7 điều cần làm để có công việc phù hợp sau tốt nghiệp
Richard Carruthers, Phó giám đốc Careers Service tại Imperial College London (Anh) dành lời khuyên giúp sinh viên quốc tế có việc làm phù hợp khi ra trường.
Ảnh minh họa
Tôi đã làm việc với sinh viên quốc tế trong nhiều năm, giúp họ lập kế hoạch nghề nghiệp, nghiên cứu các lĩnh vực và kiểm soát nghề nghiệp tương lai của họ. Một nền giáo dục quốc tế có thể mở ra nhiều cơ hội nhưng sinh viên cần tận dụng tối đa trải nghiệm để thực sự được hưởng lợi. Vì vậy, hãy đảm bảo các bạn bắt đầu suy nghĩ về nghề nghiệp của mình ngay từ khi còn học đại học.
Dưới đây là những điều sinh viên, đặc biệt là sinh viên quốc tế nên làm sớm để có việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp đại học:
Lên kế hoạch trước
Đừng để đến những tháng cuối cùng trong mấy năm học, bạn mới lập kế hoạch nghề nghiệp. Thay vào đó, hãy bắt đầu suy nghĩ về nghề nghiệp của bạn sớm và hướng tới những nghề phù hợp với ngành học. Thời gian ở trường đại học sẽ bận rộn và trôi qua nhanh chóng, nhưng bạn sẽ có nhiều cơ hội để phát triển các kỹ năng, khám phá con đường sự nghiệp, gặp gỡ cựu sinh viên và người quản lý tuyển dụng. Từ đó, bạn có thể phát triển kế hoạch nghề nghiệp của mình.
Hãy bắt đầu khám phá các lựa chọn nghề nghiệp trong năm thứ nhất. Thật khó để đảm bảo một suất thực tập sớm khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng vẫn có nhiều tổ chức cung cấp những công việc chuyên sâu trong kỳ nghỉ mùa xuân. Bạn cũng có thể tìm thấy kinh nghiệm làm việc trên môi trường ảo.
Khi chuyển sang học đại học, hãy bắt đầu suy nghĩ về những gì bạn muốn từ công việc. Bạn có tìm kiếm một công việc thử thách trí tuệ không? Có muốn tự chủ không? Bạn có khả năng dự đoán không? Những câu hỏi như vậy có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân và phát triển ý thức, định hướng lập kế hoạch nghề nghiệp.
Bạn cũng có thể đăng ký thực tập, tham gia dự án hay đi học trao đổi. Tất cả đều có thể giúp định hình tương lai và giúp CV của bạn đẹp hơn.
Khi bước vào năm cuối, hãy sẵn sàng hành động. Điều quan trọng là phải biết thời điểm xin việc phù hợp để không bị bỏ lỡ. Như ở Vương quốc Anh, các công ty lớn thường tuyển dụng vào kỳ mùa thu, trong khi các tổ chức nhỏ hơn tuyển vào cuối năm. Bạn cũng sẽ thấy nhiều khóa học sau đại học có học bổng hỗ trợ, cũng có thời hạn nộp đơn.
Để chuẩn bị, hãy dành thời gian làm CV, viết thư xin việc và sẵn sàng cho các cuộc phỏng vấn và các sự kiện tuyển chọn khác.
Ghi lại những kết quả đạt được
Hãy ghi lại những thành tích bạn đạt được trong suốt thời gian học đại học. Vào cuối mỗi tháng hoặc học kỳ, hãy phản ánh những gì bạn đã học được, những hoạt động đã tham gia và những kỹ năng mà bạn có thể dùng làm “bằng chứng” cho thấy bạn phù hợp với vị trí muốn ứng tuyển.
Điều này có thể bao gồm nội dung học thuật, các kỹ năng công nghệ – kỹ thuật cùng kỹ năng khác như thuyết trình, làm việc nhóm, viết báo cáo. Hãy ghi lại chính xác những gì có thể giúp bạn xác định là bạn giỏi và giúp tìm ra con đường sự nghiệp phù hợp với khả năng.
Nghiên cứu các lựa chọn nghề nghiệp
Video đang HOT
Trường đại học cung cấp nhiều cơ hội học tập và các sự kiện kết nối để giúp bạn khám phá các nghề nghiệp khác nhau. Hãy luôn cập nhật thông qua các bản tin và kiểm tra những hoạt động nào có sẵn cho bạn từ dịch vụ trong trường.
Hầu hết đại học có tổ chức các buổi giới thiệu nhà tuyển dụng, hội chợ việc làm, chương trình tư vấn và các buổi nói chuyện với cựu sinh viên. Bạn cũng có thể tìm kiếm việc làm trực tuyến và nguồn tin tuyển dụng của công ty trên mạng xã hội biết cơ hội việc làm và thực tập.
Tham gia nhiều hoạt động ở trường
Bạn nên ưu tiên việc học tập để đạt thành tích tốt nhưng cũng nên nhớ rằng các nhà tuyển dụng tìm kiếm một loạt kỹ năng, kinh nghiệm làm việc và ngoại khóa bên cạnh bằng cấp.
