6 thứ bạn không cần tiếc khi chi nhiều tiền
Bạn đừng ngại bỏ tiền cho các khóa học tập, các món đồ phục vụ sức khỏe hay một bộ quần áo phù hợp.
Theo Business Insider, một người thông minh với túi tiền của mình không có nghĩa là lúc nào cũng chọn mua thứ rẻ nhất. Sự thật, đôi khi các món hàng hoặc trải nghiệm đắt tiền rất xứng đáng với đồng tiền mà bạn phải khó khăn mới kiếm được, trong khi những thứ rẻ nhất lại là những món hàng vứt tiền qua cửa sổ nhiều nhất.
Chuyên gia tài chính cá nhân người Mỹ Stefanie O’Connell, cho rằng hầu hết chúng ta đều chi tiền cho những thứ mà mình không thực sự cần, nhưng chúng ta lại không nhận ra điều đó. Vì vậy, bước đầu tiên bạn cần làm là xác định ưu tiên của mình, sau đó theo dõi chi tiêu để xem bạn đã chi tiêu phù hợp với các ưu tiên đó hay chưa, từ đó có các điều chỉnh phù hợp.
Nhà hoạch định tài chính cá nhân Roger Ma khuyên: “Bạn nên cân nhắc giá trị gia tăng mà một món hàng hay dịch vụ có thể mang lại cho cuộc sống của mình. Nó có giúp bạn tiết kiệm thời gian, có giúp bạn không phải làm điều mà bạn không thích, có khiến bạn cảm thấy tự tin hơn không…”
Dưới đây là 6 điều bạn không cần tiếc khi chi tiền cho chúng, theo Stefanie O’Connell và Roger Ma.
Giáo dục
Nhiều người tốt nghiệp đại học kèm theo một khoản nợ từ thời sinh viên, khiến người ta băn khoăn không biết có nên học cao hơn nữa không. Ma cho rằng, đầu tư cho bản thân luôn có giá trị. Tăng cường kiến thức giúp bạn có thể tăng khả năng kiếm tiền của mình. Bên cạnh đó, học tập những điều mới giúp cuộc sống luôn thú vị.
Du lịch có thể tốt cho cơ thể và sức khỏe tổng thể của bạn. O’Connell nói rằng đó là thứ khiến cô không ngại chi tiền: “Tôi thích du lịch vì nó mang lại cho tôi niềm vui”.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, khi tiêu tiền vào trải nghiệm, người ta thường hạnh phúc hơn là tiêu tiền mua vật chất.
Một tấm nệm tốt
Đừng ngại chi nhiều tiền cho tấm nệm mang lại cho bạn sự thoải mái cao nhất. Ảnh: Shutterstock.
Video đang HOT
Giấc ngủ là điều cần thiết giúp bạn có sức khỏe tốt, vì thế, đầu tư cho một chiếc nệm mang lại cho bạn sự thoải mái nhất là điều vô cùng hợp lý. Ma nói: “Nếu chúng ta không có được một đêm ngon giấc, chúng ta sẽ không làm việc hiệu quả, khó được thăng chức, tăng lương và cảm thấy cuộc sống mệt mỏi”.
Bộ trang phục vừa vặn
Nếu trang phục không vừa vặn với dáng người bạn, chúng sẽ không đẹp, dù nhà thiết kế là ai. Thay vì suy nghĩ về những thương hiệu, bạn hãy chọn những bộ trang phục phù hợp với mình.
“Tôi nghĩ sự phù hợp quan trọng hơn nhiều so với cái tên trên mác quần áo”, Ma nói. “Dù số tiền bạn trả là bao nhiêu, điều quan trọng nhất là quần áo phải vừa vặn. Quần áo vừa vặn tạo nên sự khác biệt lớn”.
Những dịch vụ giúp bạn tiết kiệm thời gian
Cả Ma và O’Connell đều đề cao việc chi tiền cho các dịch vụ giúp bạn tiết kiệm thời gian. “Thời gian là thứ chúng ta không thể lấy lại”, Ma nói.
