7 dấu hiệu của tiền tiểu đường bạn không nên bỏ qua
Ngoài việc kiểm tra đường huyết thường xuyên, có một số dấu hiệu giúp chúng ta nhận biết sớm tiền tiểu đường
Có thể ngăn chặn tiền tiểu đường diễn tiến thành tiểu đường tuýp 2 nếu bạn sớm nhận ra và hiểu rõ các nguy cơ gây bệnh. Người có mức đường huyết nhỉnh hơn bình thường nhưng chưa vượt ngưỡng thì được xếp vào giai đoạn tiền đái tháo đường.
Tuy nhiên, đây là dấu hiệu sớm có thể tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 với tất cả các hậu quả tiêu cực về sức khỏe. Theo một số ước tính, bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể rút ngắn 10 năm tuổi thọ của bạn.
Sau đây là một số dấu hiệu của tiền tiểu đường bạn không nên bỏ qua:
Huyết áp cao: Những người bị huyết áp cao có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì tăng huyết áp buộc tim phải làm việc nhiều hơn để đưa máu đi khắp cơ thể. Chính điều này khiến cơ thể khó loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi máu. Tăng huyết áp và tiền tiểu đường khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn, làm gia tăng đáng kể nguy cơ suy tim.
Mắt bị mờ: Cả tiền tiểu đường và tiểu đường đều có tác động đến thị giác. Khi lượng đường trong máu dao động mạnh từ cao xuống thấp, nó có thể khiến chất lỏng rò rỉ vào ống kính của mắt bạn. Điều đó xảy ra bởi vì cơ thể bạn đã hoạt động quá mức để lấy càng nhiều nước càng tốt từ các tế bào giúp loại bỏ lượng đường dư thừa. Điều này có thể là khiến mắt sưng lên, thay đổi hình dạng và cuối cùng là hình ảnh bị mờ nhạt.
Video đang HOT
Các vấn đề về da: Đôi khi các vấn đề bên trong cơ thể lại biểu hiện ra bên ngoài. Tiền tiểu đường có thể gây ra các mảng sáng bóng, có vảy hoặc các mảng tối trên da do nồng độ insulin trong máu tăng lên. Tiền tiểu đường cũng ảnh hưởng đến lưu thông máu, có thể gây ngứa ở tứ chi, đặc biệt là chân.
Bệnh Gout: Bệnh Gout là một dạng viêm khớp do sự tích tụ axit uric trong mô khớp. Nó khiến người bệnh đau đớn và cũng có thể báo hiệu tiền tiểu đường.
Đói không rõ nguyên nhân: Đường hay glucose, là nguồn nhiên liệu chúng ta cần để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng khi chúng ta nhận được quá nhiều, insulin được sản xuất bởi tuyến tụy sẽ không thể xử lý glucose hiệu quả, khiến lượng đường dư trong máu, không thể chuyển hóa thành năng lượng.
Kết quả là bạn có thể cảm thấy đói ngay sau bữa ăn, bởi vì cơ thể bạn không nhận đủ những gì nó cần. Nếu điều này xảy ra tốt hơn là nên uống một ít nước để giúp loại bỏ đường thừa qua nước tiểu, tham gia tập thể dục nhẹ nhàng để cải thiện độ nhạy insulin của cơ thể.
Luôn bị mệt mỏi: Lượng đường trong máu dư thừa có thể dẫn đến đói và kiệt sức. Khi cơ thể bạn không nhận được năng lượng cần thiết, mặc dù ăn đầy đủ bữa, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Lối sống ít vận động và chế độ ăn uống kém là hai yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với tiền tiểu đường.
Luôn khát nước: Luôn khát nước, đặc biệt là sau bữa ăn, có thể báo hiệu tiền tiểu đường. Cơ thể của bạn đã bắt đầu làm việc chăm chỉ để loại bỏ glucose dư thừa trong máu, và một trong những cách đó là pha loãng máu và thải đường chưa qua xử lý qua nước tiểu. Để có được lượng nước đó, cơ thể bạn sẽ phải lấy từ các tế bào xung quanh, khiến chúng bị mất nước và bạn thường xuyên khát nước./.
Căn bệnh gần 4 triệu người Việt mắc nhưng vẫn còn mù mờ chưa hiểu
Đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm, nhưng có nhiều biến chứng nguy hiểm. Tại Việt Nam có khoảng gần 4 triệu người mắc bệnh và con số này được dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu người vào năm 2040.
Dùng chung đơn thuốc
Các chuyên gia về đái tháo đường cho biết người dân vẫn còn chưa hiểu về bệnh và còn có nhiều quan niệm sai lầm về bệnh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Ví dụ trường hợp của ông N. M. H. 57 tuổi quê Lâm Thao, Phú Thọ là điển hình. Do người mệt mỏi, háo nước nên ông H. đi kiểm tra sức khỏe. Kết quả kiểm tra, bác sĩ phát hiện đường huyết lúc đói của ông H. lên tới 13mmol/l và chẩn đoán đái tháo đường tuyp 2. Bác sĩ kê đơn thuốc điều trị khoảng 1 tháng. Sau 1 tháng, ông H. ra nhà thuốc gần nhà nhờ kiểm tra đường huyết nhưng vẫn chưa xuống.
