7 bí quyết tiết kiệm giúp chị em không “lãng phí tiền” khi mua sắm quần áo
Chi phí cho quần áo thời trang có thể tăng lên nhanh chóng mỗi khi bắt đầu chuyển mùa. Dưới đây những mẹo nhỏ bạn có thể cân nhắc để tiết kiệm phần nào khoản chi tiêu mỗi lần mua sắm.
1. Hãy nhìn lại tủ quần áo trước khi đi mua
Bạn sẽ tốn nhiều tiền hơn để mua nhiều chiếc áo cùng một kiểu dáng nếu không kiểm tra tủ đồ của mình trước khi đi mua.
Nên xem cần mua thêm hay không
Trước tiên, hãy tổ hợp những chiếc quần áo cùng loại. Chính xác thì bạn có bao nhiêu bộ quần áo đi chơi, đi làm, đi học, mặc ở nhà? Nếu bạn đang thiếu những bộ quần áo cho hoạt động hàng ngày như đi làm, đi học thì bạn sẽ phải đi mua ngay lập tức. Nhưng bạn chỉ thiếu quần áo đi chơi thì hãy chờ đến dịp hãy đi mua.
2. Lên danh sách những thứ đang cần
Mua sắm mà không có một danh sách những thứ cần mua sẽ dễ dẫn tới việc chi quá nhiều tiền vào việc mua quần áo.
Khi biết được loại quần áo bạn cần, hãy mở rộng danh sách, càng chi tiết càng tốt. Ví như bạn đang cần mua sản phẩm thời trang công sở để đi làm. Hãy mở rộng ra các tình huống bạn sẽ làm: Bạn chọn đi gặp đối tác hay đi làm thông thường? Bạn đã định hình phong cách mà mình thích chưa? Bạn cần áo khoác, áo ghile hay áo len mỏng? Lên danh sách càng chi tiết, cụ thể càng tốt sẽ giúp bạn tránh được việc bội chi cho các khoản mua quần áo.
3. Mua quần áo trái mùa
Mua sắm quần áo trái mùa là một cách tuyệt vời để có tủ quần áo đa dạng mà tiết kiệm nhất. Vào các thời điểm này, các nhãn hiệu thường sale giảm giá lớn để thanh lý nốt sản phẩm tồn kho. Do đó, chất liệu đẹp lại giá rẻ.
Chỉ cần bạn biết tính toán và lựa chọn thật chuẩn xác nhất những gì bạn cần trong năm tới để mua sắm là ổn.
4. Tạo khoảng ngân sách phù hợp
Rất dễ để bạn sa đà vào việc mua sắm với số tiền sử dụng vượt mức cho phép. Vì vậy, hãy đặt sẵn một khoảng ngân sách nhất định mà bạn có thể chi cho việc này.
Cân bằng tài chính cho mua sắm
Hãy liệt kê chi phí cần chi trong tháng như tiền sinh hoạt hàng ngày, tiền học phí cho con, tiền xăng xe đi lại… Cuối cùng mới là ước lượng khoảng ngân sách bạn có thể chi cho việc mua sắm quần áo.
Video đang HOT
Dựa vào danh sách đã được thiết lập sẵn để ước lượng số tiền mình sẽ ch; nếu vượt quá khoảng ngân sách cho phép, bạn cần cân nhắc và loại bớt đi một số món đồ, hoặc giảm chi phí các khoản khác để có thể mua đủ số quần áo bạn đã định ra.
5. Thận trọng với các chương trình giảm giá, khuyến mãi
Nhiều thương hiệu hoặc các cửa hàng đại lý quảng cáo đang có chương trình khuyến mãi và bạn có thể tiết kiệm 50 -70%.
Chú ý những đợt sale
Tuy nhiên, khi đi mua sắm bạn nên thận trọng, bởi những sản phẩm này có thể có chất lượng thấp hơn các sản phẩm không khuyến mãi. Hơn nữa, nhiều người ham rẻ thường có thói quen mua nhiều thời điểm này, dẫn đến việc bội chi ngân sách không thể kiểm soát.
6. Theo mốt một cách khôn ngoan
Mỗi mùa đều có những mốt mới ra đời, tuy nhiên không phải trào lưu nào cũng phù hợp với bạn và chúng cũng có thể khó kết hợp với tủ đồ đang có. Vậy nên khi đứng trước bất cứ lựa chọn nào, bạn hãy thử kết hợp chúng với vài món bạn đang có sẵn. Nếu chúng hợp với phong cách và khiến bạn trông đẹp hơn, hãy đầu tư. Món đồ nên mua là những thứ bạn có thể mặc nhiều hơn 2 lần.
7. Tránh mang nhiều tiền mặt
Chú ý tiền mang đi
Hãy lên kế hoạch trước khi đi mua sắm và mang theo một khoản tiền nhất định; bởi mang theo nhiều tiền mặt sẽ làm tăng cảm giác muốn tiêu tiền. cần nhớ rằng mang theo nhiều tiền mặt sẽ đồng nghĩa với việc các chị em phải đối mặt với tình trạng “bội chi”.
