7 điều ít người biết về loãng xương
Loãng xương (osteoporosis) là tình trạng bệnh đặc trưng bởi khối xương thấp dẫn đến tăng nguy cơ gãy cổ xương đùi, cổ tay hoặc cột sống. Đây được cho là căn bệnh phổ biến nhất ở người và thực sự có thể rút ngắn tuổi thọ.
10 triệu người Mỹ hiện đang bị loãng xương và hơn 18 triệu người có nguy cơ mắc bệnh này. Do có liên quan với giảm estrogen, phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh có nguy cơ cao nhất.
34 triệu người Mỹ khác có nguy cơ bị giảm xương (osteopenia), hay mật độ xương thấp, điều này cũng có thể dẫn đến gãy xương và cuối cùng phát triển thành loãng xương.
1. Bạn có thể không biết mình có bị loãng xương hoặc giảm xương hay không.
Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ loãng xương và giảm xương.
Loãng xương thường diễn ra thầm lặng. Chỉ báo đầu tiên về một trong hai tình trạng này có thể là gãy xương hoặc giảm hơn 5cm chiều cao. Có nhiều nguy cơ đã được biết đến, bao gồm sử dụng corticoid liều cao, mắc các rối loạn ăn uống như chứng biếng ăn hoặc thiếu cân. Tiền sử gia đình, da trắng và dinh dưỡng kém, đặc biệt là thiếu thực phẩm từ sữa giàu canxi cũng là những yếu tố nguy cơ, cùng với đó là hút thuốc lá và uống nhiều đồ uống có cồn.
2. Thuốc có thể ngăn chặn hoặc đẩy lùi vấn đề …
Nhóm thuốc biphosphonates là biện pháp để điều trị mật độ xương thấp. Những thuốc này, bao gồm Fosamax, Actonel, Boniva, và Reclast và romosozumab mới ra mắt gần đây, ngăn ngừa mất xương thông qua bất hoạt hủy cốt bào, một loại tế bào xương tái hấp thu mô xương, hoặc thông qua ngăn chặn sự hình thành hủy coota bào. Các loại thuốc khác, như Forteo, thúc đẩy sự phát triển của xương – chúng thực sự có thể tạo ra xương mới.
FDA đã đưa ra những cảnh báo thường xuyên về những thuốc này, bao gồm đau xương, khớp và/hoặc đau cơ, loét thực quản, ợ nóng, rối loạn nhịp tim hoặc nhịp tim nhanh.
“Bạn cần cân bằng giữa nguy cơ và lợi ích”, BS. Mary Jane Minkin, giảng viên lâm sàng sản phụ khoa tại Đại học Yale ở New Haven. “Các thuốc bisphosphonate đường uống, như Fosamax và Actonel, có thể gây hại cho thực quản. Thuốc cũng gây nguy cơ rất nhỏ đối với hàm, và gãy xương không điển hình. Nhưng những tai biến này rất hiếm gặp”.
3. … nhưng có giới hạn về thời gian dùng thuốc.
“Hầu hết các loại thuốc chỉ an toàn trong khoảng thời gian nghiên cứu của FDA và thường là 3 năm”, BS. Joseph Lane, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình và là trưởng khoa Bệnh xương chuyển hóa tại Bệnh viện chuyên khoa Ngoại/ Trường Y Weill Cornell, Đại học ở New York nói. “Vượt quá thời gian này, bộ xương bị thay đổi và các tác dụng phụ có thể xảy ra, chẳng hạn như gãy xương đùi và hoại tử xương hàm, hoặc yếu, và cuối cùng là chết xương hàm. Bệnh nhân sử dụng các loại thuốc này cần được khám lại cẩn thận sau 3 -5 năm và cần đưa ra quyết định mới xem liệu họ nên tiếp tục, dừng lại hay thay đổi thuốc”. Các bác sĩ thường cho bệnh nhân “tạm dừng thuốc” nếu họ đã dùng thuốc được một thời gian.
4. Nếu bị giảm xương, có thể không cần dùng thuốc.
Tập tạ có thể giúp bồi đắp mật độ xương.