Vì vậy, bạn hãy tham gia vào các câu lạc bộ và hội nhóm để có cơ hội gặp gỡ những người mới, thử những điều mới và đảm nhận thêm trách nhiệm. Trường đại học cũng sẽ giới thiệu việc thực tập, công việc bán thời gian, dự án thông qua bản tin từ những câu lạc bộ, hội nhóm đó.
Thử thách bản thân
Cảm thấy nhớ nhà, muốn trò chuyện với những sinh viên đồng hương là điều tự nhiên nhưng bạn cũng nên cố gắng bắt đầu cuộc trò chuyện với những sinh viên khác. Khi đó, bạn sẽ thấy kỹ năng ngôn ngữ của mình được cải thiện, hiểu rõ hơn về văn hóa địa phương. Bạn cũng có thể có tình bạn lâu dài.
Chuẩn bị sẵn CV
Khi nộp đơn xin việc, bạn cần một bản CV và nó phải được điều chỉnh cho phù hợp với vị trí ứng tuyển. Hãy sớm làm quen với phong cách và định dạng CV của từng nơi trong quá trình học tập để sẵn sàng thể hiện bản thân trước nhà tuyển dụng.
Như ở Vương quốc Anh, CV thường phải đảm bảo các quy tắc chính như dài tối đa hai trang, sử dụng định dạng và phông chữ nhất quán, đưa ra những thành tích, các kỹ năng liên quan đến vị trí việc làm. Văn phòng Careers Service (dịch vụ hướng nghiệp) trong trường đại học có nguồn lực để hỗ trợ bạn.
Vừa học vừa làm
Một công việc bán thời gian hoặc thực tập có thể giúp bạn phát triển các kỹ năng, xây dựng mối quan hệ, cải thiện ngôn ngữ và kiếm tiền.
Tuy nhiên, trước khi bạn nộp đơn xin việc, bạn phải nắm rõ visa sinh viên cho phép và không cho làm những việc nào. Bạn có thể tìm kiếm tư vấn từ trường để đảm bảo nhận những công việc hợp pháp.
Quy định làm thêm cho sinh viên quốc tế tại Mỹ, Nhật, Úc, du học sinh nên biết
Tại Mỹ, Anh, Úc,... sinh viên quốc tế sẽ được phép làm thêm thời gian tối đa 20 giờ/tuần trong thời gian học và 40 giờ/tuần vào kì nghỉ.
Làm thêm trong quá trình du học không chỉ giúp bạn có thêm thu nhập nhằm cải thiện chi phí sinh hoạt mà còn giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm sống và mở mang các mối quan hệ.
Dưới đây là quy định làm thêm đối với sinh viên quốc tế ở một số quốc gia:
1. Mỹ
Tại Mỹ, sinh viên sẽ được phép làm thêm 20 giờ/tuần trong cả kì học và 40 giờ/tuần vào các kì nghỉ trong phạm vi nhà trường nếu được cấp visa F1 - một dạng visa dành cho sinh viên quốc tế theo học toàn thời gian các chương trình ngôn ngữ, các trường cấp 3, đại học, học viện,...
Đối với những sinh viên có nhu cầu làm việc bên ngoài trường học phải xin giấy phép từ Sở di trú Mỹ với điều kiện hoàn thành 1 năm học tại Mỹ, có visa F1 hợp lệ và làm việc những công việc liên quan đến chuyên ngành đang theo học hoặc đi thực tập.
2. Anh
Tại Anh, sinh viên quốc tế toàn thời gian có thể linh hoạt xin việc làm bán thời gian trong thời gian theo học tại một trường đại học hoặc cao đẳng ở Anh.
Các công việc trong trường hầu hết được cung cấp tại các thư viện, nhà sách, phòng thí nghiệm, phòng máy tính, phòng tập thể dục, lễ tân, quán ăn, hướng dẫn viên trong khuôn viên trường,...với thời gian từ 10-20 giờ/tuần. Trong các kỳ nghỉ và ngày lễ, họ có thể làm việc tới 40 giờ/ tuần.
Những công việc bên ngoài trường bao gồm nhân viên giao hàng, thu ngân, nhân viên điều hành nhập dữ liệu, bồi bàn,...Sinh viên được phép làm việc tối đa 20 giờ trong một tuần ngoài giờ học. Tuy nhiên, trong các kỳ nghỉ, họ có thể làm thêm giờ và cũng có thể chọn làm việc toàn thời gian trong khoảng thời gian đó.
3. Úc
Sinh viên quốc tế tại Úc có thể linh hoạt làm việc bán thời gian tối đa 20 giờ/tuần trong thời gian học và 40 giờ/tuần vào kỳ nghỉ.
Một số công việc làm thêm bán thời gian tại Úc như: gia sư riêng, thu ngân, người giao hàng, phục vụ bàn, pha chế, quản lý chăm sóc khách hàng,... Lương làm thêm ở Úc được quy định trung bình từ 14-20 AUD/giờ (khoảng 250.000 - 350.000 đồng/giờ).