Theo Meobotui.com
10 điều cần nhớ khi mua sắm quần áo cũ
Bạn đã được trang bị đầy đủ bí quyết để tự tin đi mua quần áo ở những khu chợ hàng thùng (đồ cũ) chưa?
Đến bây giờ thì những người yêu thích quần áo cũ đã qua sử dụng không còn gì phải e ngại hay xấu hổ nữa. Những khu chợ hàng thùng ngày càng nhộn nhịp với lượng khách đa dạng, phong phú và việc tìm kiếm quần áo ở những hội chợ đổi đồ, mua bán quần áo cũ ký gửi đã trở thành trào lưu mới của giới trẻ. Có rất nhiều lợi ích bạn thu được khi mua quần áo cũ, không chỉ nói đến việc tiết kiệm rất nhiều chi phí, mà còn là cơ hội cho bạn tìm kiếm những trang phục độc đáo, cá tính, và mỗi chuyến "săn" hàng cũ cũng là một trải nghiệm thú vị.
Đối với những ai còn e dè khi mới bước chân vào "lãnh địa" của thời trang hàng thùng, hãy nắm vững 10 điều dưới đây để tự tin chọn cho mình những món đồ cực chất!
1. Làm thân với chủ cửa hàng
Chủ các cửa hàng đồ cũ thường sẽ gọi điện cho khách quen báo thời gian "bật kiện", nghĩa là khi họ mở một kiện hàng mới nhập về. Nếu có mặt đúng vào thời điểm "bật kiện", bạn sẽ có cơ hội nhanh tay chọn cho mình những món đồ đẹp nhất.
2. Đừng quá trung thành với "danh sách mua hàng"
Đi dạo giữa một khu chợ bạt ngàn quần áo cũ có thể khiến bạn dễ choáng ngợp, vì vậy, nếu định sẵn trong đầu những kiểu quần áo định mua cũng có thể khiến bạn dễ tìm kiếm hơn. Tuy nhiên không nên chỉ bám sát vào danh sách định sẵn này, mà bạn phải sẵn sàng mở lòng cho những bộ đồ thú vị xuất hiện tình cờ trước mắt. Với việc mua sắm đồ cũ, việc chi tiêu vượt ngân sách một chút cũng chẳng sao vì những món đồ cũ không đắt lắm đâu!
3. Nhiệt tình "bới và chọn"
Nếu bạn bước chân vào một cửa hàng bày la liệt quần áo từ sàn nhà ngập lên tới gần tận trần nhà, đừng ngần ngại tháo giày dép ra và lao vào "chiến trường". Không giống như những cửa hàng quần áo mới, nơi nhân viên có thể nhiệt tình tìm đồ theo mô tả hay yêu cầu của bạn, các cửa hàng bán quần áo cũ sẽ để bạn tự phục vụ. " Cờ đến tay ai người đấy phất" là một tôn chỉ ở các cửa hàng đồ cũ, nên bạn hãy mạnh dạn tìm bới với những gì trước mắt.
Thường thì quần áo đổ đống không được mới như hàng đã được chọn và treo lên, nhưng nếu may mắn thì bạn có thể tìm được những món đồ hợp ý và giá siêu rẻ. Khi tìm thấy một chiếc áo hay váy hợp mắt, đừng suy tính quá nhiều mà hãy vắt ngay lên vai để "chiếm trước", kẻo sẽ có người khác nhặt mất của bạn. Rồi đến khi đã kết thúc việc "đào bới", bạn có thể lọc lại những món đồ mình đã chọn được để quyết định nên mua và không mua món nào.
4. Mặc đồ gọn nhẹ
Đa phần các cửa hàng bán đồ cũ đều không có phòng thay đồ, bạn chỉ có thể ướm quần áo lên người hoặc khoác thử ra ngoài. Vì vậy, hãy mặc trang phục đơn giản, nên mặc đồ bó để dễ khoác đồ ra ngoài. Không nên mặc váy liền mà hãy mặc bộ rời để dễ ướm thử áo hay quần hoặc chân váy. Ngoài ra, hãy ưu tiên đi dép lê hoặc giày lười, đừng đi các loại giày dép buộc dây cầu kỳ, vì bạn sẽ thường xuyên phải tháo giày dép để "lao vào" những trận địa quần áo bày trên sàn (như đã nói ở trên). Túi xách cũng là điều cần lưu ý, không nên đeo túi quá lớn gây cồng kềnh và khó bảo quản. Hãy mang theo ví cầm tay nhỏ có quai lồng vào cổ tay, hoặc túi nhỏ đeo chéo.
