7 cách giúp trẻ cai nghiện điện thoại thành công
Nhiều cha mẹ đau đầu vì con quá nghiện điện thoại. Những cách dưới đây sẽ giúp trẻ cai nghiện điện thoại thành công.
Thời đại công nghệ chúng ta không thể cấm trẻ sử dụng điện thoại thông minh hay máy tính bảng… Tuy nhiên nhiều trẻ dành sự ham mê quá mức đối với các thiết bị điện tử, thậm chí bỏ ăn, khóc ngằn ngặt để đòi chơi cho bằng được. Việc này khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Vậy ba mẹ cần phải làm gì để giúp trẻ cai nghiện điện thoại?
Dưới đây là những cách cai nghiện điện thoại cho trẻ mà không cần dùng roi hay la mắng. Cha mẹ hãy tham khảo để áp dụng ngay.
1. Cha mẹ cần bỏ thói quen sử dụng điện thoại
Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Nhiều phụ huynh cũng có thói quen sử dụng điện thoại rất nhiều. Nếu cha mẹ suốt ngày “dán mắt” vào điện thoại mọi lúc mọi nơi, thì con cái chắc chắn sẽ học theo. Mặc dù công việc có thể cần sử dụng các thiết bị điện tử thường xuyên, nhưng ba mẹ cần phải hạn chế thói quen này để làm gương cho trẻ. Khi về nhà, ba mẹ hãy tạm gác điện thoại sang một bên và dành thời gian cho con.
2. Không nên đánh mắng trẻ
Khi trẻ sử dụng điện thoại quá nhiều, cha mẹ nói mãi con không nghe, nhiều phụ huynh bực tức thường đánh mắng trẻ. Việc dùng bạo lực và lời nói nặng nề để dạy con luôn là phương pháp giáo dục không được khuyến khích. Vì chúng có thể mang lại tác dụng ngược. Trẻ sẽ dễ cảm thấy ấm ức và phản kháng nhiều hơn. Cha mẹ nên nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ thời gian sử dụng điện thoại đã hết hoặc nhắc con nên làm việc khác thay vì chăm chú vào chiếc điện thoại.
Video đang HOT
3. Giải thích cho trẻ về tác hại khi sử dụng điện thoại
Trẻ nhỏ thường bị hấp dẫn bởi những thứ mới lạ ví dụ như điện thoại, máy tính bảng… Chúng chưa thể nào nhận biết được các tác hại khi sử dụng điện thoại quá nhiều. Do đó, phụ huynh cần phải có trách nhiệm giải thích để trẻ hiểu về những tác hại này. Hãy thử trò chuyện với con về việc xem nhiều điện thoại sẽ gây hại ví dụ như mỏi mắt, học hành sa sút, tác hại đến não…
4. Đưa ra các hình phạt
Cha mẹ nên cai nghiện điện thoại cho con một cách từ từ. Phụ huynh có thể giới hạn thời gian sử dụng điện thoại của con trong 1 ngày và nếu như trẻ không chấp hành thì con có thể bị phạt không được sử dụng điện thoại nữa hoặc một hình phạt nào đó. Cách cai nghiện điện thoại từ từ này sẽ giúp trẻ không bị sốc khi cha mẹ đột ngột cấm chúng sử dụng thiết bị di động thông minh.
Bên cạnh các hình phạt, cha mẹ nên có phần thưởng nếu con chấp hành việc không sử dụng điện thoại một cách chỉnh chu. Như thế trẻ sẽ có hứng thú hơn với việc không sử dụng điện thoại.
5. Khuyến khích trẻ tham gia nhiều hoạt động có ích
Hãy khuyến khích trẻ tham gia nhiều hoạt động ngoài trời bổ ích như đi xe đạp, đá bóng, bơi lội, bóng rổ, vẽ tranh… Những hoạt động này không chỉ giúp trẻ cai nghiện điện thoại mà còn có tác dụng tăng cường sức khỏe, rèn luyện các kỹ năng cần thiết.
