7 điều bạn có thể làm để ngăn ngừa đột quỵ
Tuổi tác cũng như tiền sử gia đình, người thân bị đột quỵ khiến chúng ta dễ bị đột quỵ hơn. Hãy bắt đầu từ hôm nay để phòng ngừa đột quỵ bất thường nhất là khi bạn không còn trẻ.
Bạn không thể đảo ngược năm tháng hoặc thay đổi tiền sử gia đình của mình, nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ đột quỵ khác mà bạn có thể kiểm soát, miễn là bạn biết về chúng.
Dưới đây là 7 cách để bắt đầu phòng ngừa rủi ro của bạn ngay hôm nay để tránh đột quỵ, trước khi đột quỵ có cơ hội tấn công.
1. Hạ huyết áp
Theo Harvard Health , huyết áp cao là một yếu tố rất lớn, nó làm tăng gấp đôi hoặc thậm chí tăng gấp 4 lần nguy cơ đột quỵ nếu nó không được kiểm soát. Huyết áp cao là nguyên nhân lớn nhất gây ra nguy cơ đột quỵ ở cả nam và nữ. Hãy cố gắng duy trì huyết áp dưới 120/80 nếu có thể. Đối với một số người lớn tuổi, điều này có thể không thực hiện được vì tác dụng phụ của thuốc…
Bổ sung trái cây và rau xanh vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Ảnh: NHẬT LINH
Lời khuyên:
- Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống của bạn, lý tưởng là không quá 1.500 miligam mỗi ngày (khoảng nửa thìa cà phê).
- Tăng chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn trong chế độ ăn uống của bạn, đồng thời tránh thực phẩm giàu chất béo bão hòa.
- Ăn 4 – 5 cốc trái cây và rau mỗi ngày, một khẩu phần cá 2 – 3 lần một tuần và một vài khẩu phần ngũ cốc nguyên hạt cùng với sữa ít béo hàng ngày.
- Tập thể dục nhiều hơn, ít nhất 30 phút mỗi ngày và hơn thế nữa, nếu có thể.
- Bỏ thuốc lá, nếu bạn hút thuốc.
2. Giảm cân
Béo phì cũng như các biến chứng liên quan đến nó (bao gồm huyết áp cao và tiểu đường) làm tăng khả năng bị đột quỵ. Nếu bạn thừa cân, giảm ít nhất 4.5kg có thể có tác động thực sự đến nguy cơ đột quỵ của bạn.
Mặc dù chỉ số khối cơ thể (BMI) lý tưởng là 25 hoặc ít hơn, nhưng điều đó có thể quá khó khăn đối với bạn. Hãy gặp ngay bác sĩ để có lời khuyên và một chiến lược giảm cân cá nhân hiệu quả.
Lời khuyên:
Video đang HOT
- Cố gắng ăn không quá 1.500 – 2.000 calo mỗi ngày (tùy thuộc vào mức độ hoạt động và chỉ số BMI hiện tại của bạn).
- Tăng cường các hoạt động thể chất mỗi ngày như đi bộ, chơi gôn hoặc chơi quần vợt…
3. Tập thể dục nhiều hơn
Tập thể dục góp phần làm giảm cân và giảm huyết áp, nhưng nó cũng có vai trò như một phương pháp giảm đột quỵ độc lập. Tập thể dục với cường độ vừa phải ít nhất 5 ngày một tuần.
Lời khuyên:
- Đi dạo vào mỗi sáng sau bữa ăn sáng.
- Bắt đầu một câu lạc bộ thể dục với bạn bè.
- Đi cầu thang bộ thay vì thang máy khi bạn có thể.
- Nếu bạn không có 30 phút liên tục để tập thể dục hãy chia nhỏ thành các buổi tập từ 10 – 15 phút một vài lần mỗi ngày.
4. Nếu uống bia rượu – hãy uống điều độ
Uống một chút rượu cũng không sao và nó có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bạn uống khoảng một ly mỗi ngày, nguy cơ đột quỵ có thể thấp hơn. Một khi bạn bắt đầu uống nhiều hơn hai ly mỗi ngày, nguy cơ đột quỵ sẽ tăng lên rất nhiều. Tốt nhất là không uống rượu hoặc nếu uống hãy uống điều độ.
Lời khuyên:
- Uống không quá một ly rượu mỗi ngày.
- Hãy chọn rượu vang đỏ vì nó có chứa resveratrol, được cho là có tác dụng bảo vệ tim và não.
5. Bỏ thuốc lá
Hút thuốc làm tăng tốc độ hình thành cục máu đông theo một số cách khác nhau. Nó làm đặc máu và làm tăng lượng mảng bám tích tụ trong động mạch. Cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, cai thuốc lá là một trong những biện pháp thay đổi lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn giảm nguy cơ đột quỵ đáng kể.
Bỏ thuốc lá ngay hôm nay để ngăn ngừa đột quỵ. Ảnh: NHẬT LINH
Lời khuyên:
- Hãy nhờ bác sĩ tư vấn cách bỏ thuốc phù hợp nhất.