Sinh viên làm việc trên 6 tháng phải đăng kí mã số thuế. Ngay cả khi sinh viên làm việc bán thời gian, nhưng với thu nhập từ 18.200 USD/ năm (khoảng 412 triệu) trở lên, sinh viên sẽ phải trả thuế thu nhập cho năm kết thúc vào ngày 30/6.
Du học sinh Nhật Bản làm thêm phục vụ tại quán ăn, nhà hàng, khách sạn. Ảnh minh họa: iStock.
4. Nhật Bản
Để đủ điều kiện làm thêm tại Nhật, sinh viên cần xin giấy xác nhận của nhà trường, phải đảm bảo vẫn duy trì kết quả học tập trên lớp và chỉ được đi làm trong thời gian không có giờ học.
Du học sinh tại Nhật Bản được quy định có thể làm việc tối đa 28 giờ/ tuần trong thời gian học tập.
Trong thời gian nghỉ hè hay nghỉ đông, sinh viên có thể làm tối đa 8 giờ/ngày.
Mức lương trung bình khi làm thêm tại Nhật Bản dao động từ 200.000 - 220.000 đồng/giờ.
Một số công việc cho sinh viên lựa chọn như phát báo, dạy tiếng Việt, nhân viên siêu thị, phục vụ quán ăn, nhà hàng,...
5. Hàn Quốc
Sinh viên du học Hàn Quốc muốn đi làm thêm phải khai báo với nhà trường và văn phòng xuất nhập cảnh. Để có thể xin đi làm thêm, sinh viên phải đăng kí theo học khóa học chính quy và đã học hết một học kỳ (sau hơn 6 tháng).
Sinh viên đại học (D-2) đạt yêu cầu TOPIK sẽ được làm 20 - 25 tiếng trong tuần; cuối tuần (thứ Bảy, Chủ Nhật) làm thêm không giới hạn. (Trường hợp được làm tối đa 25 tiếng trong tuần là sinh viên của các trường đại học uy tín được chứng nhận).
Yêu cầu về TOPIK: sinh viên năm 1,2 cần có TOPIK từ cấp 3 trở lên, sinh viên năm 3,4 và cao học cần có TOPIK từ cấp 4 trở lên.
Sinh viên đại học (D-2) không đạt yêu cầu TOPIK sẽ chỉ được làm 10 tiếng trong tuần, 10 tiếng cho 2 ngày cuối tuần (thứ Bảy, Chủ Nhật).
6. Canada
Canada đã có chính sách vô cùng cởi mở với sinh viên du học về vấn đề làm thêm nên Canada đang thu hút đông đảo sinh viên quốc tế đến đất nước này theo học tại các trường.
Sinh viên dù là học ở trường cao đẳng hay đại học, công lập hay tư thục đều có thể làm thêm trong và ngoài trường 20 giờ/tuần trong kỳ học và toàn thời gian vào các kỳ nghỉ. Thậm chí, sinh viên không cần phải xin giấy phép làm việc (work permit).
Số giờ lý tưởng cho sẽ giao động từ 12-16 giờ. Có 3 loại hình công việc phổ biến cho du học sinh bao gồm: làm việc trong trường, làm thêm công việc ngoài trường và làm việc trong chương trình co-op (thực tập sinh).
Một số công việc bán thời gian hàng đầu cho sinh viên tại Canada là: trợ giảng, tài xế Uber, kế toán, trợ lý bán hàng, đầu bếp, pha chế,...với mức lương trung bình từ 13-25 CAD/ giờ (tương đương 240.000 - 460.000 đồng/giờ).
7. New Zealand
Tại New Zealand, thời gian làm thêm của sinh viên quốc tế là 20 giờ/tuần trong kỳ học và toàn thời gian trong các kỳ nghỉ. Để xem bản thân có được phép tìm việc làm thêm hay không và làm ở đâu, sinh viên cần kiểm tra thông tin trên visa du học của mình.
Sinh viên bậc thạc sĩ hoặc tiến sĩ có thể làm việc toàn thời gian trong khi họ đang theo học.
Tùy theo công việc, khả năng tiếng Anh và năng lực làm việc của mình, sinh viên sẽ được trả mức lương xứng đáng. Thu nhập bình quân dao động từ NZ$13 - NZ$16/giờ (tương đương với 220.000 - 260.000 đồng/giờ).
Trả thuế là điều bắt buộc. Mức thuế hiện tại dành cho những người có mức thu nhập dưới NZ$14,000/năm (khoảng 230 triệu đồng) là 10,5%. Trước khi bắt đầu làm thêm, mỗi sinh viên cần lấy số IRD từ cục thuế của New Zealand (Inland Revenue).
Du học sinh tuyệt vọng vì 2 năm vẫn chưa thể đến Úc Hàng chục nghìn sinh viên bị chậm trễ 'giấc mơ du học Úc' gần 2 năm vì chưa thể nhập cảnh. Dịch Covid-19 đã gây tác động nặng nề đến ngành giáo dục và ảnh hưởng đến tương lai của rất nhiều sinh viên. Sovia Gill, một du học sinh đến từ Ấn Độ, vui mừng khi nghe tin Úc sẽ mở cửa...