Vì sợ xuống viện kiểm tra tốn kém nên ông H. đã lấy luôn đơn thuốc của một người quen và sử dụng. Hậu quả, sau khi uống thuốc 1 thời gian, ông H. bị biến chứng tăng đường huyết nặng vì sai thuốc và quan niệm người tiểu đường giống nhau dùng chung đơn thuốc được.
Hay trường hợp bà Lại Thị N. 67 tuổi, Thái Bình. Bà N. bị đái tháo đường tuyp 2 phát hiện được 7 tháng trước. Sau khi điều trị đường huyết ổn định, bà N. nghĩ bệnh đã khỏi nên không kiêng khem và ăn uống như bình thường. Kết quả, bà N. phải nhập viện vì đường huyết tăng 'chót vót' lên tới 18 mmol/l lúc đói.
Đái tháo được căn bệnh gần 4 triệu người Việt mắc
Ông Đỗ Anh T. 56 tuổi, Hà Nội cũng nghĩ đái tháo đường là bệnh bình thường và lúc nào nhớ thì uống thuốc, quên thì thôi. Có những lúc tham công tiếc việc ông đi công tác và quên không mang thuốc. Hậu quả, đái tháo đường biến chứng phá vỡ hết cơ quan nội tạng. Khi nhập viện cấp cứu, đường huyết trong máu lên tới 23 mmol/l. Sau gần 3 tháng kiên trì điều trị biến chứng đái tháo đường, nhưng ông T. đã không qua khỏi.
Bệnh không thể chữa khỏi
Theo Ths.Bs.Châu Hoàng Sinh - Khoa Nội Tiết- Bệnh viện quận Thủ Đức, đái tháo đường là rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.
Bác sĩ Sinh cho biết hầu như ngày nào ông cũng gặp các bệnh nhân với những câu hỏi và hiểu biết về bệnh chưa tốt. Ví dụ có trường hợp điều trị bệnh tiểu đường nhiều năm, đường huyết thường xuyên cao, bác sĩ tư vấn các biện pháp kiểm soát đường huyết tốt hơn nhưng bệnh nhân tỏ thái độ "tui thấy khỏe, bác sĩ cứ cho thuốc uống là được".
Hay có bệnh nhân bị đái tháo đường type 2 đã 3 năm, chích insulin. Đi tái khám, bác sĩ tư vấn uống thuốc, bệnh nhân nhất quyết từ chối. Bệnh nhân khẳng định: "tiểu đường là do thiếu Insulin, chỉ cần chích Insulin là đủ" nên không chịu theo tư vấn của bác sĩ.
Theo bác sĩ Sinh, đái tháo đường cần phải nhớ đây là bệnh suốt đời, cần phải kiểm soát bệnh chứ không khỏi hẳn. Việc chữa khỏi đái tháo đường là không có và không có thuốc nào điều trị hết được bệnh đái tháo đường nên người bệnh cần hiểu và tuân thủ tư vấn và điều trị của bác sĩ.
BS Sinh cho biết có rất nhiều bệnh nhân tiểu đường khi điều trị ổn định được bác sĩ cho ngưng thuốc nhưng nghĩ mình hết bệnh là không đúng. Khi bệnh nhân ăn uống nhiều, sẽ gây tăng đường huyết và biến chứng. Đây là trường hợp thường gặp. Vì vậy, ngưng thuốc không có nghĩa là ngưng thực hiện đúng chế độ ăn uống, vận động.
Nếu bệnh nhân kiểm soát kém hay không kiểm soát đường huyết sẽ gây tăng đường huyết kéo dài và gây ra các biến chứng. Có bệnh nhân điều trị thấy khỏe (mặc dù đường huyết vẫn cao), dẫn đến chủ quan, ít quan tâm sức khỏe hơn, lâu ngày sẽ có biến chứng.
Vậy, quan trọng là chúng ta cần kiểm soát tốt đường huyết sẽ giảm biến chứng do tiểu đường gây ra. Theo số liệu từ hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF), 70% biến chứng đái tháo đường có thể phòng ngừa được nếu kiểm soát được đường huyết. Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, nếu chúng ta kiểm soát đường huyết càng sớm ngay khi chẩn đoán sẽ giảm được nhiều biến chứng.
Tiêu thụ tinh bột chất lượng cao giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2 Các chuyên gia tại Trung tâm Y tế Đại học Erasmus (Hà Lan) và Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan (Mỹ) phát hiện tiêu thụ tinh bột chất lượng cao, đặc biệt từ ngũ cốc nguyên cám, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Các chuyên gia tại Trung tâm Y tế Đại học Erasmus (Hà Lan)...