7 điều kiêng kỵ cần nhớ khi ăn dứa
Dứa được khá nhiều người yêu thích đặc biệt trong mùa hè nóng nực này, tuy nhiên khi ăn dứa bạn cần tránh những điều sau.
Không ăn dứa khi đói
Các enzyme phân giải protein trong dứa khá mạnh, nếu ăn trước bữa ăn khi bụng đang đói sẽ rất dễ gây tổn thương dạ dày.
Hơn nữa, các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột sẽ khiến bạn thấy nôn nao, khó chịu khi bụng đang rỗng.
Không ăn dứa khi chưa ngâm nước muối
Không ít người có thói quen gọt dứa và ăn luôn khiến lưỡi bị rát. Bởi dứa có nhiều bio-boron và bromelin, chỉ có ngâm nước muối mới có thể hạn chế được tình trạng này.
Vì thế sau khi gọt vỏ xong hãy ngâm dứa trong nước muối từ 10-30 phút rồi rửa sạch lại thêm một lần trước khi ăn.
Không ăn dứa bị dập, nát
Dứa là loại cây bụi mọc sát mặt đất, vỏ lại xù xì nên quả là nơi cư trú của nấm. Khi dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, xâm nhập sâu vào trong quả, gây ngộ độc cho người ăn. Các triệu chứng ngộ độc thường thấy là mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy, nổi mề đay.
Không ăn trực tiếp khi còn xanh
Ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín rất nguy hiểm. Lúc này, dứa rất độc hại, rất dễ gây tiêu chảy nặng và nôn mửa. Ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột.
Video đang HOT
Người bị loét miêng, loét dạ dày không nên ăn
Dứa là loại trái cây có tính axit, kích thích nướu răng và tiết nhầy, người mắc bệnh dạ dày hoặc đang bị loét miệng nếu ăn dứa sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
Người huyết áp cao không ăn dứa
Ăn quá nhiều dứa sẽ làm tăng huyết áp. Vì thế dứa là một trong những thực phẩm người bị cao huyết áp tốt nhất nên tránh xa để không khiến bệnh thêm nguy hại.
Ngoài ra, dứa có chứa fructose có thể làm tăng đường huyết và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Những người bị đái tháo đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn.
Không ăn dứa với mật ong
Dứa tuyệt đối không được ăn với mật ong. Dù mật ong và dứa là hai thực phẩm lành tính, ít gây hại cho cơ thể nhưng khi kết hợp với nhau, các cấu trúc phân tử của mật ong và dứa sẽ thay đổi, tạo khí trong dạ dày.
Phụ nữ mang thai không ăn dứa
Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn dứa bởi liều lượng bromelanin có thể khiến kích thích co thắt tử cung, khiến thai phụ giai đoạn đầu có thể sảy thai.
Lưu ý khi bị dị ứng dứa
Gây nôn (bằng cách ngoáy họng).
Uống siro ipeca: Người lớn từ 15-30 ml; Trẻ em từ 1-12 tuổi 5ml.
Uống than hoạt: 20 gam pha trong 200 ml nước uống 1 lần; Uống nhắc lại sau 2 giờ (100g) ở người lớn (25-30g) ở trẻ em.
Nếu bị khó thở, suy hô hấp…cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại bệnh viện gần nhất.
Theo www.phunutoday.vn
6 lưu ý khi dùng đũa để không gây hại sức khỏe
Bạn không dùng đũa đúng cách coi chừng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Dùng đũa không đúng cách hại sức khỏe.
Không dùng quá lâu
Đũa dùng quá lâu sẽ dẫn tới ung thư gan Nếu dùng đũa không đúng cách quá thời gian cho phép có thể sinh sản ra nhiều loại nấm mốc, nhẹ thì gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, ói mửa. Nặng thì bị ung thư do trong đũa mốc có sinh sản ra "aflatoxin", chất này đã được xác nhận có thể gây ung thư gan. Dùng đũa quá lâu khiến lượng nước trong đũa quá cao. Bởi vì đo đũa được tái sử dụng nhiều lần, rửa nước nhiều lần, rất dễ trở thành nơi cho vi khuẩn sinh trưởng và phát triển như vi khuẩn tụ cầu vàng, E.coli... Cất đũa trong tủ bếp quá lâu có thể khiến nguy cơ biến chất đũa tăng gấp 5 lần.
Không sử dụng đũa quá 3-6 tháng/lần
Nhiều gia đình sử dụng đũa ăn quanh năm mà không có nhu cầu thay mới. Song điều này là không nên. Bởi thông thường các loại đũa được làm từ đũa tre, gỗ có hạn sử dụng là 3-6 tháng/lần.
Do đó, bạn nên thường xuyên thay đũa và lựa chọn những loại đũa không rõ nguồn gốc để không gây nguy hại đến sức khỏe.
Không dùng đũa để chuyển màu
Ngay cả khi đũa ăn hàng ngày vẫn còn tốt nhưng nếu đũa đã chuyển sang màu đậm hoặc nhạt dần. Bởi sau một thời gian sử dụng thì nên thay đũa mới vì mức độ an toàn của đũa đã giảm.
Không dùng đũa đã nấm mốc
Bạn cũng không nên dùng đũa đã có dấu hiệu bị nấm mốc, đặc biệt với các loại đũa tre, gỗ. Bởi nếu tiếc của dùng thì sẽ có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, ói mửa, đặc biệt là bệnh ung thư gan.
Hạn sử dụng của đũa ăn
Bất kì loại đũa ăn nào cũng có hạn sử dụng, nếu quá hạn sử dụng mà vẫn tiếp tục dùng đũa thì nguy cơ hại sức khỏe sẽ càng tăng. Thông thường, các loại đũa có hạn sử dụng 3-6 tháng. Sau khoảng thời gian này, màu đũa có thể chuyển sang đậm hoặc nhạt dần do tần suất sử dụng. Màu sắc của đũa thay đổi cho thấy vật liệu làm ra đôi đũa chắc chắn bị thay đổi. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần thay đũa vì mức độ an toàn khi dùng đũa đã giảm.
Đối với các loại đũa tre, gỗ, nếu dùng quá lâu có thể sản sinh ra nhiều loại nấm mốc, nhẹ thì gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như bệnh tiêu chảy, ói mửa, đặc biệt là bệnh ung thư gan. Tuổi thọ của đũa là 3 - 6 tháng, nếu đũa đổi màu phải thay ngay
Nhận biết đũa đã hết hạn sử dụng
Khi mọi người sử dụng đũa, mỗi ngày đều phải quan sát bề mặt đũa có các vết mốc hay không. Đũa tre và đũa gỗ là môi trường sống ưa thích của nấm mốc, hơn nữa chỉ cần môi trường ướt, độ ẩm đạt mức độ nhất định và chỉ cần một thời gian là có thể sinh sôi.
Nếu trên đũa tre hoặc đũa gỗ có xuất hiện các chấm đen, chứng tỏ đũa đã bị nhiễm khuẩn, không còn dùng được nữa; Đũa ẩm là do thấm nước quá lâu, đã quá thời gian sử dụng. Hãy ngửi thử, nếu có vị chua rõ rệt, chứng tỏ đũa bị nhiễm bẩn, hãy bỏ ngay lập tức.
Theo giaoducthoidai.vn
10 loại trái cây có tác dụng chữa bệnh hiệu quả chẳng kém gì thuốc Lựu, kiwi, dứa... không chỉ là những loại trái cây cung cấp nhiều vitamin giúp đẹp da mà còn có tác dụng không khác gì thuốc chữa bệnh khi được dùng đúng cách. Theo Danviet