Bệnh nhân có chẩn đoán giảm xương (mật độ xương thấp), không loãng xương, hiếm khi được kê đơn thuốc, ngoại trừ những người bị ung thư vú, đang điều trị thuốc ức chế aromatase và có nguy cơ giảm xương cao hơn. “Nói chung, khi tôi chẩn đoán giảm xương ở bệnh nhân của mình, chúng tôi sẽ cùng ngồi xuống và thảo luận”, BS. Minkin nói. “Nếu cô ấy hút thuốc lá, liệu cô ấy có thể bỏ hoặc ít nhất là giảm hút được không? Cô ấy có đang ăn thực phẩm giàu canxi không? Cô ấy có đang uống vitamin D không? Cô ấy có thường xuyên tập thể dục không? Tôi luôn khuyến khích tất cả bệnh nhân của mình đến phòng tập và tập thể dục”.
Video đang HOT
5. Nghĩ về thảm trải sàn, tuyến giáp, và mọi thứ khác.
Vitamin D có thể giúp bạn ít bị loãng xương.
Ăn uống tốt, tập thể dục, nhận đủ canxi, vitamin D bình thường và thực hiện các biện pháp phòng ngừa tại nhà để không bị ngã là rất quan trọng. “Thói quen tốt trong nhà sẽ giúp ích – đừng tự tạo ra những nguy cơ gãy xương: Dọn những tấm thảm cản trở đường đi, mang giày dép hợp lý, v.v…”, BS. Minkin nói. Hoóc-môn tuyến cận giáp và tuyến giáp cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của xương. Cường tuyến cận giáp rất hay gặp, và phẫu thuật để loại bỏ tuyến hoạt động quá mức thường khá thành công. BS. Minkin chia sẻ “Gần đây tôi đã nhận được một lá thư từ một bệnh nhân bị cường tuyến cận giáp đã phẫu thuật cắt bỏ vài tháng trước – cô ấy không cảm thấy điều tốt đó ở độ tuổi này vì canxi của cô ấy cao và canxi cao có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu. Vì thế cũng khó có thể nói rằng có nhiều cách điều trị khác ngoài thuốc”.
6. Có mật độ xương thấp không có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ bị gãy xương.
Mặc dù mật độ xương có tương quan với nguy cơ gãy xương, BS. Lane cho rằng nó chỉ chiếm từ 20 đến 60% nguy cơ. “Có nhiều yếu tố góp phần gây ra gãy xương và bạn không nhất thiết phải bị loãng xương thì mới gãy xương”, BS. Minkin nói.
7. Thuốc trị loãng xương thực sự có thể làm cho xương giòn và dễ gãy hơn.
“Cải thiện mật độ xương làm giảm nguy cơ, nhưng không hoàn toàn ngăn ngừa gãy xương”, BS. Lane nói. “Sử dụng thuốc loãng xương dài ngày có liên quan đến giảm sự dai chắc của xương và làm xương giòn hơn ở một số người. Tuy nhiên, thuốc vẫn giúp cích cho bệnh nhân nhiều hơn là gây hại”.
Cẩm Tú
Theo Prevention
Kinh nguyệt tháng đôi lần là bệnh gì?
Không phải tất cả những trường hợp kinh nguyệt hai lần một tháng đều bất thường. Chu kỳ trung bình sẽ xảy ra mỗi 21 đến 35 ngày và kéo dài từ hai đến bảy ngày. Vì vậy, nếu bạn ở đầu ngắn của phạm vi này, thì có thể thấy hai lần kinh nguyệt trong một tháng. Và khoảng 40 đến 60% phụ nữ sẽ có kinh nguyệt không đều vào một lúc nào đó trong đời.
Nhưng nếu bạn nằm ở nhóm không may, thì hãy biết rằng: Ra máu bất thường có thể mang những ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào tuổi tác, tiền sử bệnh tật và tiền sử gia đình. Vì vậy, điều quan trọng là tìm kiếm lời khuyên từ bác sỹ sản phụ khoa nếu bạn bị ra máu dai dẳng, tái phát hoặc đáng lo ngại.
Mặc dù phần lớn các lý do là hoàn toàn lành tính, bác sĩ có thể giúp xác định nguyên nhân, và làm cho chu kỳ của bạn trở lại đúng hướng.