“Một số dịch vụ như dọn dẹp, sửa chữa nhà rất đáng giá, đặc biệt khi công việc của bạn đòi hỏi nhiều thời gian làm việc”. Ma nói. “Sống ở New York, tôi nhận thấy các dịch vụ giao hàng và người bảo vệ giúp cuộc sống của tôi trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
“Tôi và bạn trai cùng sử dụng dịch vụ đăng ký bữa ăn trên mạng và thuê người dọn căn hộ một lần mỗi tháng”. O’Connell nói. “Chúng ta đang ở thời điểm quan trọng nhất trong cuộc sống, khi thời gian là tài nguyên quý giá nhất, vì vậy việc trả tiền cho những thứ giúp chúng ta mua lại một phần thời gian của mình là rất ý nghĩa.”
Những chi tiêu liên quan đến sức khỏe
Đối với O’Connell, đầu tư cho sức khỏe là chi phí quan trọng nhất.
“Tôi rất quan tâm đến những thứ tốt cho sức khỏe – các lớp thể dục, các thực phẩm tươi (dù có thể rất đắt tiền),” O’Connell nói. “Ngoài sức khỏe thể chất, tôi thấy những chi phí này còn cung cấp nhiều giá trị cho sức khỏe tinh thần của mình”.
Hoàng Anh
Theo vn.net
Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 26/12
Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán.
Tin doanh nghiệp
GAS - Tổng Công ty Khí Việt Nam - Năm 2018 ước đạt doanh thu 74.050 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 14.098 tỷ đồng, vượt 48% kế hoạch điều chỉnh (9.500 tỷ đồng) và tăng từ 12%-14% so với năm 2017. GAS tiếp tục cung cấp khí ổn định để sản xuất gần 30% sản lượng điện, 70% đạm, 60% thị phần LPG cả nước.
PTI - Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện - Năm 2018, PTI ước đạt 4.095 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoàn thành vượt 11,2% kế hoạch cả năm, lợi nhuận sau thuế cả năm ước chỉ đạt 15,92 tỷ đồng, mới hoàn thành 13% kế hoạch cả năm đã đề ra tại ĐHCĐ thường niên (119,2 tỷ đồng) và giảm tới gần 90% so với kết quả đạt được trong năm 2017 (148,53 tỷ đồng).
POW - Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Năm 2018 doanh thu toàn PVPower ước đạt 33.363 tỷ đồng, vượt 6% kế hoạch; riêng doanh thu Công ty mẹ đạt 24.272 tỷ đồng, vượt 8% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế ước 2.315 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch.
ASM - CTCP Tập đoàn Sao Mai - Ngày 24/12, HĐQT đã có quyết định thông qua việc phát hành gần 17 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2017 cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ thực hiện 7% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 7 cổ phiếu mới).
CTI - CTCP Đầu tư phát triển Cường Thuận Idico - Thông báo thay đổi ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức đợt cuối năm 2017 sang ngày 28/3/2019 thay cho thông báo trước đó là ngày 28/12/2018.
OGC - CTCP Tập đoàn Đại Dương - Ông Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng Ban kiểm soát đã mua bất thành 3 triệu cổ phiếu OGC đăng ký mua từ ngày 23/11 đến 20/12. Như vậy, ông Tùng hiện tại vẫn chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu OGC nào.
PLX - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Thông báo sẽ bán ra 12 triệu cổ phiếu quỹ từ ngày 07/1/2019 đến 01/2/2019 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Nguyên tắc xác định giá theo các quy định của pháp luật.
TIP - CTCP Phát triển Khu công nghiệp Tín Nghĩa - Ngày 10/1/2019 là ngày giao dịch không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2018, ngày đăng ký cuối cùng là 11/1/2019. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 15%, thanh toán bắt đầu từ ngày 24/1/2019.
CEE - CTCP Xây dựng hạ tầng CII - Nghị quyết Đại hội cổ đông bất thường đã thông qua đề nghị mua và tăng tỷ lệ sở hữu tại CEE của CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) lên tối đa 74,9% mà không phải chào mua công khai. Hiện tại, CII đang nắm giữ hơn 21,71 triệu cổ phiếu CEE, tương ứng tỷ lệ sở hữu 54,97%.
TIP - CTCP Phát triển Khu công nghiệp Tín Nghĩa - Ngày 10/1/2019 là ngày giao dịch không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2018, ngày đăng ký cuối cùng là 11/1/2019. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 15%, thanh toán bắt đầu từ ngày 24/1/2019.
SMA - CTCP Thiết bị phụ tùng Sài Gòn - Ngày 04/1/2019 là ngày giao dịch không hưởng quyền tạm ứng cổ tức năm 2018, ngày đăng ký cuối cùng là 07/1/2019. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 3%, thanh toán bắt đầu từ ngày 23/1/2019.
