7 cách giúp bạn thoát khỏi cám dỗ của việc mua sắm theo tâm trạng
“Trị liệu bán lẻ” là một cách “móc túi” bạn từ những người bán hàng khi bạn đang có tâm trạng. Vậy làm cách nào để bạn thoát khỏi “cám dỗ” này?
“Nếu bạn không lập kế hoạch, bạn đang lập kế hoạch thất bại.” Bạn đã từng nghe câu nói này chưa? Bạn cần có một kế hoạch để giữ cho những cảm xúc của bạn không khiến bạn mua những món đồ mà có thể bạn sẽ chẳng bao giờ dùng tới.
Trị liệu bán lẻ là gì? Nói một cách đơn giản, nó giúp bạn thoát khỏi những cảm xúc buồn chán thực tại bằng việc mua sắm.
Vậy làm cách nào để bạn không còn tiêu tiền đến cạn kiệt mỗi lần bạn buồn chán? Dưới đây là một số bước đơn giản để giúp bạn mua sắm có trách nhiệm và hối hận sau khi mua:
1. Lập ngân sách và bám sát
Hãy tưởng tượng bạn thức dậy vào buổi sáng sau một cuộc mua sắm lớn và thở phào nhẹ nhõm vì tất cả đều nằm trong mức ngân sách bạn cho phép. Đó sẽ là một cách tốt để bắt đầu một ngày mới!
Ngân sách của bạn là con đường giúp bạn tự do và vui vẻ. Khi bạn lập kế hoạch ngân sách cho tháng sắp tới, hãy quyết định bao nhiêu thu nhập của bạn sẽ dành cho những thứ cần thiết (như tiền thuê nhà và tiện ích), bao nhiêu sẽ dành cho việc từ thiện và bao nhiêu sẽ dành cho mục tiêu tiền bạc của bạn (như trả hết nợ hoặc xây dựng quỹ khẩn cấp của bạn).
Hãy luôn lập ngân sách từ đầu tháng và bám sát nó để đảm bảo bạn không thấu chi.
Nếu bạn sắp hết nợ và có quỹ khẩn cấp, hãy thêm một số thứ bạn thích vào ngân sách, chẳng hạn như một bộ quần áo mới mỗi tháng, một buổi hẹn hò bên ngoài với người yêu hay bạn đời. Nhưng nếu bạn muốn mua hàng và không còn chỗ trong ngân sách – hãy tuyệt đối nói không.
2. Window shopping
Window shopping là hình thức bạn lướt xem các món đồ, nhưng không mua chúng.
Có thể bạn vẫn cho chúng vào giỏ hàng, nhưng đến bước thanh toán bạn sẽ dừng lại. Cách này cũng vẫn có thể giúp bạn giải tỏa cảm xúc – nhưng lại không tiêu tốn tiền của bạn.
Window Shopping: Mua sắm qua cửa sổ – sẽ giúp bạn cân nhắc kỹ càng trước khi chi tiền cho bất kỳ món đồ nào.
Bạn có thể cứ giữ chúng trong giỏ, và quay lại mua khi chúng có đợt khuyến mại hoặc khi bạn có ngân sách cho chúng trong thời gian tới. Như vậy, bạn đã có thời gian cân nhắc kỹ càng hơn thay vì việc mua sắm bốc đồng khi cảm xúc đang đi tàu lượn siêu tốc.
Video đang HOT
3. Thu hẹp mua sắm của bạn xuống những nhu cầu cần thiết
Thay vì mua đôi giày chạy bộ thứ n của bạn vì hãng mới tung ra gam màu bạn thích, hãy dùng số tiền đó vào việc mua các nhu yếu phẩm như thực phẩm, đồ vệ sinh cá nhân hoặc dung dịch gia dụng.
Thay vì mua quá nhiều giày dép, túi xách, quần áo chỉ vì chúng khác “màu”, thì hãy dùng số tiền đó để mua những món đồ bạn cần tới hơn.
Mua sắm thông minh không chỉ đơn giản là việc lựa chọn những ưu tiên trước, mà còn nằm ở việc khung giờ mua sắm, phiếu giảm giá… Ví dụ, siêu thị thường sẽ giảm giá thực phẩm sau khoảng 7h30 tối, một số loại thực phẩm sẽ được giảm giá trong khi hạn sử dụng thì vẫn còn dài miên man, mua 2 được 3… Với một chút kiên nhẫn, nghiên cứu và lập kế hoạch, bạn có thể nhận được gấp đôi số tiền của mình!
Hãy tận dụng tối đa các đợt giảm giá.