1. Quên thuốc tránh thai
Quên uống thuốc ngừa thai hoặc quên tiêm Depo-Provera sẽ luôn gây ra máu bất thường. Bất cứ lúc nào bạn không thực hiện phương pháp ngừa thai đúng cách, bạn sẽ bị ra máu bởi vì hoóc-môn bị giảm sút đột ngột. Tuy nhiên, loại ra máu này không phải là trường hợp cấp cứu
Nếu tiếp tục dùng lại thuốc tránh thai theo hướng dẫn, máu sẽ giảm dần. Chỉ cần đảm bảo sử dụng một phương pháp tránh thai dự phòng để tránh mang thai cho đến kỳ đèn đỏ tiếp theo.
2. Đang mang thai
Mang thai có nghĩa là không thấy kinh. Nhưng một số phụ nữ sẽ bị ra máu bất thường nếu mang thai. Ra máu dạng chấm trong thai kỳ là rất phổ biến, đặc biệt là trong ba tháng đầu và có thể xảy ra vì một số lý do, bao gồm sau tập thể dục nặng hoặc quan hệ giao hợp, hoặc do polyp (tổn thương lành tính có thể phát triển bên trong tử cung hoặc cổ tử cung và ra máu tự phát).
Rõ ràng, có thể loại trừ điều này bằng một xét nghiệm thai đơn giản. Nhưng đừng chờ quá lâu: thai ngoài tử cung (tức là khi trứng làm tổ bên ngoài tử cung) cũng có thể gây ra máu bất thường và có thể biến thành trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.
3. Polyp hoặc u xơ tử cung
Các vấn đề về tử cung như polyp hoặc u xơ tử cung - tổn thương lành tính hoặc khối u có thể phát triển trong tử cung - rất phổ biến và có thể liên quan đến các vấn đề nội tiết tố. Polyp tử cung có thể gây ra máu giữa các kỳ kinh, nhất là nếu chúng bị đụng chạm vào, như trong khi quan hệ giao hợp, và u xơ tử cung có thể gây đau, đau lưng, đầy bụng, thiếu máu, đau khi giao hợp và ra máu tự phát vì chúng không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
Hãy đến bác sĩ để siêu âm, sinh thiết tử cung, hoặc soi tử cung. Loại bỏ khối u thường là cách chữa khỏi và đảm bảo không có nguyên nhân khác của ra máu bất thường.
4. Nhiễm trùng
Nhiễm trùng âm đạo và cổ tử cung là cực kỳ khó chịu vì nhiều lý do, chứ không chỉ vì chúng gây ra máu ngoài kỳ kinh. Viêm hoặc nhiễm trùng cổ tử cung với vi khuẩn như nhiễm khuẩn âm đạo hoặc nhiễm trichomonas có thể gây ra máu bất thường.
Nhiễm trùng cần được điều trị ngay, bởi vì nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh lây truyền qua đường quan hệ giao hợp như trichomonas làm tăng nguy cơ nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường quan hệ khác.
5. Tuyến giáp không hoạt động đúng cách
Tuyến giáp hoạt động kém hoặc hoạt động quá mức có thể khiến kinh nguyệt đến hai lần trong một tháng. Tuyến giáp được điều hòa bởi các hoóc-môn được sản xuất và điều hòa trong cùng một khu vực của não - tuyến yên và vùng dưới đồi - như các hoóc-môn kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt và rụng trứng. Khi cái này bị tắt, cái kia có thể bị ảnh hưởng.
Điều này được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu và thường được điều trị bằng thuốc.
6. Buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là sự mất cân bằng nội tiết tố ảnh hưởng đến từ 8 đến 20% phụ nữ. Đó là hệ quả của rụng trứng ít thường xuyên hơn hoặc không rụng trứng, dẫn đến mất cân bằng estrogen, progesteron và testosteron. Một trong nhiều triệu chứng bao gồm ra máu bất thường.
Các triệu chứng thường gặp khác bao gồm mụn trứng cá, khó duy trì cân nặng, mọc lông ở những nơi điển hình cho nam giới (như môi trên hoặc cằm), và các vấn đề về khả năng sinh sản. Nếu bạn nghĩ mình có khả năng bị PCOS, hãy đi khám bác sĩ để được đánh giá.
