cầu thị trường ngày càng mở rộng, các công ty Fintech ngày càng phát triển cùng với đa dạng các ứng dụng, tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của ngành tài chính như chuyển tiền, thanh toán, bảo hiểm, chứng khoán, tín dụng, quản trị rủi ro,...
Các khoản đầu tư từ khắp nơi trên thế giới đang đổ vào các start-up Fintech tại Việt Nam, các công ty bưu chính viễn thông hàng đầu Việt Nam cũng tích cực thay đổi để đón đầu cách mạng công nghiệp. Có thể nói, Fintech là ngành học được đánh giá đang tăng trưởng theo cấp số nhân, dẫn đến nhu cầu nhân lực lớn.
Đi kèm với tiềm năng việc làm, mức lương của ngành này cũng vô cùng hứa hẹn. Theo báo cáo "Thị trường nhân lực ngành CNTT Việt Nam" thập niên 2010 - 2020 của VietnamWorks cho thấy nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành CNTT và truyền thông tại Việt Nam có sự tăng trưởng rất mạnh mẽ trong những năm gần đây. Trong đó Top 3 ngành có mức lương cao nhất lần lượt là Fintech, công nghệ cao (IoT, AI, Blockchain...) và thương mại điện tử (E-Commerce).
Báo cáo thị trường IT Việt Nam (Topdev) năm 2022 cũng cho thấy, lương trong lĩnh vực Công nghệ tài chính xếp thứ 3.
Sinh viên ngành Công nghệ tài chính học gì?
Chương trình học ngành Công nghệ tài chính nhìn chung sẽ trang bị cho người học kiến thức chuyên ngành về Tiền số và công nghệ blockchain, Trí tuệ nhân tạo, nghiệp vụ ngân hàng thương mại, đầu tư tài chính, quản trị rủi ro tài chính, kinh tế lượng tài chính, phân tích tài chính doanh nghiệp, công nghệ tài chính căn bản, cách quản lý các ứng dụng cơ sở dữ liệu trong tài chính, phân tích dữ liệu tài chính theo quy mô lớn...
Tốt nghiệp ngành Công nghệ tài chính, sinh viên có đủ năng lực để đảm nhận các vị trí công việc ở các nhóm sau:
Các bộ phận quản lý hệ thống thông tin, quản trị phân tích dữ liệu, quản trị và phân tích rủi ro, quản lý dự án công nghệ tại các định chế tài chính; bộ phát triển công nghệ tài chính, phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính tại các định chế tài chính (ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán).
Bộ phận công nghệ thông tin, quản lý phát triển kinh tế số tại một số cơ quan nhà nước như: Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ.
Bộ phận phát triển sản phẩm và kinh doanh tại Tập đoàn, Công ty công nghệ; bộ phận phân tích tại Tập đoàn, Công ty bán lẻ, Thương mại điện tử, Dịch vụ công.
Bộ phận phát triển sản phẩm và dịch vụ tại công ty khởi nghiệp Fintech hoặc tự tạo lập doanh nghiệp khởi nghiệp fintech riêng cho bản thân.
Các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu về tài chính, ngân hàng và công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán.
Công nghệ tài chính hiện nay vẫn là một ngành còn khá mới ở Việt Nam.
Công nghệ tài chính hiện nay vẫn là một ngành còn khá mới ở Việt Nam. Các trường đại học đào tạo lĩnh vực ngân hàng, tài chính đã bắt đầu mở rộng những ngành học nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực của ngành này, bao gồm: ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, ĐH Kinh tế Luật TPHCM, ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), ĐH Ngân hàng TPHCM.
Điểm chuẩn ngành Công nghệ tài chính theo hình thức xét điểm thi tốt nghiệp năm 2022 dao động từ 15 đến 26,65 điểm.
Top 3 ngành học đang khát nhân lực Đây là 3 ngành nghề cực hot và có nhiều triển vọng phát triển trong thời gian tới, sinh viên ra trường không lo thất nghiệp, lương lại cực cao. Theo khảo sát của Tổng cục thống kê, đa phần các bạn sinh viên mới ra trường chưa tìm được việc làm đúng với ngành nghề mà mình học hoặc định hướng nghề...