- Sử dụng các phương tiện hỗ trợ cai thuốc lá, chẳng hạn như thuốc hoặc miếng dán nicotine, nghe theo những tư vấn của bác sĩ…
- Đừng bỏ cuộc. Hầu hết những người hút thuốc cần cố gắng bỏ thuốc lá vài lần. Hãy xem mỗi nỗ lực như đưa bạn đến gần hơn một bước để đánh bại thói quen thành công.
6. Điều trị rung tâm nhĩ
Theo Harvard Health , rung tâm nhĩ là một dạng nhịp tim không đều khiến hình thành cục máu đông trong tim. Những cục máu đông này sau đó có thể di chuyển đến não gây ra đột quỵ. Rung tâm nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao gấp 5 lần. Nếu bạn bị rung tâm nhĩ, hãy điều trị ngay.
Lời khuyên:
- Nếu bạn có các triệu chứng như tim đập nhanh hoặc khó thở, hãy đến gặp bác sĩ để khám.
- Bạn có thể cần dùng thuốc chống đông máu (làm loãng máu) như warfarin (Coumadin) hoặc một trong những loại thuốc chống đông máu tác dụng trực tiếp mới hơn để giảm nguy cơ đột quỵ do rung nhĩ. Các bác sĩ của bạn có thể hướng dẫn bạn cách điều trị này.
7. Điều trị bệnh tiểu đường
Lượng đường trong máu cao sẽ làm hỏng các mạch máu theo thời gian, khiến các cục máu đông dễ hình thành bên trong chúng. Hãy cố gắng kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.
Lời khuyên:
- Theo dõi lượng đường trong máu của bạn theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Sử dụng chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc để giữ lượng đường trong máu nằm trong phạm vi khuyến nghị.
Đặt thứ này vào đầu giường trước khi ngủ để ngăn đột quỵ giữa đêm
Trong tình huống nguy cấp, thứ mà bạn đặt vào đầu giường trước khi ngủ có thể trở thành ân nhân cứu mạng, giúp bạn thoát khỏi cơn đột quỵ nhanh chóng đấy.
2 viên Aspirin
Theo các chuyên gia Viện Y học ứng dụng Việt Nam dùng Aspirin theo chỉ định của bác sĩ đã được chứng minh là có thể làm giảm 25% nguy cơ đột quỵ đối với cả nam giới và phụ nữ ở mọi lứa tuổi.
Những người bị đột quỵ ngay trong khi ngủ đa phần không để lộ triệu chứng rõ ràng, vì thế nhiều người nhắm mắt và không bao giờ tỉnh dậy nữa. Nếu như trong đêm bạn bỗng cảm thấy bản thân có một số dấu hiệu bệnh như buồn nôn, nổi gai ốc, thị lực giảm, khó phát âm... sau đó bỗng dưng lên cơn đau ngực nặng thì hãy ngay lập tức gọi cấp cứu.
Và đừng quên đem theo 2 viên Aspirin đã chuẩn bị sẵn để uống kịp thời sau khi tham khảo tư vấn của bác sĩ. Tuy nhiên, tuỵệt đối không tự ý sử dụng Aspirin nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
1 cốc nước
Nhồi máu cơ tim là nguyên nhân có thể cướp đi mạng sống của bạn ngay lập tức. Để phòng chống nhồi máu cơ tim, ngoài cần duy trì hoạt động thể chất hợp lý, chế độ ăn uống khoa học thì chúng ta còn phải uống đủ nước mỗi ngày.
Việc cung cấp đủ lượng nước giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, giúp cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa nhiều căn bệnh khác nhau. Ở người khỏe mạnh, 2 lít nước mỗi ngày là vừa đủ cho mọi hoạt động thể chất và tinh thần.
Trong quá trình ngủ, cơ thể dễ bị đổ mồ hôi và mất nhiều nước hơn, máu trở nên nhớt hơn. Khi máu có độ nhớt quá cao, dễ dẫn đến đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và các bệnh khác.
Do đó trước khi ngủ, bạn nên chuẩn bị sẵn một cốc nước cạnh giường ngủ để nếu có tỉnh dậy giữa đêm và cảm thấy khó chịu, bạn có thể uống nước ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ tránh uống nước trước khi ngủ hoặc khi không thực sự khát để không làm ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ.
1 quả cam
Khi chúng ta ngủ, cơ thể không hề có phản xạ né tránh những tác nhân gây hại nhưng phổi vẫn hoạt động. Lúc này, cơ thể có thể liên tục hít phải khói bụi hoặc mùi hương khó chịu và phổi là cơ quan phải hoạt động vất vả nhất để thanh lọc mọi thứ.
Mùi hương của quả cam có tác dụng kích thích hệ thần kinh hưng phấn, khiến tinh thần trở nên sảng khoái hơn. Đồng thời, mùi cam cũng có tác dụng trong việc thanh lọc không khí , tiêu trừ bụi bẩn, khai thông trí não, bảo vệ chức năng phổi của bạn trong khi ngủ.
Là thực phẩm có hương vị tuyệt vời và tính tiện lợi cao nhưng ăn nhiều xúc xích sẽ dẫn đến 7 hệ lụy nghiêm trọng Xúc xích là loại thực phẩm phổ biến và được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay. Thế nhưng, ăn nhiều xúc xích có thể là nguyên nhân dẫn đến những nguy cơ sau. Mặc dù xúc xích cũng cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein và vitamin B, nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra tiêu thụ loại...