7 dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư
Phát hiện và điều trị sớm là yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân ung thư kéo dài sự sống. Tuy nhiên, các dấu hiệu này thường bị bỏ qua do giống nhiều tình trạng sức khỏe khác.
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức và không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể. Bệnh thường phát triển âm thầm một thời gian dài trước khi gây ra các dấu hiệu và triệu trứng trên lâm sàng để có thể phát hiện được.
Ung thư là bệnh vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân. Nhiều công trình nghiên cứu tại các quốc gia vẫn đang cố gắng trả lời câu hỏi thủ phạm gây ung thư là gì và có cách nào chữa dứt điểm căn bệnh này hay không.
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Arefa Cassoobhoy, Giám đốc Y tế cấp cao của WebMD, thành viên ban cố vấn của Medscape Internal Medicine, chúng ta có thể nhận biết bệnh ung thư qua những cảnh báo sớm sau đây.
Đây là dấu hiệu phổ biến ở bệnh nhân ung thư, tuy nhiên, nó dễ bị nhầm lẫn với nhiều tình trạng sức khỏe như cảm cúm, trầm cảm, mệt mỏi thông thường. Theo Phó giáo sư Arefa, nhiều nguyên nhân khiến người mắc ung thư bị mất cảm giác ngon miệng, chán ăn.
Nếu khối u nằm trong hoặc xung quanh đường tiêu hóa, nó cản trở việc ăn uống, là thủ phạm của hiện tượng khó nuốt, no, đầy bụng ngay cả khi không ăn. Một số khối u giải phóng hormone, làm cơ thể giảm cảm giác đói.
Người mắc ung thư cũng có thể bị đau đớn, căng thẳng, trầm cảm, mất nước và buồn nôn… Những triệu chứng này làm giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn. Ung thư dạ dày, tuyến tụy, ruột và buồng trứng gây áp lực lên dạ dày và khiến dễ bạn cảm thấy chướng bụng.
Chán ăn ở bệnh nhân ung thư có thể xuất phát từ việc khối u ác tính đang phát triển. Ảnh: iStock.
Đi ngoài, tiểu tiện ra máu
Đi ngoài ra máu, tiểu ra máu là thuật ngữ y khoa miêu tả tình trạng có máu trong phân, ra máu trong lúc tiểu, đại tiện. Nguồn máu có thể từ nhiều vị trí khác nhau trong hệ tiêu hóa như mũi, miệng, dạ dày, trực tràng hoặc hậu môn và liên quan nhiều bệnh lý nguy hiểm như trĩ, viêm loét, nhiễm trùng, sỏi thận…
Phó giáo sư Arefa cho hay nếu máu trong phân màu đỏ tươi có nghĩa nó đang chảy từ trực tràng, ruột già. Máu màu sẫm hơn có thể là từ vết loét trong dạ dày. Đi ngoài, tiểu tiện ra máu là dấu hiệu cảnh báo của ung thư đại tràng, ung thư thận hoặc bàng quang. Do đó, bạn nên tới các bệnh viện uy tín để kiểm tra, tầm soát, phát hiện sớm ung thư hoặc các bệnh lý nghiêm trọng khác.
Ho không dứt
Ho, ho khan là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Một người bị ho trong thời gian dài hơn 3 tuần và không khỏi, ngay cả khi đã dùng thuốc, có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về đường hô hấp, tình trạng mạn tính. Do đó, nó khó phân biệt được nếu người mắc ung thư cũng gặp phải triệu chứng này. Ho dai dẳng không dứt có thể là cảnh báo của ung thư phổi, tuyến giáp, cổ họng.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Mỹ, 65% bệnh nhân ung thư phổi có triệu chứng ho mạn tính tại thời điểm chẩn đoán. Đây cũng được xem là dấu hiệu để chẩn đoán sớm bệnh. Người mắc ung thư phổi thường ho kéo dài kèm theo dịch nhầy màu hồng hoặc đỏ nâu, bị khàn tiếng, đau tức ngực và đau, khó nuốt.
Ho không dứt, ho ra máu là dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi, lao… Ảnh: Freepik.
Video đang HOT
Mệt mỏi nhiều ngày
Theo WebMD , mệt mỏi nhiều ngày mà không thể cải thiện ngay cả khi nghỉ ngơi có thể là triệu chứng quan trọng cảnh báo các tế bào ác tính đang phát triển. Một số bệnh ung thư như đại tràng, dạ dày, ung thư máu gây xuất huyết kéo dài cũng là nguyên nhân khiến người mắc mệt mỏi.