6. Khuyến khích con chơi cùng bạn bè
Cha mẹ nên khuyến khích trẻ chơi nhiều với bạn bè như thế con sẽ có hứng thú hơn và tạm quên đi việc nghịch điện thoại. Việc chơi với bạn bè còn giúp trẻ thư giãn, năng động và tăng khả năng giao tiếp hơn. Con có thể tham gia các hoạt động ngoài trời cùng các bạn, ví dụ như đạp xe, đá bóng, chơi cầu lông…
7. Cha mẹ nên dành thời gian chất lượng bên trẻ
Cuộc sống bận rộn khiến các bậc phụ huynh ít có thời gian chơi cùng con. Trẻ sẽ cảm thấy cô đơn, có xu hướng giải tỏa cảm xúc bằng việc chơi game, xem video trên điện thoại. Ngoài ra nhiều phụ huynh còn tạo thói quen xấu cho trẻ bằng cách đưa điện thoại cho con nghịch để trẻ không làm loạn, ngồi ngoan 1 chỗ. Hành động này của cha mẹ vô tình khiến con ngày càng nghiện điện thoại. Do đó, ba mẹ càng phải dành thời gian quan tâm và chơi cùng trẻ. Đừng để các thiết bị điện tử trở thành người bạn duy nhất hay là “bảo mẫu” công nghệ số của trẻ.
Việc chơi cùng trẻ sẽ làm tăng sự thân thiết, tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Đặc biệt các trò chơi giải trí mang tính trí tuệ còn giúp trẻ phát triển tư duy, sự sáng tạo và khả năng tưởng tượng tuyệt vời.
Khởi nghiệp trong thời đại công nghệ số - quan điểm từ góc độ đa chiều
GD&TĐ - Tập huấn quốc tế chủ đề "Khởi nghiệp trong thời đại công nghệ số - quan điểm từ góc độ đa chiều" đã đem đến nhiều kiến thức bổ ích cho sinh viên.
Ông Rainer Svacinka, Giám đốc điều hành Công ty Công nghệ SUMO, điều hành Dự án INCREASE chia sẻ tại buổi tập huấn.
Buổi tập huấn do Đại học Thái Nguyên phối hợp với dự án INCREASE tổ chức chia sẻ cho 700 sinh viên, lãnh đạo Phòng Công tác học sinh sinh viên và bí thư đoàn các trường thuộc và trực thuộc Đại học Thái Nguyên.
Chương trình được diễn ra với các nội dung: Tập huấn kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng khởi nghiệp và kỹ năng mềm cho sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh của Trường Ngoại ngữ, Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Trường Đại học Sư phạm và Khoa Quốc tế.
Buổi tập huấn đã truyền tải, lan tỏa những thông điệp tích cực, thúc đẩy tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp trong sinh viên. Đồng thời, tạo cơ hội để sinh viên thảo luận, trao đổi với chuyên gia về những khó khăn, vướng mắc đang gặp phải trong quá trình nghiên cứu, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Phát biểu tại Hội thảo PGS.TS Trần Thanh Vân - Phó Giám đốc Đại học Thái Nguyên gửi lời cảm ơn tới ông Rainer Svacinka, Giám đốc điều hành Công ty Công nghệ SUMO, điều hành Dự án INCREASE thuộc Chương trình Erasmus Plus đã dành thời gian quý báu để chia sẻ với hơn 700 sinh viên của Đại học Thái Nguyên.
700 sinh viên của Đại học Thái Nguyên tham gia buổi tập huấn.
Hiện nay sinh viên tại một số trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên ra trường còn thiếu các kỹ năng quan trọng như: Kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng khởi nghiệp và các kỹ năng mềm khác để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc trong thời đại 4.0.
Từ thực tế đó, Đại học Thái Nguyên luôn tìm tòi các cơ hội nhằm trang bị cho sinh viên không chỉ vững vàng về kiến thức chuyên môn mà còn có đủ khả năng làm việc một cách chuyên nghiệp, có phẩm chất, năng lực, trình độ, kỹ năng cơ bản của người lao động. Một trong các giải pháp là đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế nhằm học tập, chia sẻ kinh nghiệm và vận động nguồn lực hỗ trợ để thực hiện các mục tiêu.
Chương trình nằm trong định hướng chiến lược của Đại học Thái Nguyên và các trường thành viên nhằm nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học , khởi nghiệp và ứng dụng công nghệ trong cộng đồng giảng viên, sinh viên.
Hai nữ sinh đánh 'đàn chị' vì... bị nhìn thiếu thiện cảm Một nữ sinh lớp 8 bị 2 em lớp 7 dùng tay và mũ bảo hiểm đánh tại trường. Các em đứng xung quanh đã dùng điện thoại quay clip rồi đăng lên mạng xã hội. Ngày 29-3, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang yêu cầu Ban Giám hiệu Trường THCS Vĩnh Thuận Tây lập...