7 bài thuốc bổ dưỡng từ thịt gà ác
Theo y học cổ truyền, thịt gà ác có vị ngọt, tính ấm, không độc. Có công dụng là món ăn đặc biệt bổ dưỡng với phụ nữ mang thai, sản phụ, trẻ em còi xương, người gầy yếu, ốm dậy, chán ăn…
Gà ác, còn được gọi là gà đen, gà chân chì, gà ngũ trảo… Thịt gà ác ăn thơm ngon và có nhiều chất dinh dưỡng hơn thịt gà thường. Để chữa bệnh, người ta thường dùng thịt gà ác kết hợp với một số vị thuốc thành các bài thuốc dùng trong các trường hợp sau:
Bài 1: Gà ác 1 con, thảo quả 2 quả, bột nghệ 3g, hồ tiêu 6g, vỏ quýt 3g, thêm hành, dấm, nước mắm và lượng nước thích hợp, nấu nhừ, ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, đầy bụng không tiêu.
Gà ác có công dụng bổ tỳ, điều hòa khí huyết.
Bài 2: Thịt gà ác 200g rửa sạch, chặt miếng, cho vào nồi hầm với 10g kỷ tử, vài lát gừng tươi cho thật nhừ, cho thêm gia vị ăn nóng. Thích hợp dùng cho những người hay đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau lưng do can thận âm hư.
Bài 3: Gà ác 1 con, làm sạch, bỏ nội tạng, chặt miếng; hoàng kỳ100g rửa sạch, cắt đoạn. Tất cả cho vào nồi hầm thật nhừ, thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng bổ huyết, điều kinh, nên ăn trước kỳ kinh 3 ngày, dùng liên tục trong 5 ngày.
Video đang HOT
Kỷ tử.
Bài 4: Gà ác 1 con, sinh địa 15g, bạch thược 10g, xuyên khung 8g. Gà cho vào hầm nhừ. Các vị thuốc thái nhỏ ngâm trong 1/2 cốc rượu sau đó cho vào gà, tiếp tục hầm nhừ, ăn nóng. Dùng thích hợp cho người bệnh thiếu máu.
Bài 5: Thịt gà ác 200g rửa sạch, chặt miếng, cho vào nồi hầm cùng với đông trùng hạ thảo 10g, hoài sơn 30g cho thật nhừ, thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng bổ tinh khí, cường gân cốt; dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, gầy còm, ốm yếu.
Bạch thược.
Bài 6: Gà ác 1 con, làm sạch, bỏ nội tạng, tam thất 5g, thái phiến, cho vào trong bụng gà cùng với một chút rượu và gia vị, hầm cách thủy đến khi chin, ăn nóng. Công dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, thường dùng cho những bênh nhân bị gãy xương, đau xương khớp.
Bài 7: Gà ác 1 con, gạo tẻ 100g, bách hợp 30g. Gà làm sạch bỏ ruột, cho bách hợp vào bụng gà khâu lại, thêm gạo, nước, gia vị rồi hầm nhừ. Dùng cho các trường hợp suy nhược gầy còm, huyết hư sau đẻ.
Bác sĩ Thanh Xuân
Theo Phụ nữ sức khỏe
Đã đến lúc nhà nào cũng nên trồng một cây húng chanh
Hung chanh co vi cay, tinh âm va co tac dung trư đơm, tiêu đôc rât tôt nên co thê đươc dung lam thuôc chưa ho, tri viêm hong hiêu qua.
Húng chanh còn gọi là rau tần dày lá, rau thơm lông. Húng chanh có chứa tinh dầu giàu hợp chất phenol, salixylat eugenol và sắc tố đỏ colein, kháng sinh mạnh.
Theo Đông y, húng chanh tính ấm, vị cay thơm, hơi chua, thơm mùi chanh, có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, tiêu độc.
Thường dùng làm thuốc chữa bệnh đường hô hấp, ho, viêm họng, hen suyễn, trị ong, kiến, bọ cạp đốt.
Cách dùng húng chanh trị bệnh:
Ho, viêm họng, khản tiếng: Húng chanh, kinh giới, tía tô, hẹ, gừng tươi mỗi thứ 8g sắc với 500ml nước, chia uống ngày 3 lần.
Hoặc lá húng chanh rửa sạch, thêm chút muối, ngậm nuốt nước dần. Hoặc húng chanh 10g giã ép nước cốt uống ngày 2 lần. Với trẻ em cần thêm đường, hấp cách thủy uống.
Hen suyễn có đờm: Húng chanh 10g, lá cây bỏng 10g ép nước uống khi đi ngủ.
Chữa cảm cúm: Lá tươi nấu nước xông hoặc có kết hợp vài loại lá hương thơm khác.
Đau bụng: Vài lá húng chanh thêm chút muối, nhai nuốt nước dần.
Giảm đau nhức do bị kiến độc đốt, rết, bọ cạp đốt: Húng chanh 20g, muối ăn vài hạt, tất cả đem giã nhỏ hoặc nhai kỹ, nuốt nước, bã đắp vào chỗ đốt.
Theo Soha
Nghệ đen và mật ong - Thần dược chữa đau dạ dày Nghệ đen và mật ong có thể chữa khỏi đau dạ dày và ngăn ngừa virus gây ung thư. Đọc bài viết này để xem phương pháp sử dụng nghệ đen và mật ong đúng cách, hiệu quả, tránh tác dụng phụ nhé! Nghệ đen và mật ong tuy là phương thuốc đơn giản, dễ làm và có thể bảo quản lâu dài,...