Bệnh nhân ung thư mô tả cảm giác mệt mỏi theo nhiều cách. Họ có thể cảm thấy mệt, yếu, kiệt sức, chậm chạp. Nhiều người bị mất năng lượng, không thể tập trung. Số khác gặp tình trạng tay chân nặng nề, không muốn làm bất cứ điều gì, không thể ngủ hoặc ngủ quá nhiều. Không ít người bệnh cảm thấy ủ rũ, buồn bã, cáu kỉnh hoặc thất vọng. Do đó, bạn nên chú ý tới các triệu chứng này và kiểm tra sức khỏe ngay khi có điều gì bất thường.
Sốt là dấu hiệu cơ thể của bạn đang bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, nó cũng là dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư hạch bạch huyết, máu, gan, thận.
Các cơn sốt của bệnh nhân ung thư thường xuất nhiều nhiều lần trong ngày, sốt và cắt cơn liên tục. Một số trường hợp, bệnh nhân bị sốt cao nhiều ngày triền miên. Nếu bị sốt trên 38 độ C liên tục, bạn hãy cảnh giác.
Khối u, nổi hạch
Hạch bạch huyết là hệ thống gồm hàng trăm khối tế bào nhỏ như hạt đậu. Chúng ta có hơn 600 hạch bạch huyết nằm rải rác khắp cơ thể. Tuy nhiên, những vị trí như cổ, nách, bụng và bẹn, bạn mới có thể sờ thấy hạch.
Khi cơ thể có vấn đề như bệnh tật hoặc nhiễm trùng, các hạch sẽ sưng lên. Đó là dấu hiệu cho thấy có nhiều tế bào lympho đang phải hoạt động nhiều để tiêu diệt vi trùng. Điều này có thể nhận thấy dễ dàng ở các hạch tại cổ.
Theo Mayo Clinic, sưng hạch khắp cơ thể có thể là do nhiễm virus HIV, bạch cầu đơn nhân hoặc rối loạn hệ miễn dịch (bệnh viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ). Các hạch cứng, cố định, lớn dần có thể là cảnh báo bạn bị ung thư. Đi kèm nổi hạch, bệnh nhân còn bị sốt, đổ mồ hôi đêm.
Nổi hạch toàn thân có thể là dấu hiệu cơ thể bị nhiễm trùng, viêm, mắc các bệnh lý ác tính hoặc do quá căng thẳng. Ảnh: Merck Manuals.
Theo nghiên cứu của bác sĩ Robert Ferrer (Trung tâm Khoa học Sức khỏe, Đại học Texas, San Antonio, Texas, Mỹ), khi một hạch bạch huyết tăng nhanh về kích thước, nang của nó sẽ căng ra và gây đau cho người bệnh. Cảm giác đau thường là kết quả của quá trình tế bào bị viêm, hệ miễn dịch đang làm việc. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cơn đau hạch cũng có thể do xuất huyết từ các tế bào ác tính.
Với những bệnh nhân bị ung thư, khi sờ vào, hạch (nhất là vùng cổ) có cảm giác cứng, đặc biệt là giai đoạn khối u ác tính đã di căn. Các nang hạch chắc, dính chặt với các mô xung quanh, bờ giới hạn không còn rõ ràng, sờ nắn sẽ cảm thấy đau và mật độ cứng chắc có thể là dấu hiệu của ung thư hạch.
Đổ mồ hôi trộm
Ởphụ nữ trung niên, đổ mồ hôi trộm vào ban đêm là triệu chứng của thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của ung thư hạch. Khoa học vẫn chưa tìm ra lý do bệnh ung thư hạch bị đổ mồ hôi. Một số lý thuyết cho rằng bệnh ung thư hạch gây sốt nên các bộ phận trong cơ thể toát mồ hôi để giảm nhiệt.
Ung thư vú và tuyến tiền liệt gây tác động tiêu cực tới hormone giới tính, cũng khiến bệnh nhân chảy mồ hôi đêm, nóng trong người. Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NIH) , tình trạng này còn phổ biến ở những người sống sót sau ung thư, đặc biệt là phụ nữ.