5. Đặt ranh giới với các mạng xã hội
Hãy theo dõi những người truyền cảm hứng để bạn trở thành một con người tốt hơn – không phải những người khiến bạn cảm thấy cần nhiều hơn nữa để khiến bạn hạnh phúc. Bạn sẽ hầu như không thể hài lòng với cuộc sống của chính mình nếu bạn liên tục nhìn vào những gì người khác có. Vì vậy, hãy tắt hoàn toàn các mạng xã hội của bạn.
Nếu như bạn không thể ngừng so sánh hay cuốn theo lối sống của người khác, vậy thì hãy xóa các ứng dụng xã hội.
6. Tránh xa các yếu tố dễ kích thích bạn
Bạn biết khi mình có tâm trạng không tốt, bạn sẽ thường đến mua sắm tại một số cửa hàng. Vậy lần tới, hãy tránh xa những cửa hàng đó ra. Hãy ném điện thoại ra xa để bạn không tìm đến mua sắm trực tuyến, thay vào đó hãy đi dạo hóng gió, gọi điện cho bạn bè hoặc người thân…Cách này vừa giúp bạn duy trì những mối quan hệ gần gũi, vừa giảm được việc mua sắm vô bổ.
7. Quá khứ của bạn không xác định bạn
Có một sự khác biệt lớn giữa “Tôi đã thất bại” và “Tôi là một người thất bại”. Một là quyết định – hai là chúng ta là ai.
Nếu bạn đang đấu tranh với trị liệu bán lẻ, bạn phải nhớ rằng những sai lầm không xác định bạn là ai. Tất cả chúng ta đều phạm sai lầm. Đó là một phần của con người! Nhưng khi bạn coi những sai lầm đó như là bản sắc của mình, bạn sẽ không bao giờ có thể tạo ra một cuộc sống mà bạn yêu thích.
Cảm giác hối hận sau khi sử dụng trị liệu bán lẻ để giảm cảm giác buồn bã của bản thân là chuyện bình thường. Và cảm giác tội lỗi có thể hữu ích – nó có thể thúc đẩy chúng ta đưa ra quyết định tốt hơn vào lần sau.
Nếu bạn cho rằng những sai lầm trong quá khứ của mình về tiền bạc – như trị liệu bán lẻ hoặc bất kỳ quyết định tài chính nào khác mà bạn không tự hào – là quá lớn để vượt qua, hãy nhớ có rất nhiều người giống như bạn và họ đã vượt qua, vậy tại sao bạn không thể?
Những thói quen tài chính cần học khi bạn là các ông bố, bà mẹ đơn thân
Bạn vừa mới chia tay và chính thức trở thành một ông bố bà mẹ đơn thân? Hãy dắt túi những mẹo quản lý tài chính này để bạn luôn có thể chăm sóc tốt cho bản thân và con cái.
Theo nghiên cứu, một ông bố/ bà mẹ đơn thân đang cố gắng điều hành một hộ gia đình có nguy cơ sống trong cảnh nghèo đói cao gấp 5 lần so với một gia đình do một cặp vợ chồng quản lý.
Trong khi việc lập ngân sách là một chủ đề mà nhiều người phải vật lộn, thì các ông bố bà mẹ đơn thân còn phải đối mặt thêm thách thức khi tự mình quản lý tài chính với những đứa trẻ phải nuôi dạy.
Nếu bạn cũng là một ông bố bà mẹ đơn thân, hãy xem 4 thói quen bạn có thể áp dụng để giúp cải thiện tình hình tài chính của mình nhé.
1. Tìm hiểu cách lập ngân sách
Học cách lập ngân sách là yếu tố số 1 nếu bạn là một bà mẹ đơn thân đang muốn quản lý tài chính tốt hơn. Khi sắp xếp công việc và con cái, cộng với việc chi trả mọi thứ một mình, việc lập ngân sách sẽ giúp bạn đi đúng hướng. Với ngân sách sẵn có, bạn sẽ có thể đưa ra quyết định tốt hơn và cắt bỏ những chi phí không cần thiết.
Chăm sóc con cái chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là khi bạn là một ông bố hay bà mẹ đơn thân - gánh nặng tài chính sẽ tăng gấp đôi.
Vậy bạn nên bắt đầu từ đâu khi tạo ngân sách? Có rất nhiều lựa chọn, bao gồm viết mọi thứ trên giấy, hoặc sử dụng một giải pháp trực tuyến như các phần mềm quản lý tài chính. Tất cả các tùy chọn phần mềm trực tuyến này giúp tạo ngân sách và theo dõi dễ dàng.
Nếu như sống cùng bạn đời, bạn có thể dựa vào khi cần. Nhưng khi đã chia tay, bạn gần như sẽ phải tự chăm lo cho cuộc sống của mình và con, chính vì vậy hãy luôn có kế hoạch tài chính cho mỗi khoản chi. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, trước khi bạn làm bất cứ điều gì, trước tiên bạn cần xác định cách lập ngân sách của mình, sau đó sử dụng các công cụ và phần mềm phù hợp sẽ phù hợp nhất với bạn. Không có điều gì phù hợp với tất cả mọi người, vì vậy bạn có thể điều chỉnh và thay đổi ngân sách của mình bất cứ khi nào bạn muốn.