7. Tiền ung thư hoặc ung thư
Khi được tìm thấy ở tử cung và cổ tử cung, các tế bào tiền ung thư và ung thư có thể gây ra máu bất thường. Một nghiên cứu thậm chí còn phát hiện ra rằng kinh nguyệt không đều dễ dẫn đến ung thư buồng trứng, do đó phát hiện sớm là điều mấu chốt.
Những tế bào này được chẩn đoán bằng siêu âm và sinh thiết tử cung, pap smear và sinh thiết cổ tử cung, vì vậy nếu bạn đã loại trừ các nguyên nhân khác, hãy tìm đến bác sĩ sản phụ khoa.
8. Stress trầm trọng
Stress trầm trọng có thể khiến kinh nguyệt đến mau hơn hoặc mất hoàn toàn, bởi vì các hoóc-môn kích thích buồng trứng rụng trứng mỗi tháng bắt nguồn từ não (cũng là nơi stress bắt đầu).
Về cơ bản, khi bạn đang căng thẳng vì công việc hay lo lắng về mối quan hệ (nhất là nếu nó khiến bạn ngủ ít hơn vào ban đêm), những hoóc-môn này có thể làm ảnh hưởng đến chu kỳ theo những cách tiêu cực. Nếu bạn biết mình bị căng thẳng về tinh thần đến một giới hạn nào đó, hãy cân nhắc thực hiện một số bài tập yoga hoặc thiền, hoặc nói chuyện với ai đó có thể giúp quản lý stress, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy nó có thể giúp ích cho tâm trí và cơ thể như thế nào.
9. Mới đi xa về
Nếu bạn mới đi xa về và thấy nguyệt san đến sớm hơn dự kiến, thì xin chào mừng bạn đã trở về nhà, bạn có thể đổ lỗi cho chuyến đi là thủ phạm khiến kinh nguyệt bất thường. Tùy thuộc vào việc bạn đi cách nhà bao xa, chuyến đi có thể phá vỡ chu kỳ của bạn.
Can thiệp vào nhịp sinh học, như thay đổi múi giờ hoặc làm việc ca đêm, có thể gây ra những thay đổi trong hoóc-môn kích thích chu kỳ kinh nguyệt. Nếu chuyến đi chỉ diễn ra một lần, điều này sẽ tự hết. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc ca đêm thường xuyên, thì kì kinh bất thường có thể trở thành bình thường theo cách mới.
10. Đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ mãn kinh
Tiền mãn kinh, có thể bắt đầu vào khoảng giữa ba mươi tuổi, có thể gây ra kinh nguyệt, bao gồm những chu kỳ mau hơn và nhiều hơn bình thường.
Không có nhiều thứ bạn có thể làm ở đây (phải để tự nhiên đi hết con đường của nó), nhưng có nhiều cách để giảm bớt tác dụng tổng thể của tiền mãn kinh, như thuốc hoặc các liệu pháp khác, nếu bác sĩ xác nhận đó là những gì đang xảy ra.
11. Tăng cân nhiều
Tăng hoặc sụt cân nhanh tập thể dục quá sức cũng có thể ảnh hưởng đến hoóc-môn kích thích rụng trứng, thay đổi mô hình chu kỳ kinh điển hình.
Thông thường nếu bạn tập thể dục quá sức hoặc bị thiếu cân, cơ thể sẽ tắt quá trình rụng trứng nó nghĩ đang trong tình trạng nhịn đói, và đó không phải là thời điểm tuyệt vời để sinh con. Nhưng nếu bạn bị thừa cân quá nhiều, bạn có thể thấy ra máu bất thường xảy ra mau hoặc thưa hơn bình thường."
Nếu bạn nghĩ rằng cân nặng là thủ phạm gây kinh nguyệt bất thường, hãy kiểm tra với bác sĩ - có thể có các yếu tố bên ngoài, như bệnh lý hoặc thuốc mới, góp phần gây tăng cân.
Cẩm Tú
Theo WH
Điều gì sẽ xảy ra khi cắt bỏ buồng trứng? Dưới đây là một vài chị em điều cần lưu ý khi loại bỏ buồng trứng. Phẫu thuật không quá phức tạp như bạn nghĩ Phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn nhất để loại bỏ buồng trứng là nội soi. Theo Matthew T. Siedhoff - bác sĩ phẫu thuật sản phụ khoa tại Cedars-Sinai, Los Angeles (Mỹ), mổ nội soi sẽ làm...