CDN - CTCP Cảng Đà Nẵng - Ngày 27/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2 năm 2018 của HĐQT, ngày đăng ký cuối cùng là 28/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 2%, thanh toán bắt đầu từ ngày 25/1/2019.
Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông
VPB - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Bà Vũ Thị Quyên, mẹ của ông Ngô Chí Dũng - Chủ tịch HĐQT đã mua vào 13 triệu cổ phiếu VPB từ ngày 21/11 đến 20/12 theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch, bà Quyên đã nâng sở hữu tại VPB lên hơn 120,7 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 4,77%. Cá nhân ông Dũng cũng đã hoàn tất việc mua vào 8 triệu cổ phiếu VPB cùng thời gian nêu trên, qua đó nâng sở hữu tại VPB lên hơn 121,68 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 4,81%.
TRA - CTCP Traphaco - Ông Trần Túc Mã, Tổng giám đốc đã mua vào 500.000 cổ phiếu TRA từ ngày 11/12 đến 25/12. Sau giao dịch, ông Mã đã nâng sở hữu tại TRA lên hơn 1,27 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 3,07%.
LPB - Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Ông Nguyễn Đình Thắng - Chủ tịch HĐQT đã mua được 1,2 triệu cp LPB từ ngày 14/12 - 20/12/2018 nhằm tăng tỷ lệ sở hữu. Sau khi giao dịch thành công, ông Thắng nắm giữ hơn 32 triệu cp, nâng tỷ lệ sở hữu lên 4,29% LPB.
FTM - CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân - Ông Phạm Đình Giá đã bán 772.210 cp FTM, dẫn đến lượng cổ phiếu nắm giữ sau giao dịch giảm xuống 2,4 triệu cp, tương ứng với tỷ lệ 4,88% và không còn là cổ đông lớn của Công ty. Giao dịch được diễn ra vào ngày 20/12.
Ngược lại, cùng thời điểm trên bà Phạm Thị Thu Lộc đã mua vào 670.440 cp FTM, nâng tỷ lệ sở hữu lên 6.3%, ứng với 3,2 triệu cp và trở thành cổ đông lớn của Công ty. Tiếp đó vào ngày 21/12, một cổ đông khác là ông Nguyễn Chí Cường mua 390.790 cp FTM, số lượng cổ phiếu nắm giữ sau giao dịch tăng lên hơn 3,7 triệu cp, chiếm 7,4% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn của FTM.
Giao dịch cổ phiếu của cổ đông
IVS - CTCP Chứng khoán Đầu tư Việt Nam - Ông Đoàn Ngọc Hoàn, Chủ tịch HĐQT đăng ký bán ra 600.000 cổ phiếu IVS từ ngày 26/12 đến 24/1/2019 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Hiện tại, ông Hoàn đang nắm giữ 800.000 cổ phiếu IVS, tỷ lệ 2,35%.
QPH - CTCP Thủy điện Quế Phong - Ông Lê Thái Hưng - Tổng Giám đốc đăng ký mua 1,46 triệu cp QPH. Cùng với đó, CTCP Điện lực Trung Sơn - tổ chức liên quan đến ông Hưng và ông Thái Phong Nhã (Chủ tịch HĐQT QPH) cũng đăng ký mua 1,5 triệu cp. Các giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 26/12/2018 - 18/01/2019.
CC1 - Tổng Công ty Xây dựng Số 1 - CTCP - Ông Lê Thành - Ủy viên HĐQT đã đăng ký bán hết 14 triệu cp (12,82%) để giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân. Dự kiến giao dịch sẽ diễn ra từ ngày 26/12/2018 - 24/01/2019 bằng phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
Trần Dũng
Theo InfoNet/HNX&HSX
3 cách thay đổi thói quen tiêu hoang, giúp tiết kiệm vài trăm triệu mỗi năm Có thu nhập khá cao nhưng chị Hoàng Ngọc Anh (Ba Đình, Hà Nội) luôn trong tình trạng "cháy túi" vì thói quen tiêu hoang của mình. Làm được bao nhiêu tiền, chị đều tiêu đến đồng tiền cuối cùng và hầu như không tiết kiệm được đồng nào. Lúc mới kết hôn, chưa làm ra nhiều tiền, vợ chồng chị không tiết...