Tài liệu của Hiệp hội Ung thư Quốc gia Anh cảnh báo đổ mồ hôi quá nhiều khi ngủ có thể là dấu hiệu của một số ung thư như bệnh bạch cầu, u tuyến thượng thận, ung thư xương, ung thư gan…
Ngoài những dấu hiệu trên, Phó giáo sư, tiến sĩ Arefa Cassoobhoy khuyến cáo chúng ta cũng nên để tâm tới các bất thường như thay đổi ở làn da, khó nuốt, giảm cân bất thường… Nếu gặp những vấn đề trên, bạn nên kiểm tra, tầm soát ung thư để kịp thời phát hiện và điều trị.
5 dấu hiệu KHÔNG HỀ ĐAU, dễ bị bỏ qua nhưng lại cảnh báo cơ thể đang kêu cứu mắc ung thư giai đoạn đầu
Ai cũng nghĩ mắc ung thư thì sẽ gây đau nhưng ở giai đoạn đầu, dấu hiệu của ung thư sẽ không hề đau vì vậy rất khó phát biết.
Những căn bệnh về thể chất, đặc biệt là ung thư, thường không xuất hiện đột ngột mà có liên quan đến thói quen sinh hoạt không lành mạnh của chúng ta.
Khi nói đến ung thư, người ta sẽ sợ hãi cho rằng đó là án tử, rơi vào ai thì người đó chịu. Xong thực tế, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới: 1/3 số bệnh ung thư hoàn toàn có thể phòng ngừa được, 1/3 số bệnh ung thư có thể chữa khỏi nhờ phát hiện sớm và 1/3 số bệnh ung thư có thể điều trị bằng các biện pháp y tế để kéo dài sự sống và giảm đau.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng: Bệnh nhân ung thư gan tiến triển từ tế bào gan bình thường, sau đó tăng sinh bất thường, xuất hiện các tổn thương tiền ung thư rồi mới gây ung thư gan, quá trình này có thể kéo dài đến 10 - 20 năm. Trong khoảng thời gian này, nếu như bệnh nhân có thể phát hiện các tổn thương ung thư, họ có thể đi khám và điều trị kịp thời, có thể chữa lành hoặc làm chậm sự phát triển của ung thư gan.
Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân là hiểu đúng về bệnh ung thư, hiểu những dấu hiệu cảnh báo sớm của cơ thể, từ đó phòng và chữa bệnh một cách khoa học.
Ung thư vì sao hầu như không có triệu chứng trong giai đoạn đầu?
Hầu hết các bệnh ung thư đều không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, thậm chí nếu có biểu hiện thì chúng rất nhẹ và dễ bị bỏ qua, tại sao vậy?
Bởi vì lúc này khối u còn nhỏ nên mức độ tổn thương đối với cơ thể con người cũng rất nhỏ. Hơn nữa ở giai đoạn này, khối u ấy phải "đối đầu" với các hệ miễn dịch, hai bên cố gắng để duy trì trạng thái ổn định nên không biểu hiện các triệu chứng như đau dữ dội.
Ngược lại, khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu đau thì nghĩa là miễn dịch của con người đã "thua trận", tế bào ung thư thoát khỏi sự kiềm chế của hệ thống miễn dịch và bắt đầu tấn công các cơ quan khác.
5 dấu hiệu KHÔNG HỀ ĐAU của bệnh ung thư
Không có triệu chứng trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư, nhưng không có nghĩa là cơ thể chúng ta không phát ra tín hiệu nguy hiểm. Các tế bào miễn dịch của con người cực kỳ nhạy cảm. Khi có tế bào đột biến, nó sẽ có một phản ứng bất thường nhẹ, nhưng lại rất dễ bị bỏ qua. Hãy cảnh giác với 5 tín hiệu sau đây của cơ thể.
1. Chảy máu không thể giải thích được
Ngoại trừ thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, việc chảy máu đột ngột ở bất kỳ cơ quan nào trên cơ thể đều là biểu hiện bất thường, có khả năng là tín hiệu cảnh báo sớm các khối u trên cơ thể. Chảy máu thường gặp nhất là chảy máu mũi, ho ra máu và lẫn máu trong phân... có thể là dấu hiệu của ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư đại trực tràng...