5. Đừng để nhãn mác "lừa mị" bạn
Rất nhiều người thích mua đồ hàng thùng vì cho rằng đây là quần áo nhập từ nước ngoài, dễ chọn được quần áo hàng hiệu cũ. Tuy nhiên, sự thật là ở nước ngoài, nhất là các nước châu Á cũng tồn tại rất nhiều hàng nhái. Vì vậy, nếu bạn tìm thấy một chiếc áo khoác có nhãn Marc Jacobs hay một chiếc váy có nhãn Gucci thì cũng chưa chắc đó là hàng thật. Thậm chí còn nhiều cửa hàng đồ cũ có mánh khâu thêm nhãn hàng hiệu vào để tăng giá quần áo lên nhiều lần. Vì vậy, một khi đã đi mua hàng thùng, thì bạn hãy tập trung chọn mua một món đồ vì bạn thích kiểu dáng hay chất liệu của nó, đừng quan tâm đến nhãn hiệu.
6. Ưu tiên chọn mua đồ có kiểu dáng đơn giản
Kể cả là bạn đang mua quần áo cũ, nhưng cũng đừng chọn những bộ đồ quá lạc hậu. Hãy chọn mua những món đồ có kiểu dáng đơn giản, thì bạn sẽ dễ chọn được những thiết kế kinh điển, dễ mặc, ít lỗi mốt. Bạn có thể chọn những chiếc áo phông hay váy liền có họa tiết rất nổi bật, khác lạ, nhưng hãy trung thành với kiểu dáng đơn giản, đừng sa đà vào các kiểu váy xòe diêm dúa hay áo cut-out (cắt khoét) rách tả tơi.
7. Không bao giờ mua quần áo có vết ố
Nhiều người thường có suy nghĩ "ngây thơ" rằng những vết ố trên quần áo hàng thùng có thể giặt sạch hoặc xử lý bằng thuốc tẩy. Tuy nhiên tỷ lệ thành công là rất thấp, và việc mua quần áo có vết ố là cực kỳ mạo hiểm. Có thể thuốc tẩy sẽ làm sạch vết ố, nhưng cũng có thể làm mục bộ đồ vốn đã được xử lý qua nhiều loại hóa chất khi vận chuyển. Vì vậy, hãy ghi nhớ và tuân thủ tuyệt đối lời khuyên này: "Bẩn = Bỏ".
8. Giao tiếp là chìa khóa "mặc cả"
Khu chợ hàng thùng có thể là cơn ác mộng cho những người nhút nhát không dám mặc cả. Khi bước vào cửa hàng, hãy vui vẻ bắt chuyện với người bán hàng, mỉm cười nhiều, hỏi thăm sức khỏe, khen ngợi kiểu tóc hay đôi dép của họ. Bạn hoàn toàn có thể trình bày rằng mình là người mới đi mua hàng thùng lần đầu, và đang tìm kiếm một cửa hàng bán giá hợp lý để có thể ghé thăm thường xuyên và giới thiệu nhiều bạn bè đến ủng hộ.
9. Tính toán kỹ nếu phải sửa đồ
Quần áo cũ thường được nhập từ nước ngoài, với kích cỡ không phù hợp với vóc dáng người Việt Nam, vì vậy chuyện phải mang đồ hàng thùng đi sửa lại là chuyện khá phổ biến. Bạn cần nắm rõ chi phí sửa đồ để cân đối chi tiêu, giúp bạn tiết kiệm được khoản tiền xứng đáng. Có 4 mức độ sửa đồ cơ bản:
- Sửa đồ đơn giản: lên gấu, cắt bớt cổ tay áo, bóp eo, may lại đường khâu đã bị bung chỉ. Những kiểu sửa này thường không tốn nhiều chi phí.
- Sửa đồ trung bình: Thay cúc, thay khóa, đóng lại đế giày, vá lại phần vải bị bục. Sau khi sửa, những món đồ ấy có thể sẽ không còn mang phong cách như ban đầu.
- Sửa đồ phức tạp: Thay lớp lót mới, may lại các trang phục dày như áo khoác, đính lại cườm,... Nếu bạn muốn sửa thì sẽ tốn tiền và thời gian đấy.
- Không thể sửa được: Nới rộng quần áo quá chật, thay lại phần vải da hay lông bị hỏng. Tóm lại là đã đến mức độ này rồi thì không nên cố làm gì!
10. Luôn giặt đồ ngay khi mua về
Có lẽ bạn cũng đã biết rõ về điều kiện bảo quản, vận chuyển và bày bán của các trang phục đồ cũ. Thế nên ngay khi mua về nhà hãy cho "chiến lợi phẩm" của mình vào máy giặt ngay lập tức. Nếu có thể thì hãy giặt riêng, chứ đừng giặt chung với quần áo khác!
Theo Dep.com.vn
Muốn tiết kiệm, hãy trả tiền mặt khi mua đồ Theo The New York Times, với những người thích dùng thẻ - để tích điểm thưởng, tránh phiền phức phải rút tiền, phòng khi quên ví - kết quả nghiên cứu mới có thể khiến bạn ngạc nhiên: Cảm giác xót tiền khi rút ví ra trả lại thực sự là điều tốt. Khi bạn trả tiền cho những thứ mình mua bằng...