2. Tự động hóa khoản tiết kiệm của bạn
Thật khó có thể tiết kiệm tiền khi là một ông bố/bà mẹ đơn thân, nhưng thậm chí chỉ 100.000 đồng cho mỗi lần lấy lương vẫn tốt hơn là không tiết kiệm chút nào. Ngoài ra, bằng cách tự động tiết kiệm, bạn thậm chí sẽ "không nhận thấy" tiền đang được tiết kiệm và nó sẽ có vẻ dễ dàng hơn cho bạn.
Dù chỉ là một phần rất nhỏ, nhưng hãy cố gắng tiết kiệm từng chút một. Hãy tích tiểu thành đại.
Để bắt đầu tự động hóa khoản tiết kiệm của bạn, hãy liên hệ trực tiếp với ngân hàng phát hành thẻ mà bạn nhận lương mỗi tháng. Bạn có thể tiết kiệm một phần trăm nhất định trong số tiền lương của mình mỗi khi bạn được thanh toán.
3. Quỹ khẩn cấp
Sẽ có lúc cần đến quỹ khẩn cấp và bạn không có cơ hội tìm đến người bạn đời hoặc những người quan trọng khác để được trợ giúp tài chính. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải tiết kiệm cho những trường hợp khẩn cấp - được chuyển tiền sang một tài khoản riêng.
Cuộc sống không ai biết trước điều gì sẽ xảy ra.Vì vậy hãy luôn có một khoản khẩn cấp để khi cần dùng bạn có thể tránh vay mượn hay hạn chế mức vay mượn xuống tối thiểu.
Có một quỹ khẩn cấp có thể giúp bạn không mắc nợ, hoặc tệ hơn là không đủ khả năng chi trả những nhu cầu thiết yếu như sửa xe hoặc sửa nhà hay khi bạn hoặc con bị ốm. Mặc dù không có quy tắc cứng hay nhanh về số tiền bạn nên tiết kiệm trong quỹ khẩn cấp của mình, nhưng bạn nên điều chỉnh nó cho phù hợp với thu nhập, chi phí hiện tại và những gì bạn cho là có thể chấp nhận được.
4. Dạy con bạn
Khi bạn đang cố gắng chăm lo cho các nhu cầu tài chính của gia đình mình, có thể khó dạy bọn trẻ về những thói quen tài chính thông minh. Tuy nhiên, điều này rất quan trọng - đặc biệt nếu bạn muốn con mình lớn lên có thể tự chủ về tài chính.
Ví dụ, hãy dạy con mình về cách sống giản dị, tiết kiệm và tránh mắc nợ. Bạn có thể cho con một khoản tiền nhỏ và dạy con cách xử lý số tiền đó một cách có trách nhiệm, bao gồm cả cách tiết kiệm cho tương lai.
Đừng nghĩ rằng không nên cho trẻ tiếp xúc với tiền sớm - thực tế, trẻ càng biết cách tiêu, quản lý tiền bạc càng sớm, bé càng có thể kiểm soát chi tiêu của mình tốt hơn trong tương lai.
Sách và thậm chí cả các chương trình truyền hình cũng có thể giúp bạn truyền đạt những bài học tài chính quan trọng cho con bạn. Giáo dục tài chính không chỉ là cách tốt nhất để phá vỡ vòng quay nợ nần mà còn là cách để bạn gắn kết với con cái của mình trong khi tìm hiểu về thói quen kiếm tiền lành mạnh.
Một bà mẹ/ông bố đơn thân không phải chật vật về tài chính khi nuôi con. Điều này thường là do họ có cách quản lý tài chính thông minh và có thói quen kiếm tiền lành mạnh. Những thói quen này không khó để thực hiện hoặc làm theo. Tất cả những gì họ có là ý chí, khả năng học hỏi và phát triển bằng cách tiết kiệm, lập ngân sách và làm việc chăm chỉ - và bạn cũng hoàn toàn có thể làm được điều này
Bí quyết tiết kiệm tiền lo tương lai cho con cực dễ dàng, cha mẹ đã biết? Làm sao để tiết kiệm tiền lo cho tương lai của con và đem đến một môi trường giáo dục chất lượng nhất? Chỉ cần cha mẹ biết cách xây dựng kế hoạch, điều này sẽ hoàn toàn đơn giản và dễ dàng. Xây dựng kế hoạch tiết kiệm tiền từ sớm Thực tế đã chứng minh, các cặp vợ chồng sẽ có...