2. Sốt liên tục
Sốt là phản ứng của các tế bào của con người đối với các bệnh nhiễm trùng khác nhau. Thông thường, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn sẽ gây ra sốt nhưng sẽ không kéo dài quá lâu. Nếu sốt tiếp tục kéo dài hơn một tuần, thì bạn phải xem xét các bệnh khác ngoài cảm lạnh. Hầu hết bệnh ung thư giai đoạn đầu đều có triệu chứng sốt, chủ yếu là sốt nhẹ kéo dài 37 đến 38 độ C, đi kèm cảm giác mệt mỏi, cơ thể yếu ớt.
3. Giảm cân không rõ lý do
Nếu bạn không cố tình giảm cân mà cân nặng vẫn sụt nhanh trong thời gian ngắn thì có nghĩa là chức năng cơ thể đang có vấn đề, có thể là do khối u ác tính gây nên, và bạn cần đi khám kịp thời.
4. Xuất hiện các cục u bất thường
Các cục u bất thường xuất hiện trên cơ thể là đặc điểm rõ ràng nhất mà hầu hết các khối u có thể biểu hiện trong giai đoạn đầu. Khi các cục u dai dẳng hoặc tăng nhanh trên bề mặt của cơ thể, ví dụ như cục u bất thường trên vú, trên cổ, không đối xứng hai bên và có dấu hiệu lớn dần thì tốt nhất nên đến bệnh viện để kiểm tra thêm.
5. Khó nuốt và khó tiêu
Nếu thời gian gần đây, bạn cảm thấy khó nuốt, cổ họng vướng víu mà không liên quan đến chứng cảm cúm hay viêm họng nào thì nên đi khám thực quản sớm vì nó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư thực quản. Ngoài ra, khi ăn uống ở chế độ bình thường mà bạn vẫn thường xuyên bị đầy hơi, khó tiêu, thậm chí còn có cảm giác đau ở rốn, bụng thì rất có thể bạn đã mắc bệnh dạ dày hay xuất hiện khối u nào đó ở hệ thống tiêu hóa.
Chúng ta nên làm gì để phòng chống bệnh ung thư?
Ung thư ở giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng gì khiến nhiều người phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối khiến bệnh khó điều trị, rút ngắn thời gian sống.
Bác sĩ đề nghị những người trên 40 tuổi nên khám sức khỏe để phòng ngừa ung thư hàng năm. Khác với khám sức khỏe thông thường, cần thực hiện tầm soát khối u tương ứng tùy theo tình trạng cá nhân mỗi người bao gồm:
- Yếu tố giới tính
Phụ nữ tập trung vào tầm soát ung thư cổ tử cung, tầm soát ung thư vú, khám tử cung, buồng trứng và các khám phụ khoa khác. Trọng tâm của việc tầm soát phòng chống ung thư cho nam giới là tầm soát ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, tuyến tụy, tinh hoàn...
- Yếu tố nghề nghiệp
Các khối u sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường. Những người ở những khu vực ô nhiễm nặng, và một số nhóm nghề nghiệp có nguy cơ cao cần phải khám sức khỏe chống ung thư thường xuyên.
- Yếu tố di truyền
Một số loại ung thư do gen di truyền, nếu trong gia đình có nhiều thế hệ mắc cùng một bệnh ung thư thì cần khám sức khỏe tổng quát định kỳ và tầm soát loại ung thư đó.
Theo cuốn sách "Dấu vết ung thư" do Viện Ung thư Hoa Kỳ xuất bản, 77% trường hợp ung thư là do lối sống, trong đó di truyền chiếm 14% và môi trường chiếm 9%. Nói cách khác, sự xuất hiện của hầu hết các khối u có liên quan mật thiết đến lối sống không lành mạnh của chúng ta. Trong cuộc sống, điều chúng ta có thể làm là đi ngủ sớm và dậy sớm, không hút thuốc, ít uống rượu, tập thể dục thường xuyên, ăn nhiều rau quả để kiểm soát cân nặng, béo phì có thể gây ra nhiều bệnh, trong đó có khối u.
Bé trai 5 tuổi tổn thương nặng ở vùng kín do sai lầm của cha mẹ Bệnh nhi được gia đình đưa tới khám tại Khoa Nam học và Tiết niệu, Bệnh viện E do sốt, mệt mỏi kéo dài, đau đớn ở dương vật. Ảnh minh họa Các bác sĩ phát hiện cháu bé bị hẹp đầu dương vật, bao quy đầu viêm nhiễm lâu ngày, chảy mủ nặng nề. "Lượng mủ chảy ra từ